Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 8: ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất phân bón. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)
BÀI 8: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN
(16 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Công nghệ vi sinh là gì?
Trả lời:
Công nghệ vi sinh là công nghệ sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp, công nghệ này đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân hữu cơ vi sinh.
Câu 2: Thế nào là công nghệ nano?
Trả lời:
Công nghệ nano là công nghệ sản xuất vật liệu ở kích thước siêu nhỏ cỡ nguyên tử, phân tử và siêu phân tử (kích thước từ 1 đến 100 nm, 1 nm bằng 10 mm).
Câu 3: Thế nào là phân bón nano?
Trả lời:
Phân bón nano là phân bón được làm từ vật liệu nano. Do có kích cỡ siêu nhỏ nên cùng một khối lượng vật chất thì các hạt nano có diện tích bể mặt tiếp xúc lớn hơn hàng triệu lần và có thể xuyên qua vách tế bào của thực vật một cách dễ dàng.
Câu 4: Nêu cấu tạo của hạt phân bón tan chậm có kiểm soát?
Trả lời:
Cấu tạo của hạt phân bón tan chậm có kiểm soát bao gồm: phần vỏ bọc là các lớp polymer sinh học với độ dày khác nhau (tuỳ từng loại phân); phần nhân là các nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K, Mn, Bo, Cu,...
2. Thông hiểu (6 câu)
Câu 1: Trình bày nguyên lí sản xuất phân hữu cơ vi sinh?
Trả lời:
Nguyên lí sản xuất phân hữu cơ vi sinh:
Phân lập và nhân chủng vi sinh vật đặc hiệu -> Phối trộn chủng vi sinh vật đặc hiệu với chất nền (chất mang) -> Phân hữu cơ vi sinh
Câu 2: Phân hữu cơ vi sinh có những ưu và nhược điểm gì?
Trả lời:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Phân hữu cơ vi sinh chuyển hoá chất dinh dưỡng trong đất thành dạng dễ hấp thụ cho cây trồng. Bón phân hữu cơ vi sinh làm tăng lượng mùn, làm tăng độ phì nhiêu và giúp cân bằng pH của đất; đồng thời tăng cường khả năng chống chịu cho cây trồng. Phân an toàn với con người, thân thiện với môi trường và thích hợp với trồng trọt hữu cơ | Phân hữu cơ vi sinh có hiệu quả chậm hơn phân hoả học, bảo quản phức tạp và hạn sử dụng ngắn. Mỗi loại phân chỉ thích hợp cho một hoặc một nhóm cây trồng. Giá thành của phân hữu cơ vi sinh cao. |
Câu 3: Trình bày nguyên lí sản xuất phân bón nano?
Trả lời:
Các hạt nano trong phân bón (các hạt nano sắt, canxi, đồng, kẽm, boron....) thường được tạo thành bằng phương pháp khử hoá học.
Nguyên liệu đầu vào (hoá chất ban đầu) -> Chuỗi phản ứng khử hoá học -> Kết hợp dung môi, phụ gia -> Phân bón
Câu 4: Phân bón nano có những ưu và nhược điểm gì?
Trả lời:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Phân bón nano có kích thước siêu nhỏ nên dễ phân tán, bám dính, diện tích tiếp xúc tăng và có khả năng thấm sâu vào cây trồng. Tỉ lệ hấp thụ dinh dưỡng của cây đối với loại phân này rất cao, có thể đạt đến 90% (phân bón thông thường cây chỉ hấp thụ được tối đa 50%). Do vậy, người sử dụng sẽ tiết kiệm được phân bón. | Nếu bón quá liều hoặc không dùng thời điểm sẽ gây lãng phí, tồn dư kim nặng trong nông sản, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Giá thành của phân bón nano cao so với các loại phân bón khác. |
Câu 5: Trình bày nguyên lí sản xuất phân bón tan chậm có kiểm soát?
Trả lời:
Sử dụng công nghệ lí – hoá đặc biệt để tạo ra những hạt phân có lớp vỏ bọc polymer nhằm kiểm soát mức độ tan của phân bón phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Câu 6: Phân bón tan chậm có kiểm soát có những ưu và nhược điểm gì?
Trả lời:
Ưu điểm | Nhược điểm |
Phân bón tan chậm có kiểm soát giảm thiểu sự rửa trôi và bay hơi của phân bón. Do đó tiết kiệm được công bón, giảm được 40 – 60% lượng phân bón so -- với phân bón thông thường. Đồng thời, hạn chế gây ô nhiễm mạch nước ngắm, không khí và thoái hoá đất. | Giá thành sản xuất và giả bản của phân khá cao, chúng loại chưa đa dạng nên tuỳ từng loại cây trông mà phải bón bổ sung thêm các loại phân khác. |
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Liệt kê các chủng vi sinh vật dược sử dụng phổ biến hiện nay?
Trả lời:
Phân hữu cơ vi sinh sử dụng phổ biến trong trồng trọt có chứa nhiều chủng vi sinh vật đặc hiệu khác nhau. Các chủng vi sinh vật được sử dụng phổ biến:
– Nhóm vi sinh vật cố định đạm: Azotobacter, Clostridium, Rhizobium, Bradyrhizobium, Azospirillum,...
– Nhóm vi sinh vật chuyển hoá lân: Pseudomonas, Bacillus megaterium, B. circulans, Aspergillus,...
– Nhóm vi sinh vật phân giải cellulose: Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces, Aspergillus niger,...
Mật độ vi sinh vật trong phân hữu cơ vi sinh theo tiêu chuẩn quy định.
Câu 2: Hiện nay, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hiệu suất sử dụng phân bón tại Việt Nam hiện chỉ khoảng 35 – 40%, 60 – 65% lượng phân bị mất đi do rửa trôi và bay hơi. Sử dụng phân bón tan chậm có kiểm soát là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu thất thoát khi sử dụng phân bón.
Câu 3: Phân bón tan chậm có cơ chế hoạt động như thế nào?
Trả lời:
Khi bón phân tan chậm có kiểm soát vào đất, theo thời gian, nước trong dung dịch đất sẽ ngấm vào bên trong qua lớp vỏ polymer của hạt phân và hoà tan dần dần các chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng sau khi được hoà tan sẽ thấm từ từ qua lớp vỏ và khuếch tán ra ngoài dung dịch đất tuỳ theo khả năng hấp thụ của cây trồng. Quá trình này diễn ra với tốc độ chậm và kéo dài đến hết chu kì sống của cây trồng.
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Phân hữu cơ vi sinh có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Phân hữu cơ vi sinh có hạn sử dụng ngắn hơn phân hữu cơ vì phân hữu cơ vi sinh chứa các vi sinh vật sống, thời gian sống và tồn tại phụ thuộc điều kiện ngoại cảnh. Vì thế thời gian sử dụng loại phân này không thể kéo dài được.
Câu 2: Các chất dinh dưỡng trong hạt phân tan chậm có kiểm soát không tan ngay vào dung dịch đất sau khi bón. Giải thích tại sao?
Trả lời:
Các chất dinh dưỡng trong hạt phân tan chậm có kiểm soát không tan ngay vào dung dịch đất sau khi bón vì chúng được bao bọc bởi một lớp vỏ polymer bán thấm. Lớp vỏ này có tác dụng kiểm soát tốc độ giải phóng các chất dinh dưỡng ra khỏi hạt phân. Lớp vỏ polymer này có cấu trúc lỗ xốp, cho phép nước và oxy thẩm thấu vào bên trong hạt phân. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng bị giữ lại bên trong hạt phân, chỉ được giải phóng ra ngoài theo thời gian.
Câu 3: Chứng minh rằng bón phân tan chậm có kiểm soát lại tiết kiệm phân bón?
Trả lời:
Phân tan chậm có kiểm soát tiết kiệm phân bón vì các lý do sau:
- Giảm thiểu lượng phân bón bị rửa trôi ra khỏi đất: Phân tan chậm có kiểm soát giải phóng các chất dinh dưỡng ra khỏi hạt phân một cách chậm rãi, theo thời gian. Điều này giúp giảm thiểu lượng phân bón bị rửa trôi ra khỏi đất, gây ô nhiễm môi trường.
- Giảm thiểu lượng phân bón bị bay hơi: Phân tan chậm có kiểm soát được bao bọc bởi một lớp vỏ polymer, giúp ngăn chặn sự bay hơi của các chất dinh dưỡng. Điều này giúp giảm thiểu lượng phân bón bị bay hơi vào không khí, gây ô nhiễm môi trường.
- Giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn: Phân tan chậm có kiểm soát cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng một cách đều đặn, tránh tình trạng cây trồng bị thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng. Điều này giúp cây trồng hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả hơn, tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Theo tính toán, lượng phân bón sử dụng khi bón phân tan chậm có kiểm soát chỉ còn 40-60% so với phân bón thông thường. Điều này giúp tiết kiệm chi phí phân bón và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Ngoài ra, phân tan chậm có kiểm soát còn giúp giảm công lao động bón phân, vì chỉ cần bón một lần trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng.