Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức Bài 27: ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 27: ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức.

BÀI 27: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÍ CHẤT THẢI TRỒNG TRỌT

(9 câu)

1. Nhận biết (4 câu)

Câu 1: Chế phẩm vi sinh có tác dụng như thế nào trong cải tạo và bảo vệ đất trồng?

Trả lời:

Chế phẩm vi sinh có tác dụng cải tạo đất và nâng cao độ phì nhiêu của đất do: cung cấp hệ vi sinh vật có ích thúc đẩy khả năng cố định đạm, phân giải lân, phân huỷ độc tố,... cho đất; tiêu diệt mầm bệnh trong đất (Trichoderma, Streptomyces, Bacillus. sp,...); tăng cường khả năng giữ nước, chống xói mòn đất (Lipomyces).

 

Câu 2: Việc tận dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Chất thải trồng trọt nếu không được xử lí sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc tận dụng chất thải trồng trọt để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, vừa tạo ra phân bón chất lượng phục vụ cho trồng trọt.

 

Câu 3: Việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn ủ chua có tác dụng gì?

Trả lời:

Ở nước ta, hằng năm vào mùa đông giá rét, trâu, bò thường thiếu thức ăn. Việc ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt (rơm, rạ, thân cây ngô, thân cây lạc,...) có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, tăng tỉ lệ tiêu hoá; giúp trâu, bò ăn được nhiều hơn và cho năng suất cao hơn so với cho ăn thức ăn không được ủ. Ngoài ra, việc ủ rơm, rạ, thân cây ngô,... còn giúp bảo quản thức ăn được lâu hơn, khắc phục được tình trạng thiếu hụt thức ăn cho trâu, bò trong mùa đông.

 

Câu 4: Công nghệ vi sinh có vai trò như thế nào trong trồng trọt?

Trả lời:

Công nghệ vi sinh có vai trò rất quan trọng trong việc xử lí và bảo vệ môi trường trong trồng trọt. Các chế phẩm vi sinh được sản xuất từ các chủng vi sinh vật hữu ích thuộc nhóm Bacillus, Pseudomonas, Streptomyces,... có khả năng phân huỷ nhanh các chất thải hữu cơ thành mùn, đồng thời cạnh tranh dinh dưỡng và ức chế các vi sinh vật gây thối, nhờ đó làm giảm phát sinh mùi hôi thối và làm sạch môi trường.

Ngoài ra, công nghệ vi sinh còn tạo ra các loại phân bón hữu cơ vi sinh và các chế phẩm bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường để thay thế phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hoa học trong trồng trọt, qua đó giúp hạn chế được ô nhiễm môi trường, góp phần bảo vệ môi trường trong trồng trọt.

 

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải trồng trọt?

Trả lời:

Quy trình sản xuất gồm các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng

Chọn vị trí cao ráo, thoát nước tốt, diện tích đủ rộng để tạo đồng ủ phù hợp với lượng chất thải trồng trọt cần ủ. Cần đào hố, nén chặt đáy hố rồi trải bạt hoặc nylon dưới đáy.

Bước 2: Xử lí nguyên liệu

Chất thải trồng trọt (chất thải hữu cơ như rơm, rạ, vỏ trấu, vỏ cà phê,...) được thu gom và tập kết tại đồng ủ, loại bỏ nylon, đất,...

Bước 3: Ủ nguyên liệu

Xếp chất thải trồng trọt thành từng lớp dày khoảng 20-30 cm, trên mỗi lớp bổ sung lượng chế phẩm vi sinh vật theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.

Bước 4: Theo dõi, đảo trộn đồng ủ

Sau khi ủ vài ngày, nhiệt độ của đồng ủ sẽ tăng lên khoảng 40°C-50 °C. Nhiệt độ này làm cho nguyên liệu ủ bị khô và không khi cần cho hoạt động của vi sinh vật cũng ít dần, vì vậy cứ khoảng 7-10 ngày sẽ tiến hành kiểm tra, đảo trộn. Đảo trộn đống ủ từ trên xuống, từ dưới lên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong để khối ủ đồng đều, cung cấp thêm oxygen, giải phóng bớt nhiệt đề vi sinh vật tiếp tục hoạt động, phân huỷ.

Bước 5: Trộn bổ sung chế phẩm vi sinh vật

Sau khi kết thúc quá trình ủ (khoảng 42 - 45 ngày) sẽ thu được phân bón hữu cơ và có thể sử dụng trực tiếp để bón cho cây trồng hoặc kết hợp bổ sung thêm chế phẩm vi sinh vật để tạo ra phân bón hữu cơ vi sinh.

 

Câu 2: Trình bày quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt?

Trả lời:

Quy trình sản xuất thức ăn ủ chua cho trâu, bò từ chất thải trồng trọt gồm ba bước cơ bản:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

– 100 kg chất thải trồng trọt (rơm, rạ, thân cây ngô, thân cây lạc,...) được nhặt sạch tạp chất và dùng máy (hoặc bằng tay) để làm nhỏ. – Mật rỉ đường (khoảng 5 kg). Có thể thay thế bằng 5 – 10 kg cám ngô hoặc cám gạo. Muối ăn (khoảng 0,5 – 1 kg) để bổ sung chất khoáng cần thiết cho gia súc.

- Chế phẩm vi sinh vật: Bồ sung với tỉ lệ theo hướng dẫn ghi trên bao bì.

Bước 2: Trộn nguyên liệu

Rải từng lớp chất thải trồng trọt lên bạt rồi cho thêm các nguyên liệu còn lại với tỉ lệ phù hợp và trộn đều.

Bước 3: Ủ nguyên liệu

- Ủ bằng túi ủ: Nguyên liệu sau khi đã trận đều đem cho vào túi càng nhanh càng tốt. Cho từng lớp nguyên liệu cao khoảng 15 – 20 cm vào túi, dùng tay nén chặt (chú ý cần nên trên toàn bộ bề mặt, xung quanh và các góc), sau đó tiếp tục cho các lớp khác cho đến khi đầy túi. Dùng dây buộc chặt miệng túi, ghi ngày tháng ủ, đưa vào bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ủ với hỗ ủ: Đáy hồ được lót bằng gạch hoặc rơm khô, xung quanh bằng bạt dứa hoặc túi nylon. Cho nguyên liệu vào hố tương tự như cho vào túi ủ, khi đầy hố thì phủ thêm một lớp -

rơm và tiến hành phủ kín bằng bạt, đảm bảo không khí và nước mưa không lọt vào. Sau khoảng một tháng ủ, có thể lấy ra cho trâu, bò ăn. Thức ăn sau khi ủ có thể bảo quản được khoảng 3 – 4 tháng.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Phân tích ưu điểm của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt?

Trả lời:

Ưu điểm của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt:

-       Hiệu quả cao: Công nghệ vi sinh sử dụng các vi sinh vật có khả năng phân hủy các chất thải hữu cơ và không hữu cơ, kể cả các chất thải khó phân hủy, độc hại. Do đó, công nghệ này có hiệu quả cao trong việc xử lý các chất ô nhiễm trong môi trường, giúp cải thiện chất lượng môi trường và bảo vệ sức khỏe con người.

-       Thân thiện với môi trường: Công nghệ vi sinh không sử dụng các hóa chất độc hại, do đó có tính thân thiện với môi trường.

-       Tiết kiệm chi phí: Công nghệ vi sinh thường có chi phí thấp hơn so với các phương pháp xử lý chất thải khác.

 

Câu 2: Phân tích nhược điểm của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt?

Trả lời:

Nhược điểm của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt:

-       Thời gian xử lý lâu: Công nghệ vi sinh thường mất nhiều thời gian để xử lý các chất thải, đặc biệt là các chất thải khó phân hủy.

-       Yêu cầu kỹ thuật cao: Để đạt hiệu quả cao, công nghệ vi sinh đòi hỏi phải có kỹ thuật và điều kiện nuôi cấy vi sinh vật phù hợp.

-       Dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường: Công nghệ vi sinh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, pH,...

 

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1: Nêu ứng dụng của công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt?

Trả lời:

Công nghệ vi sinh được ứng dụng rộng rãi trong bảo vệ môi trường và xử lý chất thải trồng trọt, bao gồm các lĩnh vực sau:

-       Xử lý nước thải: Công nghệ vi sinh được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải nông nghiệp,... Các vi sinh vật được sử dụng trong xử lý nước thải có thể phân hủy các chất hữu cơ, chất vô cơ, chất dinh dưỡng,... trong nước thải, giúp giảm ô nhiễm môi trường nước.

-       Xử lý chất thải rắn: Công nghệ vi sinh được sử dụng để xử lý các loại chất thải rắn như rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải nông nghiệp,... Các vi sinh vật được sử dụng trong xử lý chất thải rắn có thể phân hủy các chất hữu cơ, chất vô cơ,... trong chất thải rắn, giúp giảm ô nhiễm môi trường đất và không khí.

-       Xử lý khí thải: Công nghệ vi sinh được sử dụng để xử lý các loại khí thải như khí thải nhà máy, khí thải động cơ,... Các vi sinh vật được sử dụng trong xử lý khí thải có thể phân hủy các chất ô nhiễm trong khí thải, giúp giảm ô nhiễm môi trường không khí.

-       Kiểm soát sâu bệnh hại: Công nghệ vi sinh được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học giúp kiểm soát sâu bệnh hại trong nông nghiệp. Các chế phẩm sinh học này sử dụng các vi sinh vật có khả năng đối kháng với sâu bệnh hại, giúp giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và bảo vệ môi trường.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay