Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 3: mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: mối quan hệ giữa cây trồng và các yếu tố chính trong trồng trọt. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
BÀI 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA CÂY TRỒNG VÀ CÁC YẾU TỐ CHÍNH TRONG TRỒNG TRỌT
(17 câu)
1. Nhận biết (5 câu)
Câu 1: Nêu những ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cây trồng?
Trả lời:
Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cây trồng:
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí của cây trồng
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
Câu 2: Trồng trọt đã đạt được những thành tựu gì nhờ ứng dụng công nghệ cao?
Trả lời:
Nhờ ứng dụng công nghệ cao, trồng trọt đã có một số thành tựu nổi bật sau đây:
- Giống cây trồng chất lượng cao
- Chế phẩm sinh học chất lượng cao
- Công nghệ canh tác
Câu 3: Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua những yếu tố nào?
Trả lời:
Ánh sáng tác động đến cây trồng thông qua 3 yếu tố:
- cường độ chiếu sáng,
- chất lượng ánh sáng,
- thời gian chiếu sáng
Câu 4: Nêu nhu cầu nước của cây trồng?
Trả lời:
Các loài cây trồng khác nhau có nhu cầu nước khác nhau tuỳ thuộc khả năng hút nước của rễ và thoát hơi nước qua lá.
Câu 5: Đất có ảnh hưởng như thế nào đến cây trồng?
Trả lời:
Đất có ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng. Đất là nơi dự trữ và cung cấp nước, dinh dưỡng cho cây trồng. Đất giúp trao đổi khí giữa rễ cây và môi trường; giữ cho cây đứng vững.
2. Thông hiểu (7 câu)
Câu 1: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến các quá trình sinh lí của cây trồng?
Trả lời:
Nhiệt độ cao làm giảm hiệu suất quang hợp, tăng hiệu suất hô hấp, thúc đẩy sự già hoá, ức chế sự xuân hoá. Nhiệt độ thấp làm giảm hiệu suất quang hợp và hô hấp, kích thích xuân hoá.
Câu 2: Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng?
Trả lời:
Nhiệt độ cao làm hạt mất sức sống, rễ, thân là sinh trưởng kém; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém; rút ngắn thời gian sinh trường; nhiều loại cây trồng khó tạo củ (khoai tây, hành tây, cải củ....), khó cuốn bắp (cải bắp, xà lách,...).
Nhiệt độ thấp làm hạt khó nảy mầm, cây còi cọc chậm phát triển; ra hoa, đậu quả và kết hạt kém. Nhiệt độ quá cao hoặc quả thấp làm giảm khả năng chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng; giảm năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.
Câu 3: Trình bày vai trò của ánh sáng đối với cây trồng?
Trả lời:
Ánh sáng có vai trò quan trọng đối với cây trồng. Ánh sáng ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp; hình thái; khả năng sinh trưởng của thân, lá; khả năng phân cành; khả năng phân hoá mầm hoa; giới tính (hoa đực, hoa cái) của cây trồng,...
Câu 4: Trình bày vai trò của nước đối với cây trồng?
Trả lời:
Nước rất cần thiết đối với cây trồng. Nước tham gia cấu tạo nguyên sinh chất của tế bào; hoà tan và vận chuyển các chất trong cây; tham gia vào các quá trình sinh lí, sinh hoá diễn ra ở trong cây; điều hoà nhiệt độ bề mặt lá cây.
Câu 5: Trình bày vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng với cây trồng?
Trả lời:
Vai trò chủ yếu của các nguyên tố dinh dưỡng: thúc đẩy nảy mầm; sinh trưởng và phát triển thân, lá; kích thích ra rễ; kích thích ra hoa, đậu quả; tăng tính chống chịu sâu, bệnh hại và điều kiện thời tiết bất lợi; tăng năng suất, chất lượng và khả năng bảo quản nông sản.
Câu 6: Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt?
Trả lời:
Trong trồng trọt, giống cây trồng được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng. Giống quyết định chủ yếu đến đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất lợi của cây trồng. Vì vậy, năng suất và chất lượng của cây trồng phụ thuộc chủ yếu vào giống.
Giống cây trồng thích nghi với từng vùng sinh thái nhất định. Vì vậy, tuỷ từng vùng sinh thái cụ thể, cần lựa chọn giống cây trồng thích hợp.
Câu 7: Kĩ thuật canh tác có ảnh hưởng như thế nào trong trồng trọt?
Trả lời:
Kĩ thuật canh tác có ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng. Áp dụng các biện pháp kĩ thuật canh tác hợp lí, chăm sóc tốt giúp cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phòng tránh sâu, bệnh hại, cho năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Dựa vào thời gian chiếu sáng trong ngày mà cây trồng phản ứng, người ta chia cây trồng thành những loại nào?
Trả lời:
Cây trồng phản ứng với thời gian chiếu sáng trong ngày dài (trên 12 giờ) để phân hoá mầm hoa được gọi là cây ngày dài (thanh long, cải bắp, hành tây,...), phản ứng với thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn (dưới 12 giờ) được gọi là cây ngày ngắn (hoa cúc, rau muống, khoai lang,...).
Câu 2: Nêu thời kì khủng hoảng nước của một số loại cây trồng mà em biết?
Trả lời:
Thời kì khủng hoảng nước của một số loại cây trồng:
- Rau ăn lá: Sinh trưởng sinh dưỡng
- Rau ăn hoa: Ra hoa, hoa phát triển
- Cây ăn quả: Ra hoa, thụ phấn, quả phát triển
- Cây lấy củ: Củ hình thành và phát triển
- Cây lấy hạt: Ra hoa, thụ phấn, kết hạt
Câu 3: Kể tên các nguyên tố thiết yếu trong dinh dưỡng của cây trồng?
Trả lời:
Trong thành phần của cây trồng có chứa trên 60 nguyên tố hoá học. Trong đó, có 14 nguyên tố thiết yếu được coi là dinh dưỡng của cây trồng: N, P, K, Ca, Mg, Si, Mn, Cu, Zn, Fe, Ni, B, CI.
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1: Việc thiếu hoặc thừa nước ảnh hưởng như thế nào tới cây trồng? Làm thees nào để kiểm soát chế độ nước cho cây trồng?
Trả lời:
Thời kì khủng hoảng nước thường rơi vào giai đoạn hình thành và phát triển bộ phận sử dụng của cây trồng. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này, cây sẽ khó hình thành bộ phận sử dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
Kiểm soát chế độ nước cho cây trồng thông qua độ ẩm đất và độ ẩm không khí.
Câu 2: Khi cây trồng bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, triệu chứng thường xuất hiện ở đâu? Nêu những biểu hiện thường xuất hiện khi cây trồng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng mà em biết?
Trả lời:
Khi cây trồng bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng, triệu chứng thường xuất hiện ở lá.
Biểu hiện thiếu dinh dưỡng | Biểu hiện thừa dinh dưỡng |
- Thiếu đạm (N): Lá cây có màu vàng nhạt, xanh nhợt, chậm phát triển, cây thấp bé, chồi kém phát triển. - Thiếu lân (P): Lá cây có màu xanh đậm, chuyển sang màu tím đỏ, lá nhỏ, hẹp, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép. - Thiếu kali (K): Lá cây có màu xanh nhợt, vàng nhạt, xuất hiện những đốm chết, cây chậm phát triển, dễ bị sâu bệnh tấn công. - Thiếu magie (Mg): Lá cây có màu vàng ở phần thịt giữa các gân lá, gân lá vẫn còn xanh, lá thường xuyên héo rũ, dễ rụng. - Thiếu sắt (Fe): Lá cây có màu vàng nhạt, gân lá vẫn còn xanh, xuất hiện những đốm chết, cây sinh trưởng kém, năng suất thấp. - Cây trồng cũng có thể thiếu các nguyên tố vi lượng như mangan, đồng, kẽm, bor, clo,... Khi thiếu các nguyên tố này, cây thường xuất hiện những biểu hiện như lá có đốm, lá xoăn, lá rụng sớm,... | - Thừa đạm (N): Cây trồng sinh trưởng quá mạnh, thân lá to, lá dày, lá mọc sát nhau, cây dễ bị đổ ngã, năng suất thấp. - Thừa lân (P): Lá cây có màu xanh đậm, gân lá có màu xanh đậm hơn phần thịt lá, cây phát triển chậm, chậm ra hoa, trổ bông, quả chín không đều. - Thừa kali (K): Lá cây có màu xanh đậm, xuất hiện các đốm vàng, lá dễ bị cháy nắng, cây dễ bị sâu bệnh tấn công. - Thừa magie (Mg): Lá cây có màu vàng đậm, gân lá có màu xanh đậm hơn phần thịt lá, cây phát triển chậm, dễ bị sâu bệnh tấn công. - Thừa sắt (Fe): Lá cây có màu xanh đậm, xuất hiện các đốm vàng, cây phát triển chậm, năng suất thấp. - Cây trồng cũng có thể thừa các nguyên tố vi lượng như mangan, đồng, kẽm, bor, clo,... Khi thừa các nguyên tố này, cây thường xuất hiện những biểu hiện như lá có màu vàng đậm, lá bị cháy, lá rụng sớm,... |