Bài tập file word Vật lí 7 kết nối tri thức Ôn tập Chương 3: Tốc độ (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 3: Tốc độ (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHƯƠNG 3: TỐC ĐỘ

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm tốc độ.

Trả lời:

Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

Câu 2: Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng ta cần làm gì?

Trả lời:

Để vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng ta cần lập bảng ghi quãng đường đi được theo thời gian, sau đó vẽ đồ thị.

Câu 3: Trình bày các bước đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Trả lời:

- Xác định quãng đường s cần đo trên thước kim loại, rồi gắn các cổng quang thứ nhất và thứ hai vào điểm đầu và điểm cuối của quãng đường.

+ Khi bi sắt đi qua cổng quang thứ nhất thì đồng hồ bắt đầu đo.

+ Khi bi sắt đi qua cổng quang thứ hai thì đồng hồ ngừng đo.

- Bật đồng hồ đo thời gian hiện số (được chọn ở chế độ A ↔ B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng quang thứ nhất đến cổng quang thứ hai).

- Ngắt công tắc để bi sắt chuyển động qua các cổng quang. Đọc kết quả thời gian t hiển thị trên đồng hồ.

- Dùng công thức v = s/t để tính tốc độ.

- Thông thường thực hiện các phép đo 3 lần để lấy giá trị trung bình.

- Lập bảng ghi kết quả đo, tính trung bình quãng đường và thời gian trong 3 lần đo, sau đó tính tốc độ.

- Nhận xét kết quả đo.

Câu 4: Theo em nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ có phải chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn không?

Trả lời:

Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ chủ yếu là do vi phạm quy định về tốc độ giới hạn. Vì khi các phương tiện giao thông đi với tốc độ vượt mức cho phép, gặp vật cản hoặc tình huống bất ngờ sẽ không kịp xử lý dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông.

Câu 5: Nêu ưu điểm của thiết bị bắn tốc độ khi sử dụng trong giao thông.

Trả lời:

- Đo được tốc độ từ xa, giúp kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông trên các đoạn đường, làn đường.

- Cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, cho kết quả nhanh và chính xác cao.

- Có thể ghi lại được hình ảnh của đối tượng vi phạm.

Câu 6: Loài động vật nào nhanh nhất hành tinh?

Trả lời:

Loài động vật di chuyển nhanh nhất hành tinh là chim cắt lớn với tốc độ tối đa là 389 km/h.

Câu 7: Trong một chuyến đi từ thành phố A đến thành phố B, nếu biết đồ thị quãng đường - thời gian của con đường đó, liệu có thể dự đoán thời gian sẽ tới được thành phố B không?

Trả lời:

Có, nếu biết đồ thị quãng đường - thời gian giữa hai thành phố A và B, có thể sử dụng đồ thị này để dự đoán thời gian di chuyển từ thành phố A đến thành phố B. Bằng cách xác định quãng đường cần đi trên đồ thị và theo dõi thời gian ước lượng tương ứng, có thể tính toán thời gian dự kiến một cách chính xác. Tuy nhiên, để việc dự đoán thời gian đến thành phố B trở nên chính xác hơn cần phải tính đến các yếu tố như điều kiện giao thông, thời tiết và điều kiện đường xá thực tế.

Câu 8:  Giải thích được sơ lược nguyên tắc làm việc của thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản.

Trả lời:

Nguyên tắc làm việc của thiết bị “bắn tốc độ” đơn giản:

+ Thiết bị “bắn tốc độ đơn giản” có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi lại biển số và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc 1 và 2 trên mặt đường.

+ Máy tính nhỏ đặt trong camera tính tốc độ của ô tô khi chạy từ vạch mốc này sang vạch mốc kia, so sánh với tốc độ giới hạn của cung đường để phát hiện ô tô nào vượt qua tốc độ này.

+ Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ kèm theo biển số của ô tô, gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lý.

Câu 9: Thiết bị bắn tốc độ có thể ứng dụng như thế nào ngoài việc đo tốc độ của các phương tiện giao thông?

Trả lời:

Ngoài việc đo tốc độ của các phương tiện giao thông, thiết bị bắn tốc độ còn có thể được sử dụng trong các ứng dụng khác như:

- Thể thao và giải trí: như đua xe, đạp xe, đua ngựa, hay thậm chí là các hoạt động thể thao mạo hiểm. Ngoài ra, trong lĩnh vực giải trí, súng bắn tốc độ cũng có thể được sử dụng trong các trò chơi mô phỏng như trò bắn súng.

- Quân sự và an ninh: sử dụng để đo tốc độ di chuyển của các mục tiêu, cũng như kiểm soát và giám sát vùng lãnh thổ.

- Khoa học và nghiên cứu: sử dụng để đo tốc độ của các vật thể di chuyển trong các thử nghiệm và thí nghiệm khoa học.

- Điện ảnh và truyền thông: có thể sử dụng để tạo ra các cảnh quay hiệu ứng đặc biệt.

Câu 10: Tính tốc độ của người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s.

Trả lời:

Tốc độ của người đi xe đạp là:

v  =    =    =  4m/s

Câu 11: Cho đồ thị quãng đường – thời gian, mô tả chuyển động của người đi xe đạp.

Trả lời:

Ta thấy, sau 2 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là 30 km; sau 3 giờ người đi xe đạp đi được quãng đường là 45 km. Trong khoảng thời gian từ 3 giờ đến 5 giờ, vật đứng yên vì quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là không đổi.

Câu 12: Bạn sinh viên tên Hằng học đại học ở Hà Nội, nhà của Hằng ở Hạ Long. Từ Hà Nội về Hạ Long có 2 hãng xe, xe hãng Hoàng Công đi 120km hết 3 giờ, xe hãng Hùng Đức đi 150km hết 3 giờ 30 phút. Hằng muốn về nhà nhanh hơn thì nên chọn hãng xe nào?

Trả lời:

Ta có: 3 giờ 30 phút = 3,5 giờ

Vận tốc xe hãng Hoàng Công là: 120 : 3 = 40 km/h

Vận tốc xe hãng Hùng Đức là: 150 : 3,5 = 43 km/h

Ta thấy xe hãng Hùng Đức chạy nhanh hơn, vậy Hằng nên đi xe của hãng Hùng Đức.

Câu 13: Khi phát triển một phần mềm điều hướng dựa trên đồ thị quãng đường - thời gian, làm thế nào để tính toán và cập nhật thông tin giao thông và thời gian di chuyển một cách hiệu quả?

Trả lời:

- Thu thập dữ liệu giao thông thời gian thực: Sử dụng cảm biến giao thông, GPS và hệ thống cảm biến thông minh để thu thập dữ liệu về lưu lượng giao thông và tình trạng đường hiện tại.

- Sử dụng dịch vụ cung cấp dữ liệu giao thông: Kết nối với các dịch vụ cung cấp dữ liệu giao thông thời gian thực như Google Maps, Waze, MapQuest để cập nhật thông tin về tình trạng giao thông.

- Áp dụng Machine Learning và dữ liệu lịch sử: Sử dụng Machine Learning để dự đoán tình trạng giao thông dựa trên dữ liệu lịch sử và thông tin thời tiết, giúp cập nhật thông tin giao thông một cách chính xác và hiệu quả.

- Thông tin từ người dùng: Cho phép người dùng cung cấp thông tin về tình trạng giao thông một cách tương tác, từ đó cập nhật thông tin vận chuyển.

- Hệ thống cập nhật thông tin tự động: Xây dựng hệ thống tự động cập nhật thông tin giao thông và thời gian di chuyển hoặc thông báo cho người quản lý khi có thay đổi đáng kể.

Câu 14: Nêu tác hại khi các phương tiện giao thông không tuân theo những quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

Trả lời:

- Xảy ra va chạm, tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và của.

- Để lại những mất mát to lớn sau tai nạn: mất người thân, người còn sống mang trên mình bệnh tật suốt đời,…

- Tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia đình người gây tai nạn khi phải đền bù thiệt hại, tổn thất về tài sản và tinh thần cho gia đình người bị hại.

Câu 15: Bạn A chạy 150 m hết 45 s. Bạn B chạy 120m hết 35 s. Ai chạy nhanh hơn?

Trả lời:

Tốc độ chuyển động của bạn A là:

Tốc độ chuyển động của bạn B là:

Vì tốc độ của bạn B lớn hơn tốc độ của bạn A (3,43 > 3,33) nên bạn B chạy nhanh hơn.

Câu 16: Trình bày các quy tắc tham gia an toàn giao thông trên đường cao tốc.

Trả lời:

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:

+ Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;

+ Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;

+ Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;

+ Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.

- Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.

- Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.

- Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

- Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h.

- Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.

Câu 17: Một con mèo đi dạo trên đường. Trong 1 phút đầu, mèo đi được 100 m. Sau đó, nó nằm phơi nắng bên vệ đường trong 2 phút rồi tiếp tục đi thêm 200 m nữa trong 1 phút. Hãy vẽ đồ thị quãng đường - thời gian của con mèo đó.

Trả lời:

Câu 18: Trên một cung đường dốc gồm ba đoạn: lên dốc, đường bằng và xuống dốc. Một ô tô lên dốc hết 30 min, chạy trên đoạn đường bằng với tốc độ 60 km/h trong 10 min, xuống dốc cũng trong 10 min. Biết tốc độ khi lên dốc bằng nửa tốc độ trên đoạn đường bằng, tốc độ khi xuống dốc gấp 1,5 lần tốc độ trên đoạn đường bằng. Tính độ dài cung đường trên.

Trả lời:

Gọi s1, s2, s3 lần lượt là quãng đường đi trên cung đường lên dốc, đường bằng, xuống dốc.

Gọi v1, v2, v2 lần lượt là tốc độ khi đi trên cung đường lên dốc, đường bằng, xuống dốc.

Tốc độ khi lên dốc là: (km/h).

Tốc độ khi xuống dốc:  (km/h).

Độ dài cung đường trên là:

s = s1 + s2 + s3 = v1.t1 + v2.t2 + v3.t3 = 30. + 60. + 90. = 40 (km).

Câu 19: Để đo tốc độ gió, người ta chỉ cần một chong chóng gió và một đồng hồ bấm giây. Bằng cách đo số vòng quay của chong chóng trong một khoảng thời gian nhất định, người ta có thể tính ra tốc độ gió.

 

Hãy trình bày cách tính tốc độ gió.

  1. b) Trong một lần đo với chong chóng có bán kính 60cm, người ta đếm được chong chóng quay 20 vòng trong thời gian 4,2s. Tính tốc độ gió

Trả lời:

  1. a) Cách tính tốc độ gió:

- Đồng hồ bấm giây cho biết thời gian t.

- Quãng đường s mà đầu cánh chong chóng đi được trong khoảng thời gian t  được xác

định như sau:

 s = số vòng x chu vi mỗi vòng = số vòng x 2 x bán kính chong chóng x 3,14

- Tốc độ gió được tính bằng công thức : v = s/t

  1. b) Tốc độ gió:

v = s/t = (20 x 2 x 3,14 x 0,6) / 4,2 = 18 m/s

Câu 20: Một người đi xe đạp sau khi đi được 8 km với tốc độ 12km/h thì dừng lại để sửa xe trong 40 min, sau đó đi tiếp 12km với tốc độ 9 km/h. Hãy vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của người đi xe đạp.

Trả lời:

Đổi 40 min = 2/3 h

Thời gian đi 8km đầu: t = s/v = 8: 12 = 2/3h

Thời gian đi hết 12 km tiếp theo: t = 12:9 = 4/3 h

+ Lập bảng:

Thời gian (h)

0

8

8

20

Quãng đường (km)

0

2/3

2/3

8/3

+ Đồ thị:

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận vật lí 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay