Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 13: sâu hại cây trồng

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: sâu hại cây trồng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 cánh diều.

BÀI 13: SÂU HẠI CÂY TRỒNG

(18 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Sâu hại là gì? Sâu hại được chia thành những nhóm nào?

Trả lời:

Sâu hại là động vật không xương sống thuộc lớp côn trùng, chuyên gây hại cây trồng. Dựa vào đặc điểm biển thái trong quá trình phát triển, sâu hại được chia thành 2 nhóm:

 - Biến thái hoàn toàn: quá trình phát triển trải qua 4 pha (giai đoạn) là trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.

 - Biến thái không hoàn toàn: quá trình phát triển trải qua 3 pha (giai đoạn) là trứng. sâu non và trưởng thành.

 

Câu 2: Sâu cuốn là nhỏ hại lúa thường gây hại lúa ở những giai đoạn nào?

Trả lời:

Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa thường gây hại thành dịch lớn trên nhiều vùng trồng lúa ở nước ta ở các giai đoạn: lúa đẻ nhánh, lúa phân hoá đòng, trỗ bông.

 

Câu 3: Sâu tơ gây hại cho các loại rau củ nào?

Trả lời:

Sâu tơ là một trong những loại sâu hại phổ biến và nghiêm trọng trên các loại rau thuộc họ cải như: rau cải, su hào, bắp cải, súp lơ, cải bẹ....

 

Câu 4: Ruồi vàng gây hại cho những loại cây nào?

Trả lời:

Ruồi vàng (ruồi đục quả) là loài gây hại nguy hiểm cho nhiều loại cây ăn quả.

 

Câu 5: Sâu đục thân gỗ gây hại cho những loại cây nào?

Trả lời:

Sâu đục thân ngô gây hại khá nặng cho ngô. Chúng gây hại quanh năm, mạnh nhất là vụ hẻ thu do thời tiết thuận lợi cho sâu phát triển.

 

Câu 6: Bọ hà gây hại cho những loại cây nào?

Trả lời:

Bọ hà gây hại nghiêm trọng trên khoai lang ở ngoài đồng, giai đoạn bảo quản và là đối tượng kiểm dịch. Bọ hà có thể gây hại quanh năm nếu có nguồn thức ăn và kí chủ thích hợp.

 

2. Thông hiểu (5 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa?

Trả lời:

 - Trứng: hình bầu dục, màu trắng, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Trứng được đẻ rải rác hay thành từng nhóm dọc gân chính ở cả hai mặt lá. Giai đoạn trứng từ 3 – 5 ngày.

 - Sâu non: sâu non mới nở màu trắng sữa, khi lớn màu xanh lá mạ, thân chia đốt rõ ràng, thời gian phát triển pha sâu non 15 – 28 ngày. Sâu non nhà tơ cuốn là lại tạo thành bao để sống, ăn mô làm cho lá bị bạc trắng, cây giảm khả năng quang hợp, hạt bị lép nhiều.

 - Nhộng: màu nâu, sống từ 6 – 10 ngày, thường vũ hoá vào ban đêm.

 - Trưởng thành: cánh màu vàng rơm, bìa cánh có 1 đường viền màu nâu đậm, giữa cánh có 3 sọc màu nâu, 2 sọc bìa dài và sọc giữa ngăn, thời gian sống từ 5 – 10 ngày. Bướm thường đẻ trứng vào ban đêm, có xu tính dương với ánh sáng đèn.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của sâu tơ hại rau họ cải?

Trả lời:

 - Trúng: hình bầu dục màu vàng xanh nhạt, thường được đẻ rải rác ở mặt dưới của lá và nở trong vòng 3 – 4 ngày.

 - Sâu non: màu xanh nhạt, chia đốt rõ ràng. Giai đoạn sâu non khoảng 11 – 20 ngày. Sâu non ăn toàn bộ biểu bì làm lá thủng lỗ chỗ, thậm chí trơ gân lá. Khi có động, sâu thường nhả tơ buông mình xuống đất. Sâu non hoá nhộng ngay trên lá.

 - Nhộng: màu vàng nhạt, được bao bọc bởi các sợi tơ. Giai đoạn nhộng là 5 – 10 ngày.

 - Trưởng thành: màu nâu xám, trên cánh có dải màu trắng (con đực) và dải màu vàng (con cái) chạy từ gốc cánh đến đỉnh cánh, khi đậu cánh áp sát thân; sau khi cánh đến đỉnh cánh, khi đậu cánh áp sát thân; sau khi vũ hoá 2 – 3 ngày thì đẻ trứng. Con trưởng thành giao phối và đẻ trứng vào chiều tối.

 

Câu 3: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của ruồi vàng?

Trả lời:

 - Trúng: màu vàng nhạt, thon 2 đầu, thường được dẻ bên trong quả. Trứng nở sau 2 – 3 ngày.

 - Sâu non (dòi): màu trắng ngà, phía đầu nhọn có giác hút dịch màu đen. Sâu non ăn phần mềm của thịt quả gây thối và rụng. Sâu non đẩy sức chui ra ngoài vỏ quả, rơi xuống đất hoá nhộng. Giai đoạn sâu non kéo dài 7 – 12 ngày.

 - Nhộng: nằm trong kén màu vàng cam, sắp vũ hoá chuyền màu nâu nhạt. Giai đoạn nhộng kéo dài 10 – 14 ngày.

 - Trưởng thành: ngực màu nâu đen, bụng màu nâu vàng. Trên lưng có nhiều vết chấm và vết dài màu vàng. Bụng to tròn, bụng con cái dài hơn bụng con đực vì có mảng đẻ trứng. Đầu có đôi mắt kép rất to màu nâu bóng. Sau khi vũ hoá 7 – 14 ngày, ruồi cái đẻ trứng, dùng máng để chọc thủng vỏ quả và đẻ trứng vào bên trong, đẻ nhiều vào giai đoạn quả sắp chín. Con đực phản ứng mạnh với Methyl eugenol, nên người ta dùng chất này để dẫn dụ tiêu diệt ruồi.

 

Câu 4: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của sâu đục thân gỗ?

Trả lời:

 - Trúng: xếp thành ô chồng lên nhau như vảy cả, hình bầu dục dẹt. Khi mới đẻ, trứng có màu trắng sữa, mặt trên trơn bóng. Thời gian trứng từ 4 – 7 ngày.

 - Sâu non: mới nở có màu hồng, đầu đen, khi lớn sâu chuyền màu trắng sữa. Sâu lớn màu nâu vàng, có sọc nâu mở trên lưng. Giai đoạn sâu non từ 18 – 41 ngày. Khi nhỏ, sâu ăn nôn lá non, nhả tơ nhờ giỏ dưa từ lá này sang là khác, từ cây này sang cây khác. Khi lớn, sâu đục vào thân cây hoặc vào bắp và lôi, làm cho cây suy yếu, còi cọc, dễ gãy, hạt lép nhiều.

 - Nhộng: màu nâu nhạt, dài khoảng 15 – 19 mm. Giai đoạn nhộng từ 5 – 12 ngày. Sâu thường làm nhộng bên trong đường đục vào hoặc giữa bẹ và thân ngô.

 - Trưởng thành: rất thích ánh sáng đèn, ban ngày nấp vào bẹ lá, ngọn ngô hay ở bờ có dại. Con đực cánh trước màu vàng tươi đến vàng nhạt. Con cái lớn hơn, cánh trước có màu vàng nhạt hơn con đực. Thời gian sống khoảng 10 ngày. Từ 2 – 3 ngày sau khi vũ hoa bướm bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ thành từng ổ ở mặt dưới và gắn chặt vào lá; thường đẻ trứng ở những ruộng ngô xanh tốt, nhất là ở ruộng ngô sắp trỗ cờ. Một con cái có thể đẻ được từ 20 – 200 trứng. Sâu gây hại từ lúc ngô có 7 – 9 lá đến khi thu hoạch; gây hại nhiều nhất từ khi ngô trỗ cờ đến khi hình thành bắp.

 

Câu 5: Trình bày đặc điểm sinh học và gây hại của bọ hà?

Trả lời:

 - Trứng: có màu trắng sữa, bề mặt có nhiều lỗ nhỏ. Trứng được để trong những lỗ hồng trên củ hay trên thân cây. Trứng đẻ rời rạc, được trát kín bằng phân do con cái thải ra nên khó nhìn thấy. Sau 6 – 8 ngày thì trứng nở.

 - Sâu non (sùng): màu trắng sữa, dục vào thân hay củ. Trong củ, sâu non đục đường hầm ngoằn ngoèo và thải phân; củ có vị đắng, thối. Sâu non hoá nhộng trong củ hay thân. Giai đoạn sâu non kéo dài 14 – 19 ngày.

 - Nhộng: màu trắng, kéo dài 7 – 8 ngày, nếu trời lạnh kéo dài tới 28 ngày.

 - Trưởng thành: đầu đen, râu, ngực và chân màu cam hay đỏ nâu, phần bụng có màu xanh ánh kim. Trưởng thành thường gặm mặt dưới lá, giả chết nếu bị động, hoạt động mạnh về đêm. Sau vũ hoá 5 – 7 ngày thì giao phối.

 

3. Vận dụng (6 câu)

Câu 1: Liệt kê một số loại sâu hại cây trồng thường gặp ở nước ta?

Trả lời:

Một số loại sâu hại cây trồng thường gặp ở nước ta:

 - Sâu cuốn lá nhỏ hại lúa

 - Sâu tơ hại rau họ cải

 - Ruồi vàng (ruồi đục quả)

 - Sâu đục thân ngô

 - Bọ hà hại khoai lang

 - Bọ rầy và rệp.

 - Bọ trĩ

 - Bọ rùa.

 - Bọ dưa.

 - Bọ xít.

 

Câu 2: Nêu các biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa?

Trả lời:

Theo dõi thời điểm trứng nở để phòng trừ sâu non. Sử dụng bẫy đèn để dự báo thời điểm xuất hiện trưởng thành. Khi thấy bướm xuất hiện đồng loạt, 5 – 7 ngày sau tiến hành phun thuốc để diệt sâu mới nở sẽ có hiệu quả cao.

 

Câu 3: Nêu các biện pháp phòng trừ sâu tơ hại rau họ cải?

Trả lời:

Dọn sạch tàn dư cây trồng mang đi tiêu huỷ hoặc ủ làm phân bón để tiêu diệt trứng, sâu non,... Sử dụng thiên địch, dùng bẫy pheromone diệt con trưởng thành. Luân canh với cây trồng không cùng kí chủ (lúa, ngô,...). Trồng xen với cây họ cả, hành, tỏi,... để xua đuổi con trưởng thành. Sâu tơ có khả năng kháng thuốc rất nhanh, vì thế nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hoá học khác cơ chế tác động để phòng trừ.

 

Câu 4: Nêu các biện pháp phòng trừ ruồi vàng?

Trả lời:

Dùng bẫy pheromone, bẫy dính vàng; dùng bả protein trộn với thuốc hoá học có hoạt chất Fipronil + Acetamiprid để diệt con trưởng thành; bảo vệ các loài thiên địch; vệ sinh đồng ruộng, cắt tỉa, loại bỏ cây, cành, lá bị nhiễm sâu bệnh đem đốt để tránh sự lây lan.

 

Câu 5: Nêu các biện pháp phòng trừ sâu đục thân gỗ?

Trả lời:

Vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, sử dụng giống chống chịu tốt, kháng hoặc ít bị nhiễm sâu đục thân. Gieo trồng đúng thời vụ; bắt sâu bằng tay, ngắt ổ trứng; bảo vệ ong mắt đỏ kí sinh trứng; phun thuốc phòng trừ kịp thời khi sâu non mới nở, mới cần lá, chưa kịp đục vào thân cây.

 

Câu 6: Nêu các biện pháp phòng trừ bọ hà?

Trả lời:

Dùng bẫy pheromone và thiên địch (ong kí sinh, kiến lửa,...), kiểm soát tốt độ ẩm đất, vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ,...; dùng thuốc trừ sâu dạng lỏng hay dạng hạt, có tính lưu dẫn,...

 

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về nhà côn trùng học?

Trả lời:

Nhà côn trùng học là nhà khoa học nghiên cứu về côn trùng. Các lĩnh vực nghiên cứu về côn trùng rất phong phú, bao gồm nghiên cứu về phân loại, sinh học, sinh thái, sinh II, tập tính, hành vi và biến động quần thể của côn trùng. Kết quả của những nghiên cứu đó giúp đưa ra các giải pháp để kiểm soát và phòng trừ các côn trùng gây hại trong trồng trọt, bảo tồn và khai thác các loại côn trùng có lợi cho cây trồng và con người, đồng thời đảm bảo cân bằng sinh thái.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay