Giáo án Toán 5 Kết nối bài 29: Luyện tập chung
Giáo án bài 29: Luyện tập chung sách Toán 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Toán 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Toán 5 Kết nối bài 29: Luyện tập chung
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 29: LUYỆN TẬP CHUNG
(3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
Sau bài học này, HS sẽ:
Ôn tập và củng cố đặc điểm của hình tam giác, hình tròn.
Vẽ được các hình theo mẫu cho trước.
Tính chu vi hình tròn, diện tích của hình thang, hình tam giác, hình tròn.
Chia hình thành các hình quen thuộc để tính, tính diện tích phần còn lại.
Vận dụng được các kĩ năng, kiến thức đã học về hình tam giác, hình thang, hình tròn để giải quyết một số tình huống thực tế.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng:
Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giao tiếp toán học: Qua thực hành, luyện tập.
Năng lực giải quyết vấn đề: Qua giải bài toán thực tế.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án.
Bộ đồ dùng dạy, học Toán 5.
Máy tính, máy chiếu.
Bút chì, thước kẻ, com – pa.
2. Đối với học sinh
SHS.
Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
Bút chì, thước kẻ, com – pa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||
TIẾT 1: LUYỆN TẬP | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hỏi nhanh - Đáp đúng”. + Luật chơi: GV nêu một câu hỏi liên quan đến hình tam giác, hình thang, hình tròn rồi chỉ định 1HS trả lời. HS trả lời đúng sẽ được nêu một phép tính và chỉ định HS khác trả lời. HS nào trả lời sai sẽ phải hát một bài. Câu hỏi gợi ý a) Tam giác vuông có bao nhiêu góc vuông? b) Muốn tính diện tích hình tam giác, ta làm như thế nào? c) Hình tròn có độ dài bán kính bằng hai lần độ dài đường kính đúng hay sai? d) Nêu đặc điểm của hình thang. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em đã được học về đặc điểm, cách tính chu vi hình tròn, diện tích hình tam giác, hình thang, hình tròn. Hôm nay, cô trò mình sẽ cùng nhau ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học và vận dụng để giải quyết một số tình huống thực tế: “Bài 29: Luyện tập chung”. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS nhớ và vận dụng được các đặc điểm của hình tam giác, hình tròn trong thực hành vẽ, tính diện tích. - HS hoàn thành các bài tập 1; 2; 3 ở mục luyện tập. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 a) Vẽ vào vở các hình tam giác sau và vẽ đường cao lần lượt ứng với cạnh đáy BC, EG và IK của mỗi hình tam giác đó. b) Tính diện tích các hình tam giác ở câu a trong trường hợp mỗi ô vuông có cạnh 2,5 cm. - GV cho HS đọc đề bài, quan sát hình trong SGK. - GV lưu ý (câu a) cho HS: + Lấy 3 đỉnh của tam giác trước khi vẽ, khi vẽ cầm chắc bút chì, thước kẻ để nét vẽ ngay ngắn. + Để lấy khoảng cách giữa đỉnh A và đáy BC, ta sẽ dựa vào các ô đến trên chiều cao tương ứng của đáy BC. (thực hiện tương tự với các hình tam giác còn lại). - GV gợi ý (câu b) cho HS: dựa vào số ô vuông, xác định độ dài đáy và chiều cao của từng hình để tính. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân vào vở, đối chiếu kết quả với bạn. - GV mời 1 – 3 HS trình bày kết quả. - GV nhận xét, chữa bài cho HS.
- GV bổ sung thêm kiến thức cho HS: Sau khi vẽ ba đường cao của ba hình tam giác, ta thấy 3 hình tam giác này có đường cao bằng nhau và đều có độ dài là 4 ô. Vậy chiều cao của 3 hình tam giác này là: 2,5 4 = 10 (cm) - GV cho HS nhắc lại cách tính diện tích tam giác thường và diện tích tam giác vuông.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Chọn câu trả lời đúng. Trong hình bên, biết hình tròn bé nhất có bán kính 50 cm, hình tròn lớn nhất có bán kính 200 cm. a) Đường kính mỗi hình tròn màu xanh lá cây là:
b) Chu vi hình tròn lớn nhất gấp mấy lần chu vi hình tròn bé nhất?
- GV cho HS đọc đề bài, quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi. - GV nêu câu hỏi: + Trong hình vẽ có tất cả bao nhiêu hình tròn? Hình tròn nào bé nhất? + Muốn tính đường kính hình trong màu xanh lá cây, ta làm như thế nào?
+ Nếu đề bài yêu cầu tìm bán kính của đường tròn màu xanh, em làm như thế nào? - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở, đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn. - GV mời 1 – 2 HS trình bày đáp án. - GV chữa bài, thống nhất kết quả.
- GV mở rộng kiến thức cho HS: Ta có thể làm câu b như sau: So sánh bán kính để so sánh chu vi Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy 3,14 nhân với 2 lần bán kính. Vì vậy bán kính hình tròn lớn gấp bán kính hình tròn bé bao nhiêu lần thì chu vi cũng gấp bấy nhiêu lần. Bán kính hình tròn lớp gấp bán kính hình tròn bé số lần là: 200 : 50 = 4 (lần) Vậy chu vi hình tròn lớn nhất gấp 4 lần chu vi hình tròn bé nhất. - GV khái quát cho HS: Khi bán kính của một hình tròn gấp lên bao nhiêu lần thì chu vi của nó cũng gấp lên bấy nhiêu lần. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 Một cái ao dạng nửa hình tròn có kích thước như hình vẽ. Tính chu vi cái ao. - GV yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát hình trong SGK. - GV nêu câu hỏi: + Cái ao có dạng hình gì? + Muốn tính chu vi cái ao, ta làm như thế nào? - GV lưu ý cho HS: Chu vi là phần bao quanh của một hình, tránh nhầm lẫn với diện tích. - GV cho HS làm bài cá nhân vào vở; đổi vở, chữa bài cho nhau (cùng bàn). - GV mời 1HS trình bày kết quả, nói rõ cách làm. - GV nhận xét, chữa bài cho HS.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tròn khi biết đường kính.
C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS vận dụng được các đặc điểm của hình tam giác, hình tròn để giải quyết một số tình huống thực tế. - HS hoàn thành bài tập 4 ở mục luyện tập. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ : Hoàn thành BT4 Bạn Rô – bốt nói đúng hay sai? - GV mời 1HS đọc đề bài, quan sát hình trong SGK. - GV gợi ý: + Xác định độ dài cạnh đáy, chiều cao của tam giác EDC ở mỗi hình. + Tính diện tích tam giác EDC ở mỗi hình rồi so sánh. - GV cho HS thực hiện nhóm đôi, thống nhất kết quả và ghi vào vở. - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày bài giải và cách làm, các nhóm còn lại chú ý lắng nghe. - GV nhận xét, chữa bài và thống nhất kết quả.
- GV nêu câu hỏi mở rộng: Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp mấy lần diện tích hình tam giác EDC?
* CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Hoàn thành bài tập trong SBT. - Đọc và chuẩn bị trước Tiết 2 – Luyện tập. |
- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- Đáp án: a) Tam giác vuông có 1 góc vuông. b) Muốn tính diện tích hình tam giác, ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2. c) Sai. Hình tròn có độ dài đường kính bằng hai lần độ dài bán kính. d) Hình thang là hình có cặp cạnh đối song song với nhau.
- HS chú ý lắng nghe, hình thành động cơ học tập.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: a) Tam giác ABC là tam giác nhọn, từ đỉnh A kẻ đường cao vuông góc với đáy BC, cắt BC tại H. Tam giác DEG là tam giác tù, kéo dài đáy EG về phía điểm E, từ đỉnh D kẻ đường cao vuông góc với đáy EG, cắt EG tại điểm K. Tam giác HIK là tam giác có 1 góc vuông là I; cạnh IH; IK. Vậy IH là chiều cao. b) + Hình tam giác ABC: Độ dài đáy BC là: 2,5 4 = 10 (cm) Chiều cao AH là: 2,5 4 = 10 (cm) Diện tích hình tam giác ABC là: 10 10 : 2 = 50 (cm2) + Hình tam giác DEG: Độ dài đáy EG là: 2,5 3 = 7,5 (cm) Chiều cao DK là: 2,5 4 = 10 (cm) Diện tích hình tam giácDEG là: 7,5 10 : 2 = 37,5 (cm2) + Hình tam giác HIK: Độ dài đáy IK là: 2,5 2 = 5 (cm) Chiều cao HI là: 2,5 4 = 10 (cm) Diện tích hình tam giác HIK là: 5 10 : 2 = 25 (cm2) - HS chữa bài vào vở.
- HS chú ý lắng nghe, ghi vào vở.
- HS trả lời: + Có tất cả 5 hình tròn, hình tròn màu xanh da trời là hình bé nhất. + Ta lấy bán kính của hình tròn bên ngoài lớn nhất trừ đi bán kính của hình tròn bé nhất. + Ta lấy đường kính vừa tìm được chia cho 2. - HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: a) Đường kính của hình tròn màu xanh lá cây là: 200 – 50 = 150 (cm) Chọn B. b) Chu vi hình tròn bé nhất là: 3,14 50 2 = 314 (cm) Chu vi hình tròn lớn nhất là: 3,14 200 2 = 1 256 (cm) Chu vi hình tròn lớn nhất gấp chu vi hình tròn bé nhất số lần là: 1 256 : 314 = 4 (lần) Chọn C. - HS chữa bài vào vở.
- HS chú ý lắng nghe, ghi chép bài vào vở.
- HS ghi nhớ, nhắc lại.
- HS trả lời: + Cái ao có dạng nửa hình tròn. + Ta tính chu vi hình tròn rồi chia cho 2.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: Bài giải Chu vi hình tròn là: 3,14 12 = 37,68 (m) Chu vi cái ao là: 37,78 : 2 = 18,84 (m) Đáp số: 18,84 m. - HS chữa bài vào vở. - HS trả lời: Muốn tính chu vi hình tròn ta lấy số 3,14 nhân với bán kính của hình tròn đó.
- HS chú ý lắng nghe
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: Trong mỗi hình, hình tam giác EDC có đáy là cạnh CD = b cm, chiều cao bằng cạnh AD = a cm. Dù vị trí E có nằm ở đâu thì đường cao hạ từ E xuống đáy DC đều bằng cạnh AD là a cm. Diện tích hình tam giác EDC là: a b : 2 Vậy Rô – bốt nói đúng. - HS chữa bài vào vở. - HS trả lời: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: a b Diện tích hình tam giác EDC là: a b : 2 Diện tích hình chữ nhật ABCD gấp 2 lần diện tích hình tam giác EDC.
- HS chú ý lắng nghe
- HS lưu ý rút kinh nghiệm cho các tiết học sau.
- HS chú ý lắng nghe
| ||||||||
TIẾT 2: LUYỆN TẬP | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS vẽ được các hình theo mẫu cho trước. - HS hoàn thành các bài tập 1;2;3 ở mục luyện tập. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 a) Vẽ vào vở các hình sau. b) Tính diện tích hình thang ABCD ở câu a, biết rằng mỗi ô có cạnh 2,5 cm. - GV cho HS đọc đề bài, quan sát hình trong SGK. - GV gợi ý: Quan sát hình, xác định độ dài cạnh bằng cách đếm số ô vuông để vẽ hình. Ví dụ: Vẽ hình thang ABCD có đáy bé dài 3 ô, đáy lớn dài 7 ô, khoảng cách giữa hai đáy là 4 ô. Ta vẽ đáy AB trước. Từ đỉnh A, đếm xuống 4 ô để có khoảng cách giữa hai đáy. Từ điểm cuối của khoảng cách, đếm sang trái 1 ô, đó là đỉnh D. Từ D đếm sang phải 7 ô ta được đỉnh C. Nối 4 đỉnh với nhau, ta được hình thang ABCD. - GV cho HS vẽ hình vào vở cá nhân. - GV mời 2 HS trình bày cách vẽ. - GV nhận xét, chữa bài cho HS.
- GV gợi ý câu b: Vẽ đường cao của hình thang và thực hiện tính diện tích hình thang ABCD. - GV cho HS vẽ hình vào vở cá nhân. - GV mời 1 HS trình bày cách vẽ. - GV nhận xét, chữa bài cho HS.
- GV cho HS nhắc lại cách tính diện tích hình thang.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Số? - GV cho HS quan sát hình, đọc bóng nói. - GV nêu tình huống: Bác Tư có một mảnh đất (như hình vẽ). Biết rằng cạnh BC bằng 30 m, BM = 25 m, EN = 27 m, AN = 55 m. Bác Tư muốn tính diện tích mảnh đất nhưng chưa biết làm như thế nào. Rô – bốt đã gợi ý cho bác cách tính như sau: “Bác hãy chia mảnh đất ấy thành hai phần, một phần hình thang và một phần hình tam giác rồi đo các khoảng cách trên mặt đất. Em hãy giúp bác Tư thực hiện bài toán bằng cách điền số thích hợp vào ô trống. ……………….. |
- HS chú ý lắng nghe.
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu. - Kết quả: a) + Hình 1: Vẽ hình thang ABCD có đáy bé dài 3 ô, đáy lớn dài 7 ô, khoảng cách giữa hai đáy là 4 ô. Ta vẽ đáy AB trước. Từ đỉnh A, đếm xuống 4 ô để có khoảng cách giữa hai đáy. Từ điểm cuối của khoảng cách, đếm sang trái 1 ô, đó là đỉnh D. Từ D đếm sang phải 7 ô ta được đỉnh C. Nối 4 đỉnh với nhau, ta được hình thang ABCD. + Hình 2: Vẽ hình thoi MNPQ có hai đường chéo dài 4 ô. Ta lấy điểm M. Từ M đến sang phải 4 ô, đánh dấu là điểm P. Lấy 1 điểm chính giữa M và P, từ đây đếm lên trên 2 ô, đó là điểm N, đếm xuống 2 ô đó là điểm Q. Nối 4 điểm, ta được hình thoi MNPQ. + Hình 3: Vẽ hình bình hành HIKL. Vẽ cạnh HL dài 2 ô, từ L đếm sang phải 3 ô, ta được điểm I. IK song song với HL và dài 2 ô. Nối các điểm còn lại, ta được hình bình hành HIKL. b) Từ đỉnh A kẻ đường cao vuông góc với đáy DC, cắt DC tại điểm H. Khi đó AH là đường cao của hình thang ABCD. Bài giải Đáy bé của hình thang là: 2,5 3 = 7,5 (cm) Đáy lớn của hình thang là: 2,5 7 = 17,5 (cm) Chiều cao cuả hình thang là: 2,5 4 = 10 (cm) Diện tích hình thang ABCD là: (7,5 + 17,5) 10 : 2 = 125 (cm2) Đáp số: 125 cm2. - HS chữa bài vào vở. - HS trả lời: Muốn tính diện tích hình thang, ta lấy tổng của đáy lớn và đáy bé nhân với chiều cao rồi chia cho 2.
- HS lắng nghe tình huống. …………………
|
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 1150k/năm
=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây