Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn
Bộ câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồnử. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học vật lí 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án vật lí 7 kết nối tri thức (bản word)
CHƯƠNG IV: ÂM THANHBÀI 14 - PHẢN XẠ ÂM, CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒNI. NHẬN BIẾT (4 câu)
I. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Trình bày khái niệm âm phản xạ.
Trả lời:
Âm được dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ.
Câu 2: Vật liệu nào phản xạ âm tốt, vật liệu nào phản xạ âm kém?
Trả lời:
- Vật liệu cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
- Vật liệu có bề mặt sần sùi và vật liệu mềm, xốp thì phản xạ âm kém.
Câu 3: Tiếng ồn là gì? Những môi trường nào ô nhiễm tiếng ồn?
Trả lời:
Những âm thanh to, kéo dài có thể có hại đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người gọi là tiếng ồn. Ở những nơi thường xuyên có tiếng ồn, ta nói môi trường sống tại đó bị ô nhiễm tiếng ồn.
Câu 4: Nêu các biện pháp để giảm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trả lời:
- Hạn chế nguồn gây ra tiếng ồn.
- Phân tán tiếng ồn trên đường truyền.
- Ngăn cản bớt sự lan truyền của tiếng ồn đến tai.
II. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Lấy ví dụ minh họa vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém.
Trả lời:
- Vật phản xạ âm tốt: Tường nhà, gạch đá hoa, của kính,...
- Vật phản xạ âm kém: Xốp, cao su xốp, rèm nhung,...
Câu 2: Lấy ví dụ minh họa sóng âm và nguồn âm.
Trả lời:
- Nguồn âm: mặt trống, dây đàn,...
- Sóng âm: Âm thanh do loa phát ra truyền theo mọi hướng.
Câu 3: Lấy ví dụ về tiếng ồn.
Trả lời:
Ví dụ: Tiếng ồn khi họp chợ, tiếng còi xe vào giờ cao điểm,...
Câu 4: Lấy ví dụ minh họa phản xạ âm.
Trả lời:
Ví dụ:
- Khi nói xuống giếng nước ta sẽ nghe được tiếng nói của chính mình vọng lại.
- Khi nói to trong hang động.
- Khi nói to trong phòng lớn và trống.
Câu 5: Lấy ví dụ minh họa quy tắc hóa trị được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ.
Trả lời:
Ví dụ:
- Trong hợp chất HCl, 1 Cl liên kết với 1 H nên Cl có hóa trị I.
- Trong phân tử carbon dioxide CO2, nguyên tử C liên kết với 2 nguyên tử O nên C có hóa trị IV.
III. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Sắp xếp các vật sau đây thành 2 nhóm: vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém: “Miếng xốp, tấm gỗ nhẵn, mặt gương, đệm cao su, tấm thép, mặt đá hoa, vải, nhung, dạ, bê tông”
Trả lời:
- Vật phản xạ âm tốt: tấm gỗ nhắn, mặt gương, tấm thép, mặt đá hoa, bê tông.
- Vật phản xạ âm kém: vải, nhung, dạ, miếng xốp, đệm cao su.
Câu 2: Hãy kể tên một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống?
Trả lời:
Một số việc làm của em nhằm làm giảm ô nhiễm tiếng ồn trong cuộc sống là:
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trường học để khi âm truyền tới gặp lá cây sẽ phản xạ theo nhiều hướng khác nhau.
- Treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt.
- Khi đi xe không nên bóp còi to liên tục ở gần trường học, bệnh viện.
Câu 3: Tại sao khi nói chuyện trong các phòng rộng lớn, tiếng của ta thường bị vang, nhưng phòng nhỏ hoặc vừa thì không?
Trả lời:
Cả hai phòng lớn và nhỏ đều có âm phản xạ nhưng chỉ phòng lớn ta mới nghe được âm phản xạ nhờ có tiếng vang. Còn phòng nhỏ thì ta nghe được âm phản xạ và âm phát ra gần như cùng một lúc do tốc độ truyền âm thanh trong không khí là 340 m/s nên ta không nghe được tiếng vang.
Câu 4: Người ta thường dùng cách nào để xác định độ sâu của biển?
Trả lời:
Để xác định độ sâu của biển, người ta thường dùng một chiếc tàu néo cố định trên mặt biển, cho tàu phát ra sóng âm có tần số rất lớn (hơn 20000Hz) theo phương thẳng đứng xuống dưới. Sóng âm này khi đến đáy biển sẽ bị phản xạ trở lại và được thu vào máy. Ta sẽ đo được thời gian âm truyền trong nước, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước ta có thể xác định được độ sâu của biển.
IV. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Nêu nguyên nhân và biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn.
Trả lời:
- Nguyên nhân từ thiên nhiên: Núi lửa, động đất là những hoạt động từ thiên nhiên gây ô nhiễm tiếng ồn. Tuy không xảy ra thường xuyên nhưng lại có tác động cực kỳ lớn đến con người cũng như môi trường sống của chúng ta.
- Nguyên nhân từ con người:
+ Ô nhiễm tiếng ồn từ phương tiện giao thông: Dân số gia tăng dẫn đến mật độ giao thông ngày càng dày đặc, nhất là tại các thành phố lớn. Tiếng động cơ, tiếng còi xe,… là những tác nhân chính gây ra lượng tiếng ồn lớn hiện nay.
+ Ô nhiễm tiếng ồn từ hoạt động xây dựng và sản xuất: Những hoạt động xây dựng luôn tồn tại tiếng ồn gây ra từ các thiết bị máy móc như máy xúc, máy ủi, máy đào… Trong khi đó, quá trình sản xuất lại tạo ra âm thanh vô cùng lớn từ hệ thống máy móc. Cường độ cao của âm thanh này chủ yếu xuất phát từ các nhà máy xay xát, luyện kim…
+ Ô nhiễm tiếng ồn do sinh hoạt hằng ngày: Hiện nay, người dân thường có thói quen dùng loa thùng, hát karaoke với âm lượng lớn… ảnh hưởng không nhỏ đến thính giác người nghe.
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn:
+ Sử dụng nút bịt tai chống ồn
+ Sử dụng các vật liệu cách âm
+ Trồng nhiều cây xanh
Câu 2: Ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Trả lời:
- Tiếng ồn gây ra sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến sức khỏe con người như: giảm thính lực, cao huyết áp, tim mạch, các bệnh đường tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, thay đổi chức năng miễn dịch…
- Sự tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn có độ lớn trên 80 decibel có thể làm giảm thính lực.
- Tiếng ồn khiến cơ thể tăng tiết catecholamin, cortisol khiến nhịp tim và huyết áp tăng. Ngoài ra tiếng ồn cũng khiến người ta cảm thấy căng thẳng và mất ngủ, dẫn đến tăng huyết áp và rối loạn hoạt động của tim.
- Nếu âm lượng trên 50 decibel vào ban đêm cũng có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim do cơ thể sản xuất quá nhiều và liên tục cortisol. Tiếng ồn tác động đến cơ thể qua hệ thần kinh và hệ nội tiết. Những tác động này kéo dài gây nên các nguy cơ như huyết áp tăng, mỡ máu tăng, độ nhớt của máu tăng, tăng nhịp tim, tăng lượng đường trong máu, ảnh hưởng các yếu tố đông máu. Từ đó gây nên bệnh cao huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ và nghiêm trọng hơn là đột quỵ
- Tiếng ồn còn làm cho mất ngủ, suy sụp tinh thần và thường bị căng thẳng thần kinh. Mất ngủ ảnh hưởng đến tâm lý dễ cáu gắt, bực bội, trí nhớ giảm, giảm khả năng tập trung chú ý, mệt mỏi, năng suất chất lượng công việc, học tập giảm sút, mất thăng bằng, dễ té ngã, lái xe không an toàn.
=> Giáo án KHTN 7 kết nối bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn (4 tiết)