Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 4: Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử thế giới. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TRONG LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Câu 1: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Trả lời:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 ra đời xuất phát từ nguyên nhân nền kinh tế đơn giản, quy mô nhỏ lẻ vào những năm 1750 - 1760. Thời điểm này, nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động chân tay, điều này dẫn đến tốn kém nguồn nhân lực và kìm hãm sự phát triển kinh tế.
=> Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp ra đời nhằm thay đổi từ một nền kinh tế công nghiệp và thủ công nghiệp sang nền kinh tế do công nghiệp và chế tạo máy thống trị.
- Sự ra đời và cải tiến của máy móc thay thế cho sức lao động của con người đã khiến năng suất tăng lên.
Câu 2: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Trả lời:
Thời gian: Nửa sau của thế kỉ XX
Bối cảnh:
- Thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ nhất và lần thứ hai
- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần
- Bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh
- Nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới.
- Khủng hoảng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên.
- Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba còn gọi là cuộc cách mạng khoa học-công nghệ.
Câu 3: Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Trả lời:
Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra chiếc máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai cho ra đời máy dệt vải chạy bằng sức nước, làm tăng năng suất dệt lên tới 40 lần so với dệt tay.
- Năm 1782, Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước, góp phần tăng tốc độ sản xuất và năng suất lao động.
- Năm 1885, H. Bet-xơ-me phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.
- Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển.
- Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt ở Tây Âu và Bắc Mĩ phát triển mạnh.
- Năm 1807, R. Phơn-tơn chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Câu 4: Trình bày những hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.
Trả lời:
- Tác động tích cực:
+ Làm cho năng suất lao động ngày càng tăng lên, nâng cao không ngừng mức sống và chất lượng cuộc sống con người.
+ Làm thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn nhân lực, những đòi hỏi mới về giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, sự hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hoá.
+ Làm thay đổi các yếu tố của sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất và năng suất lao động.
+ Đưa loài người chuyển sang nền văn minh mới đó là “văn minh trí tuệ
+ Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật ngày càng được quốc tế hoá.
Tác động tiêu cực:
+ Gây ra những hậu quả mà con người chưa thể khắc phục: tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
+ Sản xuất vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, bệnh dịch mới...
Câu 5: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu, như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...
Câu 6: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trả lời:
Thời gian: Thế kỉ XXI
Bối cảnh:
- Thành tựu từ ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đó
- Nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao.
- Toàn cầu hóa đem lại cơ hội và thách thức với các nước.
- Khủng hoảng tài chính, nợ công, suy thoái kinh tế toàn cầu,…
=> Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Câu 7: Trình bày về những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về điện:
+ Năm 1832, H. Pi-xi đã phát minh ra máy phát điện dựa trên nguyên lý hoạt động của máy phát điện của Pha-ra-đây.
+ Năm 1876, A-lếch-xan-đơ G. Ben đã phát minh ra điện thoại đầu tiên.
+ Các phát minh về động cơ dòng điện một chiều và xoay chiều đã mở ra quá trình điện khí hóa sản xuất.
- Dầu mỏ được phát hiện góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí:
+ Năm 1885, Đức đã phát triển ô-tô sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu.
+ Năm 1889, Giô-dép Đây phát minh ra động cơ đốt trong.
+ Sự phát minh ra ô-tô và máy bay đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Câu 8: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
Trả lời:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Cuộc cách mạng này cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy vẻ năng suất lao động.
- Cuộc cách mạng đã thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hưởng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư trong các ngành dịch vụ tăng dần.
- Đà đưa loài người sang nền văn minh thứ ba, nền văn minh sau thời kỳ công nghiệp hoa, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hoá làm cơ sở.
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật... ngày càng quốc tế hoá cao.
Câu 9: Trình bày những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh.
Trả lời:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tảng 40 lần.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
- Lĩnh vực luyện kim:
+ Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
+ Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
- Lĩnh vực giao thông vận tải: Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công dầu máy xe lửa.
Câu 10: Anh/chị có đồng tình với ý kiến “trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4 thị trường lao động sẽ bị thách thức nghiêm trọng” không? Vì sao?
Trả lời:
– Đồng tình: tự động hóa sẽ thay thế con người lao động trong nhiều lĩnh vực. Quá trình thay thế này sẽ làm biến động thị trường lao động, thay đổi nhận thức về việc làm và nhu cầu tuyển dụng…; nâng cao hiệu suất làm việc, mang lại môi trường làm việc an toàn. Điều này dẫn đến nguy cơ người lao động có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.
Câu 11: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trên cơ sở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và cuộc cách mạng tư sản các nước Âu - Mỹ như thế nào?
Trả lời:
* Cơ sở của cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
- Trên cơ sở thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
+ Chế tạo và ứng dụng máy chạy bằng hơi nước.
+ Phát minh ra động cơ đốt trong thúc đẩy ngành cơ khí phát triển.
+ Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn.
- Các nước Âu – Mỹ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản:
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức cuối thế kỉ XIX đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức.
+ Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a cuối thế kỉ XIX đã lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nội chiến ở Mỹ nửa cuối thế kỉ XIX dã xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ tư bản phát triển. Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
Câu 12: Vì sao cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?
Trả lời:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra chủ yếu về công nghệ và sự ra đời của các thế hệ máy tính điện tử mới, vật liệu mới, vẻ những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học – kỹ thuật. - Đặc biệt, từ những năm 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp chủ yếu diễn ra trên các lĩnh vực công nghệ nên được gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Câu 13: Tại sao cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên?
Trả lời:
- Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên vì:
Việc sản xuất lương thực ngày càng gia tăng cho phép dân số vương quốc Anh cũng tăng lên nhanh chóng, đã giúp cung cấp công nhân lượng lớn cho các nhà máy và hầm mỏ, rất quan trọng đối với Cách mạng Công nghiệp. Đồng thời, dân số lớn hơn đã tạo ra một thị trường để cung cấp bày bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán hàng hóa.
Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng cho thế giới mà còn có thể dễ dàng được tìm thấy và thuận lợi khai thác được (than đá tương đối gần bề mặt tiếp cận).
Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán.
Chính trị ổn định bền vững, chính phủ vương quốc Anh cũng cởi mở hòa đồng với những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản.
=>Tất cả đều kết hợp hoàn hảo để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 14: Cùng với sự phát triển của Internet, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như một sự bùng nó trên phạm vi toàn cầu như thế nào?
Trả lời:
- Công nghệ thông tin là một nhánh ngành kỹ thuật máy tính và phần mềm để chuyển đổi, lưu giữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin. Từ đây máy tính được sử dụng ở khắp mọi nơi và có khả năng liên kết với nhau bởi các mạng truyền dữ liệu, hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
- Thiết bị điện tử là loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử cho phép tự động hoá trong các quy trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm. Nhiều thiết bị điện tử từng bước được chế tạo, như thiết bị viễn thông (điện thoại, ti-vi,...), thiết bị thu thanh và truyền hình (ra-da, kính thiên vân, vệ tinh nhân tạo,...), thiết bị y tế (tia X-quang, bức xạ,... ),... Nhờ vậy, thiết bị điện tử trực tiếp làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc.
Câu 15: Cuộc cách mạng công nghiệp lớn thứ hai diễn ra trên cơ sở chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền và lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ như thế nào?
Trả lời:
Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
+ Phát hiện về phóng xạ của Hàng-ra Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.
+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vi đạt trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.
+ Phát minh của Rơnghen (Đức) vẻ ta X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.
- Trong lĩnh vực hoá học:
Định luật tuần hoàn của Men-de-le-ép (Nga), đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hoá học.
- Trong lĩnh vực sinh học:
+ Học thuyết Đacuyn (Anh) đẻ cập đến sự tiến hoá và di truyền...
+ Phát minh của nhà bác học Lu-1 Pa-xtơ (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh cho đại.
+ Páp-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
- Trong lĩnh vực kĩ thuật:
* Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng...
+ Dầu hỏa được khai thác để thắp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hoá học ra đời.
+ Phát minh ra điện tín. Cuối thế kỉ XIX, 6 tổ được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ đốt trong. Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên.
* Tác dụng: Đà làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.
Câu 16: Tình hình Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến đời sống của người dân Việt Nam như thế nào?
Trả lời:
- Trong vài thập niên gần dây, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển mạnh mẽ về viễn thông và công nghệ thông tin.
- Công nghệ thông tin đang được phổ cập rộng rãi đến người dân và ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội. Đây là một thuận lợi rất lớn về hạ tầng cho Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
* Tác động:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến xu hướng tiêu dùng của người dân, tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong quan niệm và thói quen tiêu dùng. Nhờ sự phát triển của mạng Internet, thương mại điện tử ra đời đã giúp người tiêu dùng lựa chọn, mua sắm hàng hoá bằng hình thức trực tuyến. Thông qua thương mại điện tử, người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận gần hơn với thương mại thế giới.
Sự phát triển của khoa học - công nghệ giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức làm việc từ xa, không nhất thiết phải đến trụ sở, văn phòng, không phải giao tiếp trực tiếp với đồng nghiệp, cấp trên, thậm chí cả với đối tác... mà vẫn hoàn thành công việc.
- Giao tiếp, ứng xử của con người Việt Nam trước đây chủ yếu qua phương thức trực tiếp và thiên về sự kín đáo, tế nhị, theo khuôn phép, thậm chí còn nghi thức, cầu kỳ, nhưng nay, với tốc độ, nhịp độ sống nhanh hơn, con người có thể thực hiện giao tiếp bằng nhiều cách thông qua mạng Internet, như sử dụng Zalo, Viber, Sky, Instagram,
Câu 17: Vì sao trong các thế kỉ sau, nước Anh bị tụt hậu về công nghiệp?
Trả lời:
Tại vì:
- Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dẫn dẫn trở nên lạc hậu.
- Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
Câu 18: Những điểm mới của cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Trả lời:
+ Tập trung vào công nghệ kỹ thuật số, kết nối vạn vật thông qua Internet.
+ Làm ra các sản phẩm, các chuỗi cung ứng, các nhà máy trở nên thông minh hơn.
+ Đáp ứng các hệ thống sản xuất và nhu cầu khách hàng.
+ Được đánh dấu bằng hàng loạt phát minh ra đời như: robotics, trí tuệ nhân tạo, công nghệ na-no, máy tính lượng tử, công nghiệp sinh học, Internet vạn vật,...
Câu 19: Tại sao động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
Trả lời:
- Động cơ hơi nước được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì:
Trước đây, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới hết sức thô sơ và đơn giản. Hầu hết công việc đều dựa vào nguồn lao động chân tay, dựa trên sức nước, sức gỗ, sức gió ... với quy mô rất nhỏ. Vì thế, năng suất lao động không những ở mức thấp mà còn tốn nhiều nhân lực.
Động cơ hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.
Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu
Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.
=> Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Câu 20: Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?
Trả lời:
- Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực công nghệ nên gọi là cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Cuộc cách mạng này gần với nhiều thiết bị hiện đại như máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điện tử,...