Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHƯƠNG 5. PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG (PHẦN 1)
Câu 1: Sâu, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?
Trả lời:
Sâu, bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm sinh trưởng và phát triển kém, dẫn đến giảm năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, năng suất, chất lượng và thẩm mĩ nông sản, thậm chí không cho thu hoạch.
Sâu, bệnh hại đã làm giảm giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm, làm giảm tỉ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống, để lại độc tố trong nông sản, gây độc cho người sử dụng. Sâu, bệnh hại cũng làm giảm độ đồng đều của nông sản, ảnh hưởng đến hình thái của nông sản.
Câu 2: Khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại thường xuất hiện những dấu hiệu gì?
Trả lời:
Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hại: lá, quả bị đốm đen, nâu; cành bị gãy, lá bị úa vàng, bị thủng, sần sùi; quả bị chảy nhựa; cây, củ bị thối; thân, cành bị sần sùi; rễ bị thối, bị sần sùi,...
Câu 3: Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng có ý nghĩa quan trọng đối với trồng trọt, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái.
Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp giảm thiểu sâu, bệnh gây hại cho cây trồng; góp phần đảm bảo năng suất, chất lượng nông sản; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho nông sản. Đồng thời, ổn định, gia tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp và góp phần duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường.
Câu 4: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng góp phần duy trì cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Sâu, bệnh hại cây trồng là những nhân tố gây mất cân bằng sinh thái trong hệ sinh thái nông nghiệp. Chúng làm suy giảm năng suất, chất lượng nông sản, ảnh hưởng đến đời sống của con người và môi trường.
Câu 5: Sâu hại là gì? Sâu hại được chia thành những nhóm nào?
Trả lời:
Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng. Dựa vào đặc điểm biển thái trong quá trình phát triển, sâu hại được chia thành 2 nhóm:
- Biến thái hoàn toàn: quá trình phát triển trải qua 4 pha (giai đoạn) là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.
- Biến thái không hoàn toàn: quá trình phát triển trải qua 3 pha (giai đoạn) là trứng. sâu non và trưởng thành.
Câu 6: Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thường gây hại lúa ở những giai đoạn nào?
Trả lời:
Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thường gây hại thành dịch lớn trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta ở các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hoá đòng, trỗ bông.
Câu 7: Sâu tơ gây hại cho các loại rau củ nào?
Trả lời:
Sâu tơ là một trong những loại sâu hại phổ biến và nghiêm trọng trên các loại rau thuộc họ cải như: rau cải, su hào, bắp cải, súp lơ, cải bẹ....
Câu 8: Ruồi vàng gây hại cho những loại cây nào?
Trả lời:
Ruồi vàng (ruồi đục quả) là loài gây hại nguy hiểm cho nhiều loại cây ăn quả.
Câu 9: Sâu đục thân gỗ gây hại cho những loại cây nào?
Trả lời:
Sâu đục thân ngô gây hại khá nặng cho ngô. Chúng gây hại quanh năm, mạnh nhất là vụ hè thu do thời tiết thuận lợi cho sâu phát triển.
Câu 10: Bọ hà gây hại cho những loại cây nào?
Trả lời:
Bọ hà gây hại nghiêm trọng trên khoai lang ở ngoài đồng, giai đoạn bảo quản và là đối tượng kiểm dịch. Bọ hà có thể gây hại quanh năm nếu có nguồn thức ăn và ký chủ thích hợp.
Câu 11: Bệnh hại cây trồng là gì?
Trả lời:
Bệnh hại cây trồng là trạng thái không bình thường của cây về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái do tác động của điều kiện ngoại cảnh không phù hợp hoặc sinh vật gây ra, làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng. Có hai nhóm nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng: sinh vật (gây ra bệnh do sinh vật) và điều kiện ngoại cảnh bất lợi (gây ra bệnh sinh lí).
Câu 12: Trình bày các nhóm nguyên nhân gây bệnh cho cây trồng?
Trả lời:
Do sinh vật gây hại |
Do điều kiện ngoại cảnh bất lợi |
|
Tác nhân gây bệnh |
Các sinh vật gây bệnh cho cây trồng, bao gồm: nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng |
Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi của môi trường: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ngập úng, khô hạn, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, chất độc, khí độc,... gây ra bệnh sinh lí cho cây trồng. |
Đặc điểm |
Bệnh có khả năng lây lan. Nguồn bệnh có thể tồn tại trên cây, trong đất và các kí chủ khác trên đồng ruộng; có thể truyền bệnh thông qua vật trung gian. |
Bệnh không có tính lây lan; không có nguồn bệnh tích luỹ trên đồng ruộng; là điều kiện thuận lợi cho các bệnh do sinh vật phát sinh, phát triển, gây hại. |
Câu 13: Cây bị bệnh có những triệu chứng gì?
Trả lời:
Những biểu hiện về hình thái bên ngoài của bộ phận cây bị bệnh có thể quan sát được gọi là triệu chứng.
Các triệu chứng của cây bị bệnh gồm: vết đốm (đốm sọc, đốm tròn,...); biến màu (loang lổ, vàng, trắng, đỏ, đen, nâu,...); biến dạng cây (lùn thấp, cao vống lên, xoăn lá,...); héo rũ toàn cây hoặc héo bộ phận; thối hỏng hoặc khô cứng củ, quả, rễ non, thân mềm,...; u, bướu, đám sưng, chảy mủ, lở, loét trên các bộ phận cây,...
Câu 14: Trình bày đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật gây ra?
Trả lời:
Quá trình xâm nhiễm của sinh vật gây bệnh cho cây trồng trải qua các giai đoạn: xâm nhập, ủ bệnh, phát triển bệnh. Sự phát sinh, phát triển của bệnh do sinh vật chỉ có thể xảy ra khi có đầy đủ 3 điều kiện cơ bản sau:
- Có sinh vật gây bệnh đạt số lượng nhất định.
- Có cây ký chủ đang ở giai đoạn mẫn cảm bệnh.
- Có điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,...) phù hợp cho sinh vật gây bệnh phát triển.
Câu 15: Ở vườn trồng dày, đất dễ ngập úng thường bị bệnh vàng lá gân xanh nặng hơn. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Ở vườn trồng dày, đất dễ ngập úng thường bị bệnh vàng lá gân xanh nặng hơn vì các lý do sau:
Đất ngập úng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh phát triển và lây lan. Vi khuẩn gây bệnh vàng lá gân xanh là vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. tomato. Vi khuẩn này có thể tồn tại trong đất, nước, tàn dư thực vật và được truyền từ cây bệnh sang cây khỏe qua các vết thương trên lá, thân hoặc quả. Đất ngập úng khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn, dễ xâm nhập vào cây và gây bệnh.
Đất ngập úng làm giảm khả năng quang hợp của cây cà chua. Quang hợp là quá trình cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng. Khi khả năng quang hợp bị giảm, cây cà chua sẽ không có đủ năng lượng để phát triển bình thường. Điều này khiến cho cây cà chua yếu ớt, dễ bị bệnh.
Đất ngập úng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây cà chua. Dinh dưỡng là cần thiết cho sự phát triển của cây cà chua. Khi khả năng hấp thụ dinh dưỡng bị giảm, cây cà chua sẽ không có đủ dinh dưỡng để phát triển bình thường. Điều này cũng khiến cho cây cà chua yếu ớt, dễ bị bệnh.
Câu 16: Nêu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu?
Trả lời:
Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng chủ yếu gồm: canh tác; cơ giới và vật lý; sinh học; sử dụng giống chống chịu sâu, bệnh; hoá học.
Câu 17: Khi phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng cần thực hiện những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng, cần thực hiện nguyên tắc: phòng là chính; trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng, toàn diện, triệt để và có hiệu quả kinh tế cao.
Câu 18: Thế nào là phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng?
Trả lời:
Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng (IPM) là phối hợp các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại một cách hợp lý để vừa bảo vệ được cây trồng, vừa giữ được cân bằng sinh thái trong tự nhiên và bảo vệ được môi trường sống.
Câu 19: Nêu nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng?
Trả lời:
Có 4 nguyên lí chính trong phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng:
- Trồng cây khỏe
- Bảo tồn thiên địch
- Thường xuyên thăm đồng ruộng
- Nông dân trở thành chuyên gia
Câu 20: Trình bày biện pháp canh tác phòng, trừ sâu bệnh?
Trả lời:
- Nội dung: làm đất, vệ sinh đồng ruộng; gieo trồng đúng thời vụ; chăm sóc kịp thời, bón phân hợp lí; luân canh cây trồng.
- Ưu điểm: dễ áp dụng, hiệu quả lâu dài; không gây ô nhiễm môi trường; an toàn cho sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng.
- Nhược điểm: hiệu quả thấp khi sâu, bệnh đã phát sinh thành dịch.
=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều bài ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng