Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 1: Hiện thực lịch sử và lịch sử được con người nhận thức
(18 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1/Bài 1: Hãy cho biết lịch sử là gì? Hiện thức lịch sử và nhận thức lịch sử là gì?
Trả lời:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ. - Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. - Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng da diễn ra trong xã hội loài người và phát hiền ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.
Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản là hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử:
+ Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức).
Ví dụ: Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Đó là một hiện thực lịch sử (sự thật, khách quan).
+ Nhận thức lịch sử: là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con người về quá khứ (nhận thức về sự việc đã xảy ra).
+ Nhận thức lịch sử thường được nhận thức bởi thế hệ sau, không thể thoát khỏi sự nghi ngờ về tính khách quan.
Ví dụ: Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là nhờ điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Trong đó, điều kiện chủ quan đóng vai trò quyết định.
Tuy nhiên, có một số quan điểm của giới học giả tư sản lại cho rằng Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi là một sự ăn may, trống vắng quyền lực. Đây là nhận thức sai lầm về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Câu 2/Bài 1: Tính khách quan của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Tính khách quan của hiện thực và nhận thức lịch sử:
- Hiện thực lịch sử có trước, nhận thức lịch sử có sau. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thể thay đổi. Hiện thực lịch sử luôn khách quan, không phụ thuộc vào nhận thức của con người.
Nhận thức lịch sử rất đa dạng và có thể thay dổi theo thời gian và nhận thức của con người. Nhận thức lịch sử vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Sở dĩ nhận thức lịch sử có tính chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,...
Câu 3/Bài 1: Vì sao nhận thức lịch sử vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người?
Trả lời:
Nhận thức lịch sử vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan của mỗi người. Sở dĩ nhận thức lịch sử có tính chủ quan là do mục đích nghiên cứu, nguồn sử liệu, quan điểm tiếp cận, phương pháp nghiên cứu,...
- Đối tượng nhận thức của sử học là một hiện thực đã diễn ra trong quá khứ, chỉ xảy ra một lần và không lập lạt. Giữa nhà sử học với đối tượng nghiên cứu của mình luôn có một khoảng cách vệ thời gian, đó là khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại. Nhà sử học không thể quan sát trực tiếp đối tượng nhận thức vì đối tượng nhận thức của nhà sử học không còn hiện hữu.
- Chủ thể nhận thức lịch sử là nhà sử học, luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là sự chi phối của hệ thống giá trị. Các nhà sử học thừa nhận các hệ thống giá trị khác nhau tất yếu dẫn đến những kết quả nhận thức lịch sử khác nhau.
Câu 4/Bài 1: Hãy lập bảng tóm tắt về đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của sử học.
Trả lời:
Nội dung |
Hướng dẫn trả lời |
1. Đối tượng nghiên cứu |
- Là toàn bộ những hoạt động của con người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng quốc gia hoặc khu vực,...) trong quá khứ, diễn ra trên mọi lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, quân sự, ngoại giao,.... - Đối tượng nghiên cứu của Sử học xuất hiện từ khi con người biết ghi chép, lịch sử, nhưng trong xã hội có giai cấp, quan niệm về đối tượng của Sử học lại khác biệt. |
2. Chức năng |
- Chức năng khoa học: khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác, khách quan. - Chức năng xã hội: phục vụ cuộc sống của con người hiện tại thông qua những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ quá khứ. |
3. Nhiệm vụ |
- Trang bị tri thức khoa học, đó là những tri thức đã được khoa học lịch sử thừa nhận, giúp con người hiểu đúng quá khứ. - Giáo dục, nêu gương bằng cách hướng tới những phẩm chất, giá trị tốt đẹp, tiến bộ và nhân văn. |
Câu 5/Bài 1: Sử học có những nguyên tắc cơ bản nào? Ý nghĩa của việc nắm vững những nguyên tắc đó.
Trả lời:
* Sử học có các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu, phải khỏi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan, không nhận thức phiến diện, một chiều, không theo ý kiến chủ quan.
- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cản trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử.
- Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, Sử học hưởng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phán xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
* Ý nghĩa của các nguyên tắc cơ bản:
- Định hưởng việc nghiên cứu cho nhà sử học: bám sát mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu,...
- Giúp nhà sử học hiểu rõ sứ mệnh, trách nhiệm, đạo đức của người viết.
- Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ lẽ phải, ủng hộ quan điểm khoa học tiến bộ và nhân văn.
Câu 6/Bài 1: Hãy trình bày nguồn sử liệu của Sử học.
Trả lời:
- Sử học có hai nguồn sử liệu cơ bản:
- Nguồn sử liệu sơ cấp:
+ Là sử liệu được tạo ra đầu tiên, gần nhất hoặc gắn liền với thời gian xuất hiện của các sự kiện.
+ Nguồn sử liệu sơ cấp được coi là bằng chứng quan trọng nhất của nhà sử học khi miêu tả, phục dựng lại quá khứ.
- Nguồn sử liệu thứ cấp:
+ Là sử liệu được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, thường là những công trình, tác phẩm, bài báo nghiên cứu về hiện thực lịch sử.
- Nguồn sử liệu thứ cấp được coi là tài liệu tham khảo ( thông qua quan điểm tiếp cận, nhận thức của con người).
Câu 7/Bài 1: Lập bảng tóm tắt về nội dung của các loại hình sử học cở bản.
Trả lời:
Nội dung |
Các loại hình |
1. Sử liệu lời nói truyền khẩu |
Là nguồn sử liệu thông qua lời nói, truyền khẩu, gồm những câu chuyện truyền thuyết, có tích, giai thoại, ... được lưu truyền từ đời này qua đời khác hoặc những lời kể của nhân chứng lịch sử. Ví dụ: truyền thuyết Thánh Gióng Con Rồng cháu Tiên, Sơn Tinh – Thủy Tinh,... |
2. Sử liệu hiện vật |
Là nguồn sử liệu vật thể do con người tạo tác, gồm các di tích, công trình hoặc đồ vật cụ thể. Ví dụ: khu di tích Hoàng thành Thăng Long Thánh địa Mĩ Sơn của người Chăm; Kinh do Huế; Thành nhà Hồ... |
3. Sử liệu hình ảnh |
Là nguồn sử liệu phản ánh về quá khứ thông qua tư liệu hình ảnh, gồm tranh, ảnh, băng hình, ... Ví dụ: những hình ảnh về cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm 1969. |
4. Sử liệu thành văn |
Là nguồn sử liệu bằng chữ viết, như sách, báo, bản ghi chép, nhật ký, hiệp ước, hiệp định, ... Ví dụ: bản thảo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết từ năm 1965 và được công bố năm 1969 là sử liệu thành văn. |
Câu 8/Bài 1: Hãy trình bày một số phương pháp cơ bản của sử học.
Trả lời:
Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp lịch sử: tìm hiểu, khôi phục, mô tả các sự kiện, hiện tượng (về quá trình ra đời phát triển và suy vong), gắn với bối cảnh lịch sử cụ thể,..
+ Phương pháp lôgic: tìm hiểu lịch sử trong hình thức tổng quát để tìm ra các đặc điểm chung, bản chất, quy luật, mối quan hệ nhân – quả của lịch sử...
- Phương pháp trình bày:
+ Phương pháp lịch đại: trình bày lịch sử theo thời gian trước – sau (mối liên hệ dọc), giúp người đọc thấy được tiến trình của lịch sử.
Phương pháp đồng đại: trình bày lịch sử theo không gian ở cùng giai đoạn (mối liên hệ ngang), giúp người đọc thấy được ở cùng một thời điểm có những sự kiện nào.
- Phương pháp tiếp cận: phương pháp tiếp cận liên ngành của Sử học khai thác thông tin của nhiều ngành khoa học (Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn hoá học,...) để làm sáng tỏ các sự kiện, hiện tượng lịch sử có liên quan.
2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)
Câu 9 /Bài 1: Vì sao nguồn sử liệu lời nói- truyền khẩu tồn tại trong thời gian dài ở Việt Nam thời cổ đại
Trả lời:
Nguồn sử liệu lời nói và truyền khẩu tồn tại trong thời gian dài ở Việt Nam thời cổ đại vì nó đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, văn hóa, và truyền thống qua nhiều thế hệ. Trong điều kiện thiếu hụt văn bia và tài liệu ghi chép, việc truyền bá thông tin thông qua lời nói và truyền khẩu đã là phương tiện chính thức và hiệu quả. Điều này thể hiện sự linh hoạt và khả năng thích ứng của cách thức truyền bá kiến thức và truyền thống trong văn hóa cổ đại của Việt Nam.
Câu 10 /Bài 1: So sánh hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử.
Trả lời:
Hiện thực lịch sử |
Nhận thức lịch sử |
|
Giống nhau |
Liên quan đến lịch sử, những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhận thức về những gì đã diễn ra trong quá khứ |
|
Khác nhau |
Hiện thực lịch sử chỉ có một và không hề thay đổi. Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách quan, độc lập ngoài ý muốn của con người. Mang tính khách quan, độc lập với nhận thứccủa con người không có hiện thức lịch sử sẽ không có nhận thức lịch sử. |
Là những hiểu biết của con người về lịch sử hiện thực, được trình bày, tái hiện theo nhiều cách khác nhau. Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong phú. Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các nhà sử học và khoa học lịch sử. |
Câu 11 /Bài 1: Lịch sử là quá khứ. Vậy, hiện thực lịch sử có phải quá khứ hay không? Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích.
Trả lời:
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người để nhận thức về hiện thực lịch sử. Vì vậy, hiện thực lịch sử cũng là quá khứ.
Câu 12/Bài 1: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
Trả lời:
Quan điểm trên của nhà sử học người Đức có thể hiểu là tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối vì hiện thực lịch sử là độc lập và khác quan nhưng nhận thức lịch sử lại mang lại tính chủ quan của con người khi nghiên cứu. Mỗi người sẽ có một quan điểm, một cách tiếp cận hiện thực lịch sử khác nhau.
Câu 13 /Bài 1: Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về lịch sử (ghi chép, giấy viết,…)?
Trả lời:
3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)
Câu 14 /Bài 1: Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?
Trả lời:
- Chức năng của sử học:
+ Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.
+ Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.
+ Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.
- Nhiệm vụ của sử học:
+ Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.
+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.
+ Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
Câu 15 /Bài 1: Em hãy lí giải vì sao khi nghiên cứu và trình bày lịch sử, nhà sử học cần ưu tiên sử dụng nguồn sử liệu sơ cấp thay vì sử dụng nguồn sử liệu thứ cấp?
Trả lời:
- Sử liệu sơ cấp đóng vai trò bằng chứng. Nếu không có hoặc có ít bằng chứng, việc miêu tả, phục dựng lại quá khứlà không đáng tin cậy, không thuyết phục hoặc rất dễ sai sót.
- Nguồn sử liệu thứ cấp được tạo ra sau thời điểm xuất hiện của các sự vật, hiện tượng được nghiên cứu, đã có sự “can thiệp” của con người (thể hiện quan điểm tiếp cận, đánh giá, nhận xét,…), do vậy chỉ có giá trị tham khảo đối với nhà nghiên cứu.
Câu 16 /Bài 1: Sưu tầm một số tư liệu có liên quan đến quá khứ, gia đình, quê hương em và viết đoạn văn ngắn giới thiệu về những tư liệu đó. Thông qua những tư liệu đó, em biết được điều gì về gia đình, quê hương em trong quá khứ. Cho biết cảm nhận, cảm xúc của em khi biết được những điều này?
Trả lời:
- Tư liệu sưu tầm được về Hà Nội: Hà Nội xưa thường được gọi với cái tên là Thăng Long – Kẻ Chợ cũng bởi vì mảnh đất ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề lớn nhỏ, nơi họp chợ và là thị trường buôn bán lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Trong các khu chợ xưa ở Thăng Long thì chợ Đồng Xuân được xem là khu chợ to và vui nhất thời đó. Được xây dựng từ thời phong kiến nhà Nguyễn, tính đến nay chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Là một trong những căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp đắc lực của Hà Nội, sau ngày giải phóng thủ đô, chợ Đồng Xuân được cho xây dựng lại và trở thành ngôi chợ lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, vào năm 1994 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra làm thiêu trụi hầu hết những gian hàng trong chợ. Đây được xem là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến tận ngày nay. Sau vụ hỏa hoạn, chợ được UBND TP Hà Nội cho xây dựng lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ khu vực mặt tiền chợ. Ngày nay, chợ Đồng Xuân được biết đến là khu chợ buôn bán sầm uất nhất nhì Việt Nam và là chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho tỉnh thành phía Bắc. Dù là báng sỉ hay bán lẻ thì giá cả ở chợ cũng rất phải chăng và không quá đắt đỏ. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho du khách thường xuyên lựa chọn chợ Đồng Xuân là nơi ghé đến để mua quà cho bạn bè và người thân mỗi khi có dịp thăm Hà Nội. Nhà văn Băng Sơn đã từng nói: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”. Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người dân Thăng Long xưa, trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi đến Hà Nội.
- Qua tư liệu, em biết được chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam. Em cần tự hào và giữ gìn những giá trị lịch sử này.
4. VẬN DỤNG ( 2 CÂU)
Câu 17/Bài 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai của Hội Sử học (1988).” Lịch sử chỉ xảy ra duy nhất có một lần, nhưng do nhiều người viết và viết lại nhiều lần. Dù ở thời điểm nào, nhà sử học cũng phải thật trung thực, khách quan”.
Trả lời:
Qua lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ta có thể hiểu :
- Lịch sử chỉ diễn ra một lần duy nhất, dòng chảy thời gian ấy sẽ không lặp lại.
- Sử học cần phải dựa vào các nguồn tư liệu để khôi phục hiện thực lịch sử thật chính xác.
- Điều kiện tiên quyết để khôi phục lịch sử chính xác và cụ thể nhất đòi hỏi nhà sử học phải trung thực và có cái nhìn khách quan về lịch sử để tránh nhận thức phiến diện, một chiều và chủ quan theo ý kiến cá nhân.
=> Tóm lại, ở bất cứ giai đoạn thời điểm nào, thì sự trung thực và khách quan của nhà sử học là yếu tố rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.
Câu 18/Bài 1: Lịch sử “là quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ha- lết-ca).
Em hiểu quan điểm trên như thế nào?
Trả lời:
Em hiểu quan điểm trên là lịch sử có thể hiểu là để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.