Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 13: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

 

BÀI 13: Khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam

(16 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 13: Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên các cơ sở nào?

Trả lời:

- Khối đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên các cơ sở:

+ Trước hết là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước.

+ Trong quá trình đấu tranh xã hội, đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Trong quá trình đấu tranh chinh phục thiên nhiên.

Câu 2/Bài 13: Kết quả của quá trình tạo nên khối đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời:

+ Quá trình thực hiện khối đoàn kết dân tộc dã tạo nên truyền thống yêu nước, đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

+ Thời kì có – trung đại, các vương triều luôn coi trọng việc đoàn kết chặt chẽ giữa các tầng lớp nhân dân và sự hoà thuận trong nội bộ triều đình để tạo dựng sức mạnh đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Các triều đại luôn đề cao mối quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia và có những chính sách nhất quán về việc đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng miền.

Câu 3/Bài 13: Hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc từ thời Văn Lang – Âu Lạc đến nay.

Trả lời:

– Thời Văn Lang – Âu Lạc: Cư dân Việt có đoàn kết để trị thủy và chóng ngoại xâm.

- Thời Bắc thuộc: Nhân dân ta đoàn kết để chống quân xâm lược phương Bắc, giành lại độc lập, tự chủ cho dân tộc. Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến chiến thắng Bạch Đàng năm 938, đánh tan quân Nam Hán thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc.

- Trong thời phong kiến độc lập, tự chủ:

+ Các triều đại phong kiến ở nước ta đều thực hiện khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

+ Tiêu biểu là thực hiện chính sách phong tước, gà con gái cho các tù trưởng (thời nhà Lý), đoàn kết chống quân xâm lược Mông - Nguyên thời nhà Trần, đoàn kết chống quân Minh trong khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, ...

- Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:

+ Luôn đề cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đó là thành lập các mặt trận thống nhất như: Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936), Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1938), Mật trận Việt Minh (1941), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960).

+ Miền Bắc ra sức đoàn kết và chi viện cho chiến trường miền Nam để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. - Trong giai đoạn hiện nay: Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc luôn nêu cao tinh thần đoàn kết bằng những chính sách cụ thể, thiết thực.

Câu 4/Bài 13: Em hãy kể tên một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam.

Trả lời:

- Một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam: 

+ Anh hùng Bế Văn Đàn (dân tộc Tày), 

+ Anh hùng Kim Đồng (dân tộc Nùng);

+ Anh hùng La Văn Cầu (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Đinh Núp (dân tộc Ba Na);

+ Anh hùng Hồ Vai (dân tộc Pa-cô);

+ Anh hùng Pi Năng Tắc (dân tộc Ra-grai),…

 

Câu 5/Bài 13: Theo em, các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

- Các nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước là những nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ giữa các dân tộc - tộc người trong quá trình phát triển đất nước.

 

Câu 6/Bài 13: Nêu những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Trả lời:

- Những hành động mà một công dân có thể thực hiện để góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc:

+ Tôn trọng những nét văn hóa khác biệt của các dân tộc trong “đại gia đình” Việt Nam.

+ Đoàn kết, giúp đỡ những công dân khác thuộc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.

+ Hiểu đúng đắn về quan điểm, nội dung và thực hiện những hành động phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước.

+ Nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu kích động, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc của các thế lực phản động.

 

Câu 7/Bài 13: Em hãy nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc sống hiện nay. Nêu ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò lớn: là cơ sở huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn hòa bình, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

Ví dụ: Các hội đồng hương, các hội phụ nữ, các hoạt động ủng hộ đồng bào khó khăn....

 

Câu 8/Bài 13: Lập bảng tóm tắt một số nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng).

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Kinh tế

Chủ trương phát triển kinh tế miền núi, dân tộc thiểu số, phát huy thế mạnh tiềm năng của từng vùng, khắc phục chênh lệch giữa các vùng miền.

Văn hóa

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Xã hội

Thực hiện chính sách xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.

An ninh quốc phòng

Củng cố địa chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc.

 

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 9 /Bài 13: Nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam. 

Trả lời:

- Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc), phát triển qua hoạt động sống hằng ngày và các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc . 

- Việc trồng lúa nước yêu cầu nhân dân ta lại cùng nhau “chung lưng đấu cật” xây dựng thủy lợi và đê điều từ đó hình thành tinh thần đoàn kết trong nhân dân.

- Trước sự đe dọa từ thế lực bên ngoài, nhân dân ta cùng nhau đoàn kết đứng lên chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc..

Câu 10 /Bài 13: Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy như thế nào trong thời kì phong kiến độc lập, tự chủ đến năm 1976 ở Việt Nam?

Trả lời:

- Trong thời phong kiến độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội.

- Các vương triều Lý, Trần, Lê sơ da từng bước dưa quốc gia Đại Việt phát triển phồn thịnh trong XV trên cơ sở tư tưởng lấy dân làm gốc, với các chính sách nhằm phát triển sản xuất và ổn định dời sống nhân dân: ưu đài về thuế khoá, thúc dẩy khai hoang, chăm lo đê điều, giảm bớt thuế khoá, lao dịch,...

- Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà dứng trước tình thế khó khan “ngàn cân treo sợi tóc". Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ vàng” và “Quỹ Độc lập” góp phần thiết thực dưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975), cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tiến hành (ngày 25 - 4 - 1976) thống nhất đất nước vẻ mặt nhà nước là diều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu 11 /Bài 13: Lập bảng tóm tắt về vai trò của khối đại đoàn kết và nội dung của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước hiện nay.

Trả lời:

Yêu cầu

Nội dung

1. Vai trò của khối đại đoàn kết

- Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh nền tảng, tập hợp, phát huy sức mạnh của các tầng lớp nhân dân và cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Đại đoàn kết dân tộc là yếu tố khẳng định vị thế quốc gia trước những thách thức của thời đại mới, như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,

dại dịch,...

Đặc biệt là trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đại đoàn kết dân tộc là yếu tố không tách rời với việc khẳng dịnh chủ quyền biên giới, biển đảo của Việt Nam.

2. Nội dung của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước

 Về kinh tế:

+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số hướng đến phát huy tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào các dân tộc.

+ Đưa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cùng cả nước tiến hành công nghiệp hoá, hiện dại hoá đất nước.

- Về xã hội:

+ Tập trung vào các vấn đề giáo dục – đào tạo, văn hoá, y tế,... nhằm nâng cao năng lực, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

+ Tạo tiền dẻ và cơ hội để các dân tộc có dầy dủ diều kiện tham gia quá trình phát triển, trên cơ sở đó không ngừng nâng cao dời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.

- Vẻ quốc phòng, an ninh: Củng cố các địa bàn chiến lược, giải quyết tốt vấn đề đoàn kết dân tộc và quan hệ dân tộc trong mối liên hệ tộc người, giữa các tộc người và liên quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá.

Câu 12/Bài 13: Khối đại đoàn kết dân tộc trong thời kì dựng nước và đấu tranh chóng ngoại xâm bảo vệ đất nước có vai trò như thế nào?

Trả lời:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước:

Người Việt có dã sớm tạo nên sự cố kết cộng đồng trong các hoạt động trị thuỷ, xây dựng các công trình công cộng, hình thành xóm làng,

- Đây là một trong những cơ sở quan trọng cho sự ra đời của các nhà nước đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.

Quá trình dựng nước trên cơ sở đoàn kết dẻ chinh phục thiên nhiên và nhu cầu chống ngoại xâm đã nhanh chóng phát triển thành sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, trở thành truyền thống trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.

  • Trong thời kì đấu tranh chống ngoại xâm:

- Khối dại đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh quyết định cho mọi thắng lợi bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.

- Sau các cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), Hưng Đạo Vương Trán Quốc Tuấn đã tổng kết bài học thắng lợi: “Vua tôi dòng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức chiến đấu nên giặc phải bỏ tay”

- Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám (1945) là minh chứng sinh động vẻ sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc Việt Nam, khi có đường lối đúng dẫn và được tổ chức, tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi (1945 – 1975) là thành quả vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết dân tộc, quyết tâm thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam - Bắc.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 13 /Bài 13: Em hãy cho biết nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh giành độc lập trong lịch sử dân tộc. Qua đó phân tích vai trò và tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam.

Trả lời:

- Nguyên nhân thắng lợi của các cuộc đấu tranh trong lịch sử dân tộc ta chủ yếu do sự đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù của dân tộc ta.

- Khi có giặc ngoại xâm, khối đại đoàn kết là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của cuộc đấu tranh.

Câu 14 /Bài 13: Hiện nay, trong Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Việc UNESCO ghi danh nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam làm em thấy tự hào, và có ý thức trong việc bảo tồn, phát huy những giá trị di sản truyền thống của các dân tộc thiểu số.

 

Câu 15 /Bài 13: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”

(Hồ Chí Minh)

Em hiểu như thế nào về quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Lấy những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải của em. 

Trả lời:

Ý nghĩa của quan điểm trên: 

- Đoàn kết là sự gắn bó, chúng tay để cùng làm một việc gì đó, đại đoàn kết trước hết là đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân, sau là đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế.

- Câu nói của Bác đã đưa ra một câu có quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công: có đoàn kết thì mới thành công. 

Dẫn chứng: trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trước lời kêu gọi toàn dân kháng chiến cả Bác cùng với lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm, quân và dân ta đã anh dũng đứng lên tạo nên những chiến thắng vang rộn năm châu và giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 16/Bài 13: Thông qua sách, báo, truyền hình, internet hoặc quan sát thực tế ở địa phương, em hãy kể tên một số chương trình thể hiện những nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Trả lời:

Một số chương trình cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: Xây nhà cho người nghèo; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch…

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay