Bài tập file word Vật lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Tốc độ (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Tốc độ (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TỐC ĐỘ

 (PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Người ta đo tốc độ bằng đơn vị nào?

Trả lời:

Trong hệ đo lường chính thức của nước ta, đơn vị đo tốc độ là m/s và km/h.

Cách đổi đơn vị:

1km/h =  m/s

1 m/s = 3,6 km/h

Câu 2: Nêu các bước vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng.

Trả lời:

- Bước 1. Vẽ đoạn thẳng Ox và Oy vuông góc với nhau, gọi là hai trục tọa độ.

+ Trục Oy thẳng đứng (trục tung) dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ lệ xích thích hợp.

+ Trục Ox nằm ngang (trục hoành) dùng để biểu diễn thời gian theo các tỉ lệ xích thích hợp.

- Bước 2. Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng

- Bước 3. Nối các điểm biểu diễn đã xác định ở bước 3 với nhau và nhận xét về các đường nối này (thẳng hay cong, nghiêng hay song song với trục hoành).

Câu 3: Đồng hồ bấm giây và thước đo dùng để làm gì?

Trả lời:

- Đồng hồ bấm giây đo thời gian chuyển động.

- Thước đo quãng đường chuyển động.

Câu 4: Các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc dùng để làm gì?

Dùng quy tắc “3 giây” để ước tính khoảng cách an toàn khi xe chạy với tốc độ 68 km/h.

Trả lời:

- Tác dụng của các biển báo khoảng cách trên đường cao tốc:

+ Biển báo khoảng cách an toàn giữa các xe: có tác dụng thông báo cho người lái xe biết khoảng cách an toàn giữa hai xe để phòng trường hợp phanh gấp va chạm vào nhau.

+ Biển báo căn cự ly: dùng để ước lượng cự ly an toàn theo chỉ dẫn ở biển báo đầu tiên.

- Đổi 72 km/h = 20 m/s

Khi xe chạy với tốc độ 72 km/h thì khoảng cách an toàn là:

D = 20 . 3 = 60 m

Câu 5: Nêu ưu điểm của phương pháp đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số so với đo bằng đồng hồ bấm giây.

Trả lời:

Khi dùng đồng hồ đo thời gian hiện số, thời điểm đồng hồ bắt đầu tính chuyển động và kết thúc chuyển động là trùng khớp với thời điểm chuyển động của vật. Vì vậy, kết quả đo thời gian không có sai số.

Câu 6 : Loài động vật nào chậm chạp nhất thế giới?

Trả lời:

Loài động vật chậm chạp nhất thế giới là hải quỳ với tốc độ di chuyển khoảng 0,0001 km/h.

Câu 7: Liệt kê các cách đo tốc độ mà em đã được học.

Trả lời:

Có 3 cách:

- Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.

- Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

- Đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ

Câu 8: Ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông?

Trả lời:

- Theo các nghiên cứu trên thế giới có 4 nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới tai nạn giao thông: tốc độ, nồng độ cồn, đội mũ bảo hiểm và thắt dây bảo hiểm, sử dụng điện thoại khi lái xe. Trong đó, vi phạm tốc độ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến những vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chạy quá tốc độ, không làm chủ được tay lái, vượt ẩu, đi sai phần đường, … hành vi này không chỉ gây nguy hiểm tới tính mạng người điều khiển phương tiện mà còn đe dọa sự an toàn của nhiều người khác.

- Một nghiên cứu gần đây của WHO cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tốc độ và số tai nạn giao thông. Theo đó, nếu giảm tốc độ 5% thì sẽ giảm số tai nạn giao thông nghiêm trọng tới 30%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những người điều khiển phương tiện ở tốc độ cao hơn tốc độ trung bình thường có xác suất va chạm cao hơn các lái xe khác.

- Như vậy, ta thấy rằng việc làm chủ tốc độ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, không chỉ giúp người điều khiển phương tiện dễ xử lý tình huống bất ngờ mà còn hạn chế được tai nạn nghiêm trọng giảm thiểu sự mất mát về người và tài sản.

Câu 9: Vì sao khi tốc độ lưu thông càng cao thì khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe thì lại càng phải xa hơn?

Trả lời:

Vì đi tốc độ càng cao thì càng phải cần có nhiều thời gian để hãm phanh, xử lý tình huống bất ngờ. Nếu không tuân thủ khoảng cách an toàn trên sẽ xảy ra tai nạn giao thông.

Câu 10: Tính vận tốc bơi của hai vận động viên. Biết vận động viên A bơi 32 giây được 50m, vận động viên B bơi 35 giây được 53m.

Trả lời:

Vận tốc bơi của vận động viên A là: v = s : t = 50 : 32 = 1,5625 m/s

Vận tốc bơi của vận động viên B là: v = s : t = 53 : 35 = 1,51 m/s.

Câu 11: Cho đồ thị sau, xác định quãng đường vật đi được sau 3s.

Trả lời:

- Trên trục nằm ngang tìm giá trị thời gian là 3 giây.

- Đoạn thẳng vuông góc với trục nằm ngang đi qua giá trị 3 giây cắt đồ thị tại điểm B.

- Đoạn thẳng nằm ngang từ B cắt trục thẳng đứng ở vị trí 9 m. Giá trị 9m này là quãng đường vật đi được sau thời gian 3 giây.

Câu 12: Thiết bị bắn tốc độ dùng để làm gì?

Trả lời:

Thiết bị bắn tốc độ được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

Câu 13: Trong ngành công nghiệp vận tải, làm thế nào để tối ưu hóa lộ trình vận chuyển hàng hóa dựa trên đồ thị quãng đường - thời gian?

Trả lời:

- kiếm đường đi tối ưu: Sử dụng thuật toán tìm đường đi ngắn nhất trên đồ thị để xác định lộ trình vận chuyển hàng hóa tối ưu dựa trên khoảng cách và thời gian di chuyển.

- Tối ưu hóa tuyến đường: Kết hợp đồ thị quãng đường - thời gian với thông tin về tải trọng, giới hạn tốc độ, và các ràng buộc khác để xác định tuyến đường phù hợp nhất cho vận chuyển hàng hóa.

- Dự đoán thời gian vận chuyển: Sử dụng thông tin từ đồ thị quãng đường - thời gian kết hợp với dữ liệu thời tiết, giao thông và điều kiện đường để đưa ra dự đoán thời gian vận chuyển chính xác hơn.

- Tối ưu hóa lịch trình: Áp dụng các kỹ thuật quản lý lịch trình như xác định thời gian giao hàng tối ưu, lập kế hoạch vận chuyển linh hoạt và tối ưu hóa công việc đóng gói hàng hóa.

- Sử dụng công nghệ thông tin: Áp dụng hệ thống quản lý vận hành (TMS) và các công nghệ IoT để theo dõi vận chuyển thời gian thực và điều chỉnh lọc trình khi cần thiết.

Câu 14: Sự chính xác của việc đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Sự chính xác của việc đo tốc độ bằng thiết bị bắn tốc độ phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

- Điều kiện thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị bắn tốc độ, đặc biệt là trong điều kiện mưa, tuyết hoặc sương mù.

- Loại thiết bị: Sự chính xác phụ thuộc vào loại thiết bị bắn tốc độ được sử dụng, có thể là radar hoặc laser. Mỗi loại thiết bị có những ưu điểm và hạn chế riêng, ảnh hưởng đến sự chính xác của việc đo tốc độ.

- Điều chỉnh và vận hành: Sự chính xác cũng phụ thuộc vào cách thiết lập và vận hành của thiết bị, bao gồm cách định vị, góc đo, và cách sử dụng của người vận hành.

- Kỹ thuật đo: Kỹ thuật đo tốc độ cũng quan trọng để đảm bảo sự chính xác, bao gồm tính toán khoảng cách, góc đo, và ta dụng sóng từ thiết bị đo để xác định vận tốc.

- Nguồn năng lượng và bảo dưỡng: Sự chính xác của thiết bị bắn tốc độ cũng phụ thuộc vào việc bảo dưỡng định kỳ và nguồn cung cấp năng lượng đầu vào.

Câu 15: Tại sao người xưa hay sử dụng ngựa để di chuyển thay vì loài vật khác?

Trả lời:

Người xưa hay sử dụng ngựa để di chuyển vì:

- Ngựa tính hiền, dễ thuần hóa để sử dụng, có trí nhớ tốt

- Sau khi được thuần hóa, ngựa rất trung thành và gần gũi với con người

- Ngựa chạy nhanh. Trên đường dài, ngựa chạy với tốc độ 25 - 40 km/giờ, ở cự ly ngắn tới 65 - 70km/ giờ. Ngựa không chỉ chạy nhanh mà còn dai sức, có thể chạy xa, nhiều giờ mà những loài thú khác như báo, sư tử, lạc đà không có được. Vì vậy từ lâu con người đã dùng ngựa để chuyển thư nhanh, tin khẩn đến các binh trạm, tổ chức các cuộc đua ngựa. Ngựa còn được sử dụng trong các đội kỵ binh, khinh binh, thám mã, truyền tin, tải lương, tải đạn, tải thương, kéo pháo.

Câu 16: Tính tốc độ của chuyển động dựa vào đồ thị quãng đường - thời gian của chuyển động (như hình vẽ).

Trả lời:

Từ đồ thị, ta thấy quãng đường vật đi được sau 2 giây là 10 m.

Vậy tốc độ của chuyển động là: v = s : t = 10 : 2 = 5 m/s.

Câu 17: Bạn Minh khởi hành lúc 6 giờ 15 phút, đi xe đạp từ nhà đến trường với tốc độ không đổi, nhà cách trường 3km. Đến 6 giờ 20 phút, quãng đường Minh đi được là 0,9 km. Hãy tìm tốc độ của Minh và cho biết Minh đến trường lúc mấy giờ?

Trả lời:

Minh đi quãng đường 0,9 km trong thời gian là:

t1 =  6 giờ 20 phút – 6 giờ 15 phút = 5 phút =   giờ.

Tốc độ chuyển động của bạn Minh: vMinh =  =  = 10,8 (km/h)

Thời gian Minh đi từ nhà đến trường:

t =   =  =   giờ  = 16,67 phút

Thời điểm Minh đến trường là:

6 giờ 15 phút + 16,67 phút = 6 giờ 31,67 phút.

Vậy Minh đến trường lúc 6 giờ 31,67 phút.

Câu 18: Hình dưới đây mô tả một cách đo tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí,  bằng cách tạo ra tiếng thước gõ lên mặt bàn. Hai micro được kết nối với bộ đếm thời  gian. Các cảm biến gắn trong bộ đếm thời gian thu nhận tín hiệu âm thanh đến mỗi  micro và hiển thị trên màn hình khoảng thời gian từ lúc micro 1 nhận tín hiệu đến lúc  micro 2 nhận tín hiệu.

  1. a) Hãy trình bày cách tính tốc độ lan truyền trong không khí
  2. b) Giả sử trong một lần đo, người ta bố trí khoảng cách giữa hai micro là 1,2m và  khoảng thời gian hiển thị trên màn hình của bộ đếm thời gian là 0,0035s. Tính tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí.

Trả lời:

  1. a) Cách tính tốc độ truyền âm thanh:

- Đo khoảng cách s giữa hai micro.

- Đọc giá trị thời gian t hiển thị trên màn hình bộ đếm thời gian.

- Tính tốc độ theo công thức: v = s/t.

  1. b) Tốc độ lan truyền âm thanh trong không khí:

v = s/t = 1,2/0,0035 = 343 m/s

Câu 19: Lúc 6 giờ sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 phút đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện  với B trong 5 phút. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 giờ 30 phút nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 giờ 30 phút .

  1. a) Em hãy lập bảng quãng đường đi được theo thời gian của A
  2. b) Từ bảng vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 phút đi từ nhà đến công viên?
  3. c) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 phút đầu và 10 phút cuối của hành trình?

Trả lời:

  1. a)Lập bảng quãng đường đi được theo thời gian:

Thời gian (phút)

0

15

20

30

Quãng đường đi được (m)

0

1000

1000

2000

  1. b) Vẽ đồ thị:
  1. c) Tốc độ của A trong 15 phút đầu:

Tốc độ của A trong 10 phút cuối:

Vậy trong 15 phút đầu bạn A đi với tốc độ 4 km/h, trong 10 phút cuối đi với tốc độ 3 km/h.

Câu 20: Trái Đất quay quanh Mặt Trời một vòng trong thời gian một năm

(trung bình là 365 ngày). Biết tốc độ quay của Trái Đất bằng 108000 km/h. Lấy π ≈ 3,14 thì giá trị trung bình bán kính quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời là.

Trả lời:

Thời gian Trái Đất quay trong một năm: t = 365.24= 8760 h

Trong một năm Trái Đất quay được: s = v.t =108000.8760 = 946080000 (km)

Một vòng Trái Đất quay được có chu vi: C = s = 946080000 (km)

Bán kính Trái Đất: C = 2. R =  =  150649682 (km).

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay