Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 7: một số loại phân bón được dùng trong trồng trọt

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: một số loại phân bón được dùng trong trồng trọt. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 cánh diều.

BÀI 7: MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN ĐƯỢC DÙNG TRONG TRỒNG TRỌT

(14 câu)

1. Nhận biết (2 câu)

Câu 1: Phân bón là gì?

Trả lời:

Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.

 

Câu 2: Phân bón có vai trò gì?

Trả lời:

Phân bón là yếu tố không thể thiếu trong trồng trọt. Phân bón cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Đồng thời, cải thiện tính chất của đất trồng: làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, thoát nước, tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất. Ngoài ra, phân bón còn cải thiện hệ vi sinh vật có lợi, ngăn ngừa các vi sinh vật có hại trong đất, bảo vệ đất trồng.

 

2. Thông hiểu (6 câu)

Câu 1: Phân bón hóa học có những đặc điểm gì?

Trả lời:

Phân hoá học được sản xuất theo quy trình công nghiệp, có sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Tỉ lệ hàm lượng của các nguyên tố dinh dưỡng khác nhau tuỳ từng loại phân. Phân hoá học có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn các loại phân bón khác. Phần lớn phân hoá học dễ hoà tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và cho hiệu quả nhanh. Bón nhiều và liên tục phân hoá học trong nhiều năm sẽ làm cho đất bị thoái hoá.

 

Câu 2: Phân bón hóa học có thể sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Đối với phân bón dễ tan (phân đạm và phân kali): dùng để bón thúc là chính. Có thể dùng để bón lót nhưng phải bón với lượng nhỏ. Phân lân khó tan nên thường dùng để bón lót.

Đối với phân tổng hợp: nên chọn loại phân bón phù hợp với từng loại đất, từng loại cây trồng và thời điểm bón.

Khi bón, cần tính toán lượng phân bón hợp lí dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cây và tỉ lệ hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân bón. Nên bón kết hợp với phân hữu cơ.

 

Câu 3: Phân bón hữu cơ có đặc điểm gì?

Trả lời:

Phân hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm; xác động, thực vật; rác thải hữu cơ. Phân chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, giàu mùn. Thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng của phân không ổn định (tuỳ thuộc vào nguồn gốc).

Bón phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất nhưng hiệu quả chậm vì phải qua quá trình khoáng hoá cây mới sử dụng được.

 

Câu 4: Phân bón hữu cơ có thể sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Biện pháp sử dụng: Phân hữu cơ dùng để bón lót là chính nhưng trước khi sử dụng cần phải ủ cho hoai mục.

 

Câu 5: Phân bón vi sinh có đặc điểm gì?

Trả lời:

Phân vi sinh có chứa các vi sinh vật có ích: vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật chuyển hoá lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ,... Phân vi sinh chứa đa dạng các yếu tố dinh dưỡng như: P₂O₃, Ca, Mg, S,... Phân có thời hạn sử dụng ngắn do khả năng sống và thời gian tồn tại của vi sinh vật phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh. Phân vi sinh có tác dụng cải tạo đất, ngăn ngừa sâu bệnh hại trong đất.

 

Câu 6: Phân bón vi sinh có thể sử dụng như thế nào?

Trả lời:

Phân vi sinh chủ yếu là bón lót; rải xung quanh gốc cây hoặc trộn vào đất trước khi trồng. Sau khi bón cần giữ độ ẩm thích hợp cho vi sinh vật hoạt động và phát triển; không bón cùng lúc với phân hoá học và tro bếp.

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: Liệt kê một số loại phân bón hóa học phổ biến?

Trả lời:

Một số loại phân bón hóa học phổ biến:

 - Phân đạm (Urea)

 - Phân super lån (Super phosphate)

 - Phân kali (Potassium chloride)

 - Phân tổng hợp

 

Câu 2: Cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân hữu cơ và phân hóa học có điểm gì khác nhau?

Trả lời:

Phân bón hóa họcPhân bón hữu cơ

Cơ chế cung cấp dinh dưỡng của phân bón hóa học: cung cấp trực tiếp chất nuôi dưỡng cây trồng.

 

Còn phân bón hữu cơ: phải trải qua một loạt quá trình thông qua: vật chất hữu cơ -> dinh dưỡng cho đất -> hệ vi sinh vật -> chất nuôi dưỡng cây trồng.

Câu 3: Cần làm gì để bảo quản phân bón?

Trả lời:

Để phân nơi cao ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng. Đối với phân dễ chảy nước hoặc bay hơi (phân đạm), cần bảo quản kín, hạn chế tối đa để phân tiếp xúc với không khí.

Không bảo quản phân bón trong các dụng cụ bằng kim loại. Không được để phân gần lửa, tránh ánh nắng trực tiếp.

Đối với phân hữu cơ, cần che phủ kín. Đối với phân vi sinh, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C và không nên bảo quản quá 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Đối với phân bón dạng viên hoặc viên nén, không nên chồng nhiều bao phân lên nhau để tránh làm vỡ viên phân.

 

4. Vận dụng cao (3 câu)

Câu 1: Phân biệt sự khác nhau giữa phân bón hóa học và phân bón hữu cơ?

Trả lời:

Đặc điểmPhân hóa họcPhân hữu cơ
Nguồn gốcĐa phần từ tổng hoặc đã trải qua quá trình chế biến thay đổi cấu tạo, thành phần.Từ thiên nhiên, được xử lý cơ bản không làm thay đổi tính chất.
Thành phầnCác hợp chất vô cơ từ tự nhiên hoặc tổng hợp: N, P, K, Ca, Mg…Các hợp chất hữu cơ: Humic, Fulvic, acid amin,  đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ)
Phân loại

Theo nhu cầu:

 + Đa lượng: Cây cần nhiều .  + Trung lượng: Cây cần khá nhiều.  + Vi lượng: Cây cần ít.

Theo thành phần:

 + Phân đơn: chứa 1 nguyên tố đa lượng (ure, KCl..)  + Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP,…)

Nguồn gốc: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân bắc…

Thành phần: Phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân vi sinh…

Tác động lên cây trồng - Cây hấp thu nhanh.Hiệu quả tức thời.  - Biểu hiện ngay trên cây trồng, nhanh mất tác dụng.  - Cách sử dụng đa dạng (bón, phun, tiêm, quét,…) - Cây sử dụng từ từ.Hiệu quả chậm, lâu dài.  - Biểu hiện chậm nhưng bền vũng  - Sử dụng chủ yếu bón gốc, số ít phun qua lá.
Tác động lên môi trường - Giảm lượng vi sinh có trong đất.  - Giảm pH.  - Đất bạc màu khi sử dụng lâu dài.  - Ngộ độc cho cây khi quá liều.  - Ô nhiễm nguồn nước.  - Gây hiệu ứng nhà kính do khí thải. - Tăng cường hệ vi sinh cho đất.Ổn định pH.  - Đất phì nhiêu màu mỡ.  - Sử dụng càng nhiều càng có lợi.  - Không gây ô nhiễm nếu được xử lý trước khi bón.  - Giảm tác động xấu đến môi trường.
Ưu điểm - Sử dụng nhanh, hiệu quả tức thời. Dễ sử dụng, không tốn thời gian.  - Cây dễ sử dụng, nhiều cách cung cấp. - Hiệu quả lâu dài, bền vững.Không tác động xấu môi trường.  - Tận dụng được phụ phế phẩm trong sản xuất.  - Chi phí canh tác giảm, chất lượng nông sản tăng.  - Giá thành cạnh tranh, thị trường mở rộng.
Nhược điểm - Giá thành cao.Ô nhiễm môi trường.  - Thoái hóa đất.  - Nông sản khó thâm nhập thị trường khó tính. - Thời gian sử dụng lâu.Tốn công đoạn xử lý (ủ, khử mùi, trộn,…)  - Mang mầm bệnh nếu xử lý không kỹ.

 

Câu 2: Phân vi sinh không được trộn với các loại phân hoá học hay tro bếp. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Khi trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp sẽ có thể gây ra những tác động sau:

 - Các chất hóa học trong phân hóa học hoặc tro bếp có thể tiêu diệt các vi sinh vật trong phân vi sinh.

 - Các vi sinh vật trong phân vi sinh có thể tiêu thụ các chất dinh dưỡng trong phân hóa học hoặc tro bếp, làm giảm hiệu quả sử dụng của các loại phân này.

 - Sự thay đổi pH của đất do tro bếp gây ra có thể làm chết các vi sinh vật trong phân vi sinh.

Do đó, để đảm bảo hiệu quả sử dụng phân vi sinh, cần lưu ý không trộn phân vi sinh với các loại phân hóa học hay tro bếp.

 

Câu 3: Khi bón phân vi sinh cần lưu ý những vấn đề nào?

Trả lời:

Khi bón phân vi sinh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

 - Bón phân vi sinh vào đất ẩm, tránh bón phân khi đất khô.

 - Bón phân vi sinh đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 - Bón phân vi sinh định kỳ, thường xuyên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay