Bài tập file word Vật lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Tốc độ (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Tốc độ (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TỐC ĐỘ
(PHẦN 3 - 20 CÂU)
Câu 1: Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện dùng để làm gì?
Trả lời:
Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện để đo thời gian chuyển động.
Câu 2: Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết điều gì?
Trả lời:
Đồ thị quãng đường – thời gian cho biết tốc độ chuyển động, quãng đường đi được và thời gian đi của vật.
Câu 3: Trình bày các bước đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây trong phòng thực hành.
Trả lời:
- Dùng thước đo độ dài của quãng đường s. Xác định vạch xuất phát và vạch đích.
- Dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian t từ khi vật bắt đầu chuyển động từ vạch xuất phát tới khi vượt qua vạch đích.
- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ.
- Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.
- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.
- Nhận xét kết quả đo.
Câu 4: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ. Tìm cách chứng tỏ người điều khiển phương tiện giao thông có tốc độ càng lớn thì càng không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Trả lời:
Người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường bộ là bởi vì:
+ Khi xe chạy với tốc độ càng cao thì càng cần nhiều thời gian hơn để dừng xe lại. Nói cách khác, quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng lại càng dài, tức là khoảng cách an toàn càng lớn. Ngược lại, khi xe chạy với tốc độ càng nhỏ thì càng cần ít thời gian để xe dừng lại tức là khoảng cách an toàn càng nhỏ.
+ Giả sử một xe ô tô chạy với tốc độ 100 km/h ⇒ Khoảng cách an toàn tối thiểu là 70 m. Tuy nhiên, trên thực tế khi chạy với tốc độ cao trên đường với mật độ giao thông lớn rất khó để ước lượng cũng như giữ đúng khoảng cách an toàn. Vì vậy khi xe đằng trước chuyển hướng hoặc phanh gấp, xe ô tô sẽ không có đủ thời gian cũng như khoảng cách để tránh va chạm gây tai nạn.
Câu 5: Phương pháp đo tốc độ dùng đồng bồ bấm giây có ưu, nhược điểm gì?
Trả lời:
- Ưu điểm: thiết bị là đồng hồ bấm giây gọn nhẹ, rẻ, dễ kiếm, dễ sử dụng.
- Nhược điểm: độ chính xác khi đo thời gian chuyển động phụ thuộc vào người bấm đồng hồ có chuẩn hay không, nên dễ gây ra sai số.
Câu 6: Vận tốc của một ô tô là 70 km/h; của một tàu hỏa là 15 m/s. Các con số trên cho biết điều gì?
Trả lời:
- Vận tốc của ô tô là 70 km/h nghĩa là trong 1 h ô tô đi được quãng đường dài 70 km.
- Vận tốc của tàu hỏa là 15 m/s nghĩa là trong 1 s tàu hỏa đi được quãng đường dài 15 m.
Câu 7: Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, ta có thể biết được gì?
Trả lời:
Từ đồ thị quãng đường - thời gian cho trước, có thể tìm được quãng đường vật đi (hoặc tốc độ, hay thời gian chuyển động của vật).
Câu 8: Để đảm bảo an toàn giao thông thì người tham gia giao thông phải:
- Có ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông.
- Có hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.
Hãy thảo luận về tầm quan trọng của hai yếu tố trên.
Trả lời:
- Theo khảo sát, tình hình vi phạm pháp luật an toàn giao thông xảy ra khá phổ biến với các lỗi vi phạm chủ yếu như: không đội mũ bảo hiểm, vi phạm về tốc độ, đi sai làn đường, phần đường, không chú ý quan sát, vi phạm về nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe...; đa số các lỗi vi phạm nêu trên là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết và bị thương nhiều người. Những lỗi vi phạm trên đều xuất phát từ ý thức của mọi người khi tham gia giao thông. Nếu mọi người tôn trọng các quy định về an toàn giao thông như: đội mũ bảo hiểm; đi đúng tốc độ cho phép; đi đúng làn đường, không uống rượu bia khi tham gia giao thông,… thì số vụ tai nạn giao thông sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy việc nâng cao ý thức tôn trọng các quy định về an toàn giao thông cho người dân là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Sự hiểu biết về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Mọi người cần biết rằng khi các phương tiện giao thông đi với tốc độ cao, vượt mức cho phép, gặp vật cản hoặc tình huống bất ngờ sẽ không kịp xử lý dẫn đến tai nạn giao thông xảy ra. Vì vậy, khi xe đang chạy, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước xe của mình sao cho trong trường hợp xe phía trước dừng đột ngột sẽ không bị va chạm.
Câu 9: Camera của thiết bị “bắn tốc độ” ghi và tính được thời gian một ô tô chạy qua giữa hai vạch mốc cách nhau 10 m là 0,5 s. Nếu tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định là 80 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ cho phép không?
Trả lời:
Tốc độ chạy của ô tô là:
v = s : t = 10 : 0,5 = 20 m/s = 20 x 3,6 = 72 km/h < 80 km/h
Như vậy, so với tốc độ giới hạn trên làn đường được quy định thì ô tô này không vượt quá tốc độ cho phép.
Câu 10: Báo Cheetah là động vật nhanh nhất hành tinh khi chạy 100m chỉ trong 5,95s. Em hãy tính vận tốc của báo Cheetah với đơn vị km/h.
Trả lời:
Vận tốc của báo Cheetah là: 100 : 5,95 = 16,81 m/s
Đổi: 16,81 m/s = 16,81 x 3,6 = 60,52 km/h.
Câu 11: Cho đồ thị quãng đường – thời gian của bạn Mai đi từ nhà đến trường trong 30 phút.
- a) Mô tả bằng lời chuyển động của bạn Mai trong 30 phút di chuyển đó.
- b) Tính tốc độ của Mai trong 15 phút đầu.
- c) Xác định quãng đường Mai đi được sau 18 phút.
Trả lời:
- a) Mô tả bằng lời chuyển động của bạn Mai trong 30 phút di chuyển:
- Trong 15 phút đầu: Mai chuyển động thẳng đều.
- Trong khoảng từ 15 phút – 20 phút: Mai dừng lại không chuyển động.
- Trong khoảng từ 20 phút – 30 phút: Mai chuyển động thẳng đều.
- b) Từ đồ thị ta thấy:
Khi t = 15 phút = 0,25 giờ thì s = 1000 m = 1 km; t = 30 phút = 0,5 giờ thì s = 2000 m = 2 km.
→ Tốc độ của Mai trong 15 phút đầu là v = s : t = 1 : 0,25 = 4 km/h.
- c) Sau 18 phút = 0,3 giờ, Mai đi được quãng đường là: s = v . t = 0,3 . 4 = 1,2 km.
Câu 12: Liệt kê một số đơn vị đo tốc độ mà em biết.
Trả lời:
Một số đơn vị đo tốc độ: m/min, km/min, km/s,...
Câu 13: Lan đi từ nhà đến nhà bà mất 9 phút với vận tốc 5,3 km/h. Tính quãng đường từ nhà Lan đến nhà bà với đơn vị m.
Trả lời:
Ta có: 9 phút = 0,15 giờ
Quãng đường từ nhà Lan đến nhà bà là: v = s : t → s = v.t = 5,3.0,15 = 0,795 km = 795 m.
Câu 14: Súng bắn tốc độ thường được công an giao thông sử dụng hoạt động dựa trên nguyên lý nào?
Trả lời:
- Hoạt động của súng dựa trên nguyên tắc phản xạ ánh sáng.
- Ở giai đoạn “thô sơ”, người ta đo khoảng cách từ máy đến vật bằng cách phát sóng laser, khi tia này phản xạ lại vào bộ thu.
- Máy sẽ dựa trên vận tốc ánh sáng (tương đương 30cm/một nano-giây), tính toán từ lúc phát đến lúc thu là bao lâu và suy ra khoảng cách.
- Súng laser phóng ra một chùm rất ngắn tia laser sau đó đợi nó phản hồi lại từ chiếc xe.
- Súng sẽ tính toán số nano-giây cần thiết để tia laser đó đi và về, rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách tới chiếc xe…
- Ngày nay, loại súng chỉ hiển thị tốc độ người ta đã ít dùng, thay vào đó là súng có kèm máy ghi lại hình ảnh đối tượng bị bắn.
Câu 15: Hãy tìm hiểu và kể tên 10 loài động vật nhanh nhất hành tinh, ghi rõ vận tốc của từng loài.
Trả lời:
- Báo Cheetah (112-120 km/h).
- Dơi không đuôi Mexico (96,6km/h).
- Pronghorn (88,5km/h).
- Springbok (88 km/h).
- Linh dương Wildebeest (80,5km/h).
- Blackbuck (80km/h).
- Linh dương Thomson (80km/h).
- Thỏ nâu rừng (77 km/h).
- Greyhound (74 km/h).
- Ngựa (gần 71 km/h).
Câu 16: Tốc độ ảnh hưởng như thế nào đến an toàn giao thông?
Trả lời:
- Khi tham gia giao thông với tốc độ cao thì khoảng cách an toàn càng lớn do người điều khiển phương tiện đi với tốc độ cao sẽ khó xử lý và kiểm soát phương tiện của mình, từ đó có nguy cơ gây ra tai nạn. Nếu không đảm bảo khoảng cách an toàn, phương tiện đi với tốc độ càng cao khi xảy ra tai nạn lực va chạm càng mạnh, khả năng thương vong càng lớn.
- Cho nên, việc giảm tốc độ và thực hiện đúng tốc độ quy định trên các biển báo sẽ giúp hạn chế số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của các tai nạn không mong muốn.
Câu 17: Ba bạn An, Bình, Đông học cùng lớp. Khi tan học, ba bạn đi cùng chiều trên đường về nhà. Tốc độ của An là 6,2 km/h, của Bình là 1,5 m/s, của Đông là 72 m/min. Hỏi bạn nào đi chậm nhất?
Trả lời:
Tốc độ đi của bạn An: vAn = 6,2 km/h
Tốc độ đi của bạn Bình: vBình = 1,5 m/s = 1,5. 3,6 km/h = 5,4 km/h
Tốc độ đi của bạn An: vĐông = 72 m/min = = 4,32 km/h
Ta có: vAn > vBình > vĐông (6,2 km/h > 5,4 km/h > 4,32 km/h). Vậy Đông đi chậm nhất.
Câu 18: Một người đi xe đạp với vận tốc v1 = 8 km/h và một người đi bộ với vận tốc v2 = 4 km/h khởi hành cùng một lúc ở cùng 1 nơi và chuyển động ngược chiều nhau. Sau khi đi được 30 phút, người đi xe đạp dừng lại, nghỉ 30 phút rồi quay trở lại đuổi theo người đi bộ với vận tốc như cũ. Hỏi kể từ lúc khởi hành sau bao lâu người xe đạp đuổi kịp người đi bộ?
Trả lời:
Quãng đường người đi xe đạp trong thời gian t1 = 30 phút là:
s1 = v1.t1 = 0,5.8 = 4 (km)
Quãng đường người đi bộ trong 1 giờ (do người đi xe đạp nghỉ 30 phút) là:
s2 = v2.t2 = 1.4 = 4 (km)
Khoảng cách hai người sau khi khởi hành 1 giờ là:
s = s1 + s2 = 4 + 4 = 8 (km)
Thời gian kể từ lúc quay lại cho đến khi gặp nhau là:
Vậy sau 3 giờ kể từ lúc khởi hành, người đi xe đạp đuổi kịp người đi bộ.
Câu 19: a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết những thông tin gì?
- b) Lập kế hoạch và tiến hành đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin. Yêu cầu nêu rõ: Dụng cụ đo, cách tiến hành và báo cáo kết quả
Trả lời:
- a) Để xác định tốc độ của một vật đang chuyển động, ta cần biết:
- Thời gian chuyển động của vật.
- Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
- b) Đo tốc độ chuyển động của một xe đồ chơi chạy pin.
Dụng cụ: Xe đồ chơi, thước, đồng hồ bấm giây.
Cách tiến hành:
- Đánh dấu vạch xuất phát và vạch đích. Đo quãng đường giữa hai vạch.
- Cho xe bắt đầu chạy từ vạch xuất phát về hướng vạch đích đồng thời bấm nút Start trên
đồng hồ.
- Bấm nút Stop trên đồng hồ ngay khi xe vừa chạm vạch đích.
- Tính tốc độ theo công thức: tốc độ = quãng đường/thời gian
Lưu ý: Thực hiện phương án trên với ít nhất 3 lần đo.
Báo cáo kết quả:
Lần đo |
Quãng đường (m) |
Thời gian (s) |
Tốc độ (m/s) |
1 |
|||
2 |
|||
3 |
Câu 20: Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A, B cách nhau
180km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A đến B là 40km/h, vận tốc của xe đi từ B đến A là 32km/h.
- a) Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ.
- b) Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km?
Trả lời:
- a) Quãng đường xe đi từ A đến thời điểm 8h là :
SAC = 40.1 = 40 km
Quãng đường xe đi từ B đến thời điểm 8h là :
SBD = 32.1 = 32 km
Vậy khoảng cách 2 xe lúc 8 giờ là :
SCD = SAB - SAC - SBD = 180 - 40 - 32 = 108 km.
- b) Gọi t là khoảng thời gian 2 xe từ lúc bắt đầu đi đến khi gặp nhau, Ta có.
Quãng đường từ A đến khi gặp nhau là :
SAE = 40.t (km)
Quãng đường từ B đến khi gặp nhau là :
SBE = 32.t (km)
Mà : SAE + SBE = SAB hay 40t + 32t = 180 => 72t = 180 => t = 2,5 giờ.
Vậy
- Hai xe gặp nhau lúc : 7 + 2,5 = 9,5 (h) hay 9h 30 ph
- Quãng đường từ A đến điểm gặp nhau là :SAE = 40. 2,5 =100 km.