Bài tập file word Vật lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 4: Âm thanh (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Âm thanh (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: ÂM THANH

(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Độ to của âm phụ thuộc vào điều gì? Nêu mối quan hệ giữa biên độ của sóng âm và biên độ của nguồn âm.

Trả lời:

- Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.

- Sóng âm có biên độ dao động càng lớn thì âm nghe thấy càng to (và ngược lại).

Câu 2: Vật liệu nào phản xạ âm tốt, vật liệu nào phản xạ âm kém?

Trả lời:

- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.

- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.

Câu 3: Trình bày khái niệm dao động và sóng.

Trả lời:

- Các chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng được gọi là dao động.

- Sóng là sự lan truyền dao động trong môi trường.

Câu 4: Trình bày khái niệm biên độ dao động.

Trả lời:

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí ban đầu (vị trí cân bằng) đến vị trí xa nhất của dao động.

Câu 5: Nêu các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trả lời:

- Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.

- Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.

- Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.

Câu 6: Lấy ví dụ minh họa sóng âm và nguồn âm.

Trả lời:

- Nguồn âm: mặt trống, dây đàn,...

- Sóng âm: Âm thanh do loa phát ra truyền theo mọi hướng.

Câu 7: Lấy ví dụ minh họa âm trầm, âm bổng.

Trả lời:

- Lời nói nhỏ có độ to là 20 dB (âm trầm)

- Tiếng nhạc lớn có độ to là 80 dB (âm bổng)

Câu 8: Lấy ví dụ minh họa phản xạ âm.

Trả lời:

- Khi nói xuống giếng nước ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.

- Khi nói to trong hang động.

- Khi nói to trong phòng lớn và trống.

Câu 9: Khi ta siết chặt dây đàn thì âm phát ra sẽ như thế nào và ngược lại?

Trả lời:

- Khi siết chặt, dây đàn căng nhiều, dao động của dây đàn nhanh, âm phát ra cao, tần số dao động lớn.

- Khi không siết chặt, dây đàn căng ít, dao động của dây đàn chậm, âm phát ra thấp, tần số dao động nhỏ.

Câu 10: Nêu một ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Trả lời:

Đặt đồng hồ có chuông đang reo vào một hộp nhựa trong và đậy kín nắp hộp. Treo hộp lơ lửng trong một bình nước. Ta nghe thấy tiếng chuông đồng hồ phát ra. Khi đó âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.

Câu 11: Lấy ví dụ minh họa quy tắc hóa trị được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.

Trả lời:

- Trong hợp chất HCl, 1 Cl liên kết với 1 H nên Cl có hóa trị I.

- Trong phân tử carbon dioxide CO2, nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O nên C có hóa trị IV.

Câu 12: Tại sao các vật dẫn âm như bê tông có thể truyền âm tốt hơn so với không khí?

Trả lời:

Các vật dẫn âm như bê tông có khả năng truyền âm tốt hơn so với không khí do những lý do sau:

- Mật độ: Bê tông có mật độ cao hơn so với không khí, điều này cho phép nó truyền âm tốt hơn vì sự cố định của các phân tử bê tông giúp truyền âm nhanh chóng hơn so với không khí.

- Kết cấu: Cấu trúc tinh thể của vật liệu bê tông tạo ra các đường dẫn dọc trong vật liệu, giúp âm thanh có thể truyền qua môi trường bê tông một cách dễ dàng.

- Giao thoa và tán sắc: Bê tông ít gây ra hiện tượng giao thoa và tán sắc âm so với không khí, do đó, âm thanh có thể duy trì độ mạnh tốt hơn khi truyền qua vật liệu này.

Câu 13: Tại sao khi đánh trống càng mạnh, âm phát ra càng to?

Trả lời:

Khi đánh mạnh vào trống thì biên độ dao động của trống lớn, từ đó trống sẽ phát ra độ to lớn.

Câu 14: Người ta thường dùng cách nào để xác định độ sâu của biển?

Trả lời:

Để xác định độ sâu của biển, người ta thường dùng một chiếc tàu néo cố định trên mặt biển, cho tàu phát ra sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000 Hz) theo phương thẳng đứng xuống dưới. Sóng âm này khi đến đáy biển sẽ bị phản xạ trở lại và được thu vào máy. Ta sẽ đo được thời gian âm truyền trong nước, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước ta có thể xác định được độ sâu của biển.

Câu 15: Tại sao gõ vào trống lại phát ra âm thanh?

Trả lời:

Mặt trống rung làm không khí xung quanh mặt trống rung động. Rung động này được lan truyền trong không khí. Khi đến tai ta, không khí rung động sẽ tác động lên màng nhĩ và tai ta nghe được tiếng trống.

Câu 16: Nếu một dây đàn guitar dao động 1000 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu?

Trả lời:

Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây.

→  Biểu thức mối liên hệ giữa tần số f (Hz), thời gian t (s) và số dao động N là: 

f = N : t

→  Một giây, đàn ghita dao động 1000 lần, nên tần số do đàn ghita phát ra là 1000 Hz.

Câu 17: Tại sao khi nói chuyện trong các phòng rộng lớn, tiếng của ta thường bị vang, nhưng phòng nhỏ hoặc vừa thì không?

Trả lời:

Cả hai phòng lớn và nhỏ đều có âm phản xạ nhưng chỉ phòng lớn ta mới nghe được âm phản xạ nhờ có tiếng vang. Còn phòng nhỏ thì ta nghe được âm phản xạ và âm phát ra gần như cùng một lúc đo tốc độ truyền âm thanh trong không khí là 340 m/s nên ta không nghe được tiếng vang.

Câu 18: Tại sao âm thanh truyền qua không khí lại có thể bị giảm độ mạnh khi đi qua một khoảng cách xa?

Trả lời:

Âm thanh bị giảm độ mạnh khi truyền qua không khí trên một khoảng cách xa do một số nguyên nhân chính sau đây:

- Phân tán âm: Khi âm thanh di chuyển qua không khí, nó phải vượt qua các phân tử không khí và các rào cản tự nhiên khác. Điều này dẫn đến việc một phần năng lượng của âm thanh bị tiêu hao trong quá trình này, gây ra giảm độ mạnh của âm thanh khi tiến xa.

- Hấp thụ âm thanh: Không khí có khả năng hấp thụ âm thanh, đặc biệt là âm thanh có tần số cao. Do đó, khi âm thanh di chuyển qua không khí trên khoảng cách xa, một phần năng lượng âm thanh sẽ bị hấp thụ bởi không khí, gây ra giảm độ mạnh của âm thanh.

- Giao thoa và tán sắc âm: Trên quãng đường đi xa, âm thanh có thể gặp phải hiện tượng giao thoa và tán sắc, trong đó sóng âm bị tán sắc và xáo trộn khi di chuyển qua không gian rộng lớn, gây ra sự giảm độ mạnh của âm thanh.

Câu 19: Nêu nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.

Trả lời:

- Nguyên nhân từ thiên nhiên: Núi lửa, động đất là những hoạt động từ thiên nhiên gây ô nhiễm tiếng ồn. Tuy không xảy ra thường xuyên nhưng lại có tác động cực kỳ lớn đến con người cũng như môi trường sống của chúng ta.

- Nguyên nhân từ con người:

+ Ô nhiễm tiếng ồn từ phương tiện giao thông: Dân số gia tăng dẫn đến mật độ giao thông ngày càng dày đặc, nhất là tại các thành phố lớn. Tiếng động cơ, tiếng còi xe,… là những tác nhân chính gây ra lượng tiếng ồn lớn hiện nay.

+ Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động xây dựng và sản xuất: Những hoạt động xây dựng luôn tồn tại tiếng ồn gây ra từ các thiết bị máy móc như máy xúc, máy ủi, máy đào… Trong khi đó, quá trình sản xuất lại tạo ra âm thanh vô cùng lớn từ hệ thống máy móc. Cường độ cao của âm thanh này chủ yếu xuất phát từ các nhà máy xay xát, luyện kim…

+ Ô nhiễm tiếng ồn do sinh hoạt hằng ngày: Hiện nay, người dân thường có thói quen dùng loa thùng, hát karaoke với âm lượng lớn… ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác người nghe.

- Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn:

+ Sử dụng nút bịt tai chống ồn.

+ Sử dụng các vật liệu cách âm.

+Trồng nhiều cây xanh.

Câu 20: Nêu tầm quan trọng của việc hiểu biết về độ to và độ cao của âm đối với các lĩnh vực khác như ngành âm nhạc, kỹ thuật, y học,...?

Trả lời:

- Ngành âm nhạc: Trong ngành âm nhạc, hiểu biết về độ to và độ cao của âm là quan trọng để sáng tác, biểu diễn và thu âm. Nghệ sĩ âm nhạc cần hiểu cách làm thế nào để điều chỉnh độ to và độ cao để tạo ra hiệu ứng âm thanh mong muốn. Các nhạc sĩ, nhà sản xuất âm nhạc và kỹ thuật viên cần sử dụng kiến thức này để tạo ra âm thanh chất lượng và sáng tạo.

- Ngành kỹ thuật: Trong kỹ thuật âm thanh, độ to và độ cao của âm rất quan trọng để thiết kế và xây dựng hệ thống âm thanh, loa, hệ thống giả trình diễn và cấu trúc âm thanh trong không gian. Kỹ sư âm thanh cần hiểu rõ về cách điều chỉnh độ to và độ cao để đảm bảo rằng hệ thống âm thanh hoạt động hiệu quả và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.

- Ngành y học: Trong lĩnh vực y học, đặc biệt là trong việc chẩn đoán và điều trị các vấn đề tai mũi họng, cần hiểu biết về cảm nhận độ to và độ cao của âm để đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nguyên nhân tai nạn thương tích như khi bị mất thính giác.

- Một số lĩnh vực khác: Ngoài ra, hiểu biết về độ to và độ cao của âm cũng quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc chức năng, hội chợ triển lãm, quảng cáo, giáo dục, v.v.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay