Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Bài 11: phương pháp nhân giống cây trồng

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: phương pháp nhân giống cây trồng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 cánh diều.

BÀI 11: PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

(14 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1: Nhân giống cây trồng là gì? Có mấy phương pháp nhân giống cây trồng?

Trả lời:

Nhân giống cây trồng là quá trình làm tăng số lượng cây của loài hoặc giống cây trồng. Có hai phương pháp nhân giống cây trồng là nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính

 

Câu 2: Thế nào là phương pháp nhân giống hữu tính? Nhân giống hữu tính được tiến hành qua những bước nào?

Trả lời:

Nhân giống hữu tính là phương pháp nhân giống bằng hạt, được tiến hành qua 5 bước:

 - Bước 1: Chọn hạt giống gốc

 - Bước 2: Gieo trồng, chăm sóc

 - Bước 3: Thu hoạch hạt

 - Bước 4: Chọn lọc làm sạch, phơi khô hạt

 - Bước 5: Bảo quản

 

Câu 3: Thế nào là phương pháp nhân giống vô tính? Nhân giống vô tính gồm các phương pháp nào?

Trả lời:

Nhân giống vô tính là phương pháp tạo cây mới từ cơ quan sinh dưỡng của cây mẹ. Phương pháp này giữ được các đặc tính di truyền của cây mẹ và thu hoạch sớm hơn phương pháp nhân giống hữu tính.

Có nhiều phương pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô,...

 

2. Thông hiểu (6 câu)

Câu 1: Phương pháp nhân giống hữu tính có những ưu và nhược điểm gì? Có thể áp dụng phương pháp nhân giống hữu tính ở phạm vi nào?

Trả lời:

Ưu điểm: dễ thực hiện, chi phí thấp, hệ số nhân cao, cây có tuổi thọ cao, tính thích nghi cao, dễ dàng bảo quản và vận chuyển hạt giống.

Nhược điểm: dễ phân li tính trạng, lâu ra hoa, đậu quả.

Phạm vi áp dụng: áp dụng được cho tất cả các loại cây có hạt. Thường áp dụng cho cây ngắn ngày, cây làm gốc ghén.

 

Câu 2: Nêu các bước thực hiện phương pháp giâm cành?

Trả lời:

Phương pháp giâm cành sử dụng đoạn cành hoặc các bộ phận khác (thân, rễ, lá, chồi,...) từ cây mẹ đặt trong chất nền (đất, giá thể, dung dịch) để tạo cây mới.

 - Bước 1: Chọn cảnh mẹ

 - Bước 2: Cắt cành giâm 10 - 15 cm, loại bỏ bớt lá

 - Bước 3: Nhưng vào dung dịch kích thích ra re

 - Bước 4: Cắm vào nền giâm sâu 2-5 cm

 - Bước 5: Phun hoặc tưới nước giữ ẩm

 

Câu 3: Nêu các bước thực hiện phương pháp chiết cành?

Trả lời:

Chiết cành là phương pháp tạo cây mới từ cành vẫn còn trên cây mẹ:

 - Bước 1: Chọn cành đường kính 0,5-2 cm

 - Bước 2: Khoanh 2 vòng dài 3 – 5 cm

 - Bước 3: Bóc vỏ và cạo sạch tượng tầng

 - Bước 4: Bôi chất kích thích ra rễ

 - Bước 5: Bao quanh vết cắt trên bằng giá thể

 - Bước 6: Bọc kín bằng nylon

 

Câu 4: Nêu các bước thực hiện phương pháp ghép?

Trả lời:

Phương pháp ghép là phương pháp tạo cây mới bằng cách gắn đoạn cành, mắt ghép, chồi của cây mẹ (ngọn ghép) lên cây khác (gốc ghép) nhằm phát huy ưu điểm của cây mẹ và gốc ghép:

 - Bước 1: Gieo trồng cây gốc ghép

 - Bước 2: Chọn cành, mắt ghép

 - Bước 3: Vệ sinh và cắt gốc ghép

 - Bước 4: Cắt mắt hoặc cành ghép và đặt vào gốc ghép

 - Bước 5: Buộc kín mắt ghép bằng nylon

 - Bước 6: Cắt bỏ nylon (nếu cần)

 

Câu 5: Nêu các bước thực hiện phương pháp ghép?

Trả lời:

Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào có thể nhân nhanh cây giống với số lượng lớn.

 - Bước 1: Chọn mẫu lá

 - Bước 2: Sau 0,5 tháng tiến hành tạo mẫu lá sạch

 - Bước 3: Sau 4 tháng tiến hành tạo, nhân mô sẹo

 - Bước 4: Sau 4,5 tháng tiến hành tái sinh phôi

 - Bước 5: Sau 2,5 tháng tiến hành tái sinh phôi thành cây

 - Bước 6: Sau 2,5 tháng tiến hành tạo cây hoàn chỉnh

 

Câu 6: Trình bày ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng các phương pháp nhân giống vô tính?

Trả lời:

 Giâm cànhChiết cànhGhép câyỨng dụng công nghệ sinh học
Ưu điểmhệ số nhân giống cao; dễ thực hiệncây chiết cành sinh trưởng nhanh hơn cây giâm cành do kích thước cây lớn.cây ghép có bộ rễ khoẻ, thích nghi điều kiện ngoại cảnh địa phương nên cây có sức sinh trưởng mạnhtạo ra cây sạch bệnh và nhân nhanh với số lượng lớn.
Nhược điểmbộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, giảm sức sống nếu nhân giống nhiều lần, dễ lây lan bệnh hạitương tự cây giâm cành nhưng hệ số nhân giống thấp hơnsức tiếp hợp giữa gốc ghép và cành ghép kém sẽ ảnh hưởng đến cây ghép, đòi hỏi kĩ thuật cao.đòi hỏi kĩ thuật cao, chi phí đầu tư lớn, thời gian dài.
Phạm vi áp dụngthường áp dụng cho những cây dễ ra rễ, cây lâu năm, cây không có hạtthường áp dụng cho những cây thân gỗ lâu năm, cây không có hạt.áp dụng cho hầu hết các nhóm cây ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp lâu năm và một số loại rau.áp dụng cho cây cần tạo cây giống sạch bệnh hoặc khả năng nhân giống bằng phương pháp khác kém hiệu quả như cây khoai tây, chuối, dâu tây, hoa lan,...

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp nhân giống hữu tính?

Trả lời:

Để đảm bảo chất lượng hạt giống sau khi nhân, cần tiến hành chọn lọc thường xuyên để loại bỏ cây xấu, cây lẫn giống.

 

Câu 2: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp giâm cành?

Trả lời:

Khi sử dụng phương pháp giâm cành, nên giâm trong nhà mái che, giữ ẩm thường xuyên, giảm cường độ ánh sáng. Giá thể giâm cành thường sử dụng: cát, than bùn. Cần cắt cành giâm vát một góc 30° so với cành để diện tích tạo mô sẹo lớn, thuận lợi ra nhiều rễ. Cành giâm nên cằm sát nhau để giữ ẩm đều.

 

Câu 3: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp chiết cành?

Trả lời:

Khi sử dụng phương pháp chiết cành, để tăng tỉ lệ cây ra rễ, cành chiết phải cạo sạch tượng tầng, phơi 1 – 2 ngày mới tiến hành bôi chất kích thích ra rễ và bọc bằng giá thể ẩm.

 

Câu 4: Cần lưu ý điều gì khi thực hiện phương pháp ghép?

Trả lời:

Khi sử dụng phương pháp ghép, có thể ghép mắt hoặc đoạn cành lên gốc ghép cùng loài hay khác loài. Nên chọn cây gốc ghép tiếp hợp tốt với ngọn ghép, có bộ rễ khoẻ, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở địa phương.

 

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1: Phân tích sự khác nhau giữa giâm cành và chiết cành?

Trả lời:

Đặc điểmGiâm cànhChiết cành
Nguyên tắcTạo ra rễ trên cànhTạo ra rễ trên vết thương trên thân
Thời gian thực hiệnBất kỳ thời gian nào trong nămMùa xuân hoặc mùa hè
Chuẩn bịCắt cành có kích thước phù hợpTạo vết thương trên thân cây
Chăm sócGiữ ẩm cho cành giâmGiữ ẩm cho vết thương
Khả năng thành côngTùy thuộc vào loại câyTùy thuộc vào loại cây và thời tiết

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay