Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối Ôn tập chủ đề 9 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 9. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 9

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Câu 1: Nêu các hoạt động thực hành quyền công tố?

Trả lời:

Hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm: Khởi tố bị can (để có được quyết định khởi tố bị can, cơ quan công tố phải khởi tố vụ án và điều tra, xác minh); Truy tố bị can ra trước toà án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội; Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng, tham gia xét hỏi, trình bày lời luận tội và tranh luận trước phiên tòa sơ thẩm (nếu vụ án bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì có mặt để tham gia xét hỏi và trình bày lời kết luận về kháng cáo, kháng nghị trước phiên tòa phúc thẩm).

Câu 2: Viện Kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?

Trả lời:

Viện Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 3: Tòa án nhân dân có vai trò gì?

Trả lời:

Toà án thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền Công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

Câu 4: Các hoạt động lịch sử ở nước ta nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Hoạt động xét xử của Toà án nhằm mục đích thực hiện quyền tư pháp, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của đất nước.

Câu 5: Lấy ví dụ minh họa chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân?

Trả lời:

Xử lý vi phạm; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm.

Câu 6: Trình bày nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan?

Trả lời:

Tính thống nhất của quyền lực nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau để thực hiện quyền lực nhà nước, đảm bảo mục tiêu chung phục vụ nhân dân và phục vụ dân tộc.

Câu 7: Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Pháp luật quy định rõ ràng, cụ thể, minh bạch toàn bộ việc thành lập, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, hình thức hoạt động của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và việc tổ chức bộ máy nhà nước phải tuân theo các quy định đó. Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý.

Câu 8: Trình bày nội dung về các đặc điểm của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

Trả lời:

Tính thống nhấtTính nhân dânTính quyền lựcTính pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính thống nhất trong tổ chức và hoạt động. Hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước được sắp xếp, tổ chức thống nhất từ trung ương xuống địa phương và đều chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đều hoạt động vì lợi ích của nhân dân và lợi ích của dân tộc.Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân thành lập nên, được nhân dân uỷ quyền để thực hiện việc quản lý nhà nước và xã hội. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích của nhân dân và chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính quyền lực. Điều đó được thể hiện ở việc phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt. Đồng thời, thể hiện qua việc các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng, phải thực hiện các nhiệm vụ, quyết định của cấp trên.Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản li mọi mặt của đời sống xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 9: Các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do những cơ quan nào tổ chức thi hành, thực hiện.?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), các luật, nghị quyết, pháp lệnh sau khi được Quốc hội thông qua sẽ do các cơ quan sau đây tổ chức thi hành, thực hiện:

Chính phủ là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trong phạm vi địa phương.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện các quy định của luật, nghị quyết, pháp lệnh.

Câu 10: Thế nào về nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát? Thực hiện nguyên tắc này có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc này được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Điều 2, cụ thể như sau:

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Câu 11: Thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát

Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, cụ thể như sau:

Đảm bảo cho việc thực hiện quyền lực nhà nước một cách hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, trùng lặp, lạm quyền.

Tăng cường tính dân chủ, sự tham gia của nhân dân vào việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Hạn chế sự tập trung quyền lực vào một cơ quan nhà nước, ngăn ngừa nguy cơ độc tài.

Câu 12: Thực hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Luật Trưng cầu ý dân của Nhà nước Việt Nam thể hiện nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thông qua các quy định sau:

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Điều 2 của Luật Trưng cầu ý dân quy định: "Trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp, là một hình thức thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân."

Nhân dân trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Điều 3 của Luật Trưng cầu ý dân quy định: "Trưng cầu ý dân được tiến hành để nhân dân trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước."

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua trưng cầu ý dân. Điều 4 của Luật Trưng cầu ý dân quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua trưng cầu ý dân bằng hình thức bỏ phiếu kín, biểu quyết đồng ý hoặc không đồng ý với dự án do cơ quan có thẩm quyền trình."

Như vậy, Luật Trưng cầu ý dân khẳng định rõ rằng, nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, có quyền trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thông qua hình thức trưng cầu ý dân.

Câu 13: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng phương thức và qua cơ quan, tổ chức nào?

Trả lời:

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng phương thức và qua cơ quan, tổ chức sau:

Phương thức

Dân chủ trực tiếp: Nhân dân trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định của nhà nước thông qua các hình thức như trưng cầu ý dân, bầu cử, tham gia hội nghị, hội thảo, đóng góp ý kiến, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo,...

Dân chủ gián tiếp: Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua các cơ quan nhà nước do mình bầu ra, như Quốc hội, Hội đồng nhân dân,...

Cơ quan, tổ chức

Quốc hội: Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do nhân dân bầu ra. Quốc hội có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, như sửa đổi Hiến pháp, quyết định chiến tranh và hòa bình,...

Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra. Hội đồng nhân dân có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, như quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội,...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của nhân dân Việt Nam, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Các tổ chức chính trị - xã hội khác: Như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,... Các tổ chức chính trị - xã hội này có vai trò tập hợp, đoàn kết, giáo dục, vận động nhân dân, tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Câu 14: Trình bày cơ cấu tổ chức của Chính phủ?

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm bộ và cơ quan ngang bộ. Đây là những cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một số ngành, lĩnh vực và các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.

Câu 15: Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là gì?

Trả lời:

Hình thức hoạt động của Chủ tịch nước là:

- Các hoạt động cá nhân: lắng nghe, tìm hiểu đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm - Các hoạt động cá nhân: lắng nghe, tìm hiểu đời sống nhân dân, quan tâm đến tâm

tư, nguyện vọng của mọi người dân, thăm và tặng quà cho các cá nhân tiêu biểu,...

- Việc ban hành lệnh, quyết định. - Việc ban hành lệnh, quyết định.

- Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình. - Việc ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch nước thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình.

Câu 16: Kể tên các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay?

Trả lời:

Các bộ và cơ quan ngang bộ của nước ta hiện nay: Bộ Công an, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ khoa học và công nghệ, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, Bộ xây dựng, Bộ Y tế.

Câu 17: Nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân.

Ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Ý kiến trên đúng. Vì nhân dân bỏ phiếu bầu ra các đại biểu Hội đồng nhân dân, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua hoạt động của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Câu 18: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người có quyền quyết định tất cả công việc của Uỷ ban nhân dân.

Ý kiến trên đúng hay sai? Tại sao?

Trả lời:

Ý kiến trên không đúng. Vì khi quyết định các vấn đề quan trọng của cơ quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phải thông qua ý kiến của tập thể.

Câu 19: Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Khi quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội phải họp thảo luận và biểu quyết để lấy ý kiến tập thể vì: Hệ thống chính trị Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở kết hợp thống nhất và hài hoà giữa hai yếu tố: tập trung và dân chủ

Câu 20: Quy định Luật, Nghị quyết của Quốc hội cần phải được quá nửa số đại biểu tán thành mới được thông qua thể hiện nguyên tắc tập trung dân chủ như thế nào?

Trả lời:

Các cơ quan tổ chức trong hệ thống chính trị Việt Nam hoạt động chủ yếu thông qua các kí họp, phiên họp, cuộc họp với sự tham gia của nhiều thành viên và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, của cơ quan, tổ chức bằng hình thức thảo luận, biểu quyết lấy ý kiến tập thể.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay