Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời Ôn tập chủ đề 7 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 7. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7.

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Câu 1: Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Trả lời:

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, trong đó bao gồm các tổ chức, các thiết chế hợp pháp có quan hệ về mục đích và chức năng thực hiện hoặc tham gia thực hiện quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước

Câu 2: Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm?

Trả lời:

Hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Câu 3: Hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên các nguyên tắc nào?

Trả lời:

Hoạt động của hệ thống chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên các nguyên tắc: nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, nguyên tắc uỷ quyền có điều kiện và có thời hạn, nguyên tắc pháp quyền, nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về vị trí của các cơ quan trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Trả lời:

Hệ thống chính trị Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, tổ chức cấu thành và được liên kết chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể thống nhất nhằm thực thi quyền làm chủ của nhân dân đối với đất nước.

Trong đó:

- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. - Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.  - Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tổ chức thực hiện ý chỉ và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên. - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội là các cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, chăm lo lợi ích chính đáng của các đoàn viên, hội viên.

Câu 5: Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể vì: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ

Câu 6: Liệt kê những cơ quan trong bộ máy nhà nước?

Trả lời:

Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

Câu 7: Nêu nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước?

Trả lời:

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

+ Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam + Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát + Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

+ Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân + Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ + Nguyên tắc tập trung dân chủ

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa + Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Câu 8: Những người có hành vi chống phá nhà nước sẽ chịu hình phạt như thế nào?

Trả lời:

Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Điều 117 (trích)

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

Câu 9: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật vì những lý do sau:

Hiến pháp và pháp luật là cơ sở pháp lý cao nhất của Nhà nước. Hiến pháp là đạo luật gốc, có hiệu lực pháp lý cao nhất, quy định các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.

Tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật là yêu cầu của tính pháp quyền của Nhà nước. Tính pháp quyền của Nhà nước thể hiện ở việc Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, mọi hoạt động của Nhà nước đều phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

Tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật là yêu cầu của yêu cầu dân chủ. Dân chủ là bản chất của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật là một phương thức để bảo đảm dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân.

Tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật là yêu cầu của yêu cầu thượng tôn pháp luật. Thượng tôn pháp luật là nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức và hoạt động của Nhà nước theo Hiến pháp và pháp luật là một biểu hiện của thượng tôn pháp luật.

Câu 10: Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Các cơ quan trong bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải phối hợp, giám sát lẫn nhau vì những lý do sau:

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mỗi cơ quan nhà nước có những nhiệm vụ, quyền hạn riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan nhà nước có thể có những hoạt động liên quan đến nhau. Do đó, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để đảm bảo cho các hoạt động này được thực hiện một cách hiệu quả, tránh chồng chéo, mâu thuẫn.

Để đảm bảo tính thống nhất, ổn định của Nhà nước. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, do đó, các hoạt động của các cơ quan nhà nước phải được phối hợp, thống nhất với nhau. Sự phối hợp, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước sẽ giúp cho các hoạt động của Nhà nước được thống nhất, ổn định, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước.

Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Sự phối hợp, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.

Để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự phối hợp, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước sẽ giúp cho các cơ quan nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ này, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Nêu chức năng của Quốc hội?

Trả lời:

Chức năng của Quốc hội:

+ Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các luật. + Chức năng lập hiến, lập pháp: Quốc hội là cơ quan có quyền thông qua, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp; thông qua, sửa đổi, bổ sung các luật.

+ Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và - phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác. + Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước: Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh của đất nước; xây dựng, củng cố và - phát triển bộ máy nhà nước và các vấn đề quan trọng khác.

+ Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập. + Chức năng giám sát tối cao: Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Quốc hội giám sát tối cao hoạt động của Chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập.

Câu 12: Chủ tịch nước và phó chủ tịch nước là gì?

Trả lời:

- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. - Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

- Giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm - thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ là Phó Chủ tịch nước. - Giúp Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ và có thể được Chủ tịch nước uỷ nhiệm - thay Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ là Phó Chủ tịch nước.

Câu 13: Chính phủ là gì?

Trả lời:

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

Câu 14: Trình bày chức năng của Chính phủ?

Trả lời:

Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng hành pháp thông qua:

+ Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế – xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội; + Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô, đề xuất định hướng phát triển kinh tế – xã hội trình Quốc hội, trình dự thảo luật trước Quốc hội;

+ Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hoá do Quốc hội ban hành; + Ban hành chính sách, kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền của Chính phủ; ban hành các văn bản dưới luật để thực thi các chủ trương, chính sách, văn hoá do Quốc hội ban hành;

+ Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội; + Tổ chức thực hiện pháp luật; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chính sách bởi các cơ quan hành chính nhà nước nhằm thống nhất quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật. + Thiết lập trật tự hành chính, thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Câu 15: Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ?

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Câu 16: Tòa án nhân dân là gì?

Trả lời:

Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

Câu 17: Viện kiểm sát nhân dân là gì?

Trả lời:

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 18: Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành những cấp bậc nào?

Trả lời:

Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành bốn cấp: Tối cao, Cấp cao, Tỉnh (tương đương), Huyện (tương đương).

Câu 19: Nêu chức năng của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân?

Trả lời:

- Chức năng của Toà án nhân dân là xét xử và thực hành quyền tư pháp. - Chức năng của Toà án nhân dân là xét xử và thực hành quyền tư pháp.

- Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. - Chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Câu 20: Trình bày cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân?

Trả lời:

Cơ cấu tổ chức Viện kiểm sát nhân dân:

+ Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; các cục, vụ, viện và tương đương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện kiểm sát quân sự trung ương;... Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác. + Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có: Uỷ ban kiểm sát; Văn phòng; Cơ quan điều tra; các cục, vụ, viện và tương đương; các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; các cơ quan báo chí và các đơn vị sự nghiệp công lập khác; Viện kiểm sát quân sự trung ương;... Viện kiểm sát nhân dân tối cao có Viện trưởng; các Phó Viện trưởng; Kiểm sát viên; Kiểm tra viên; Thủ trưởng, các Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra; Điều tra viên; công chức khác, viên chức và người lao động khác.

+ Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác. + Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng; Các viện và tương đương. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.

+ Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng; Các phòng và tương đương. + Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có: Uỷ ban Kiểm sát; Văn phòng; Các phòng và tương đương.

+ Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có: văn phòng và các phòng hoặc các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc. + Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện gồm có: văn phòng và các phòng hoặc các bộ phận công tác và bộ máy giúp việc.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay