Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 9: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

 

BÀI 9: Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 9: Hãy trình bày điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

- Vị trí địa lý:

+ Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay).

+ Phía bắc tiếp giáp Trung Quốc, phía đông giáp biển là những yếu tố vị trí địa lý thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.

Hệ thống sông ngòi:

+ Sông Hồng, sông Mã, sông Cả đã bỏi đắp phù sa, hình thành các vùng dóng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng.

+ Cư dân ở đây trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

- Khí hậu:

+ Văn Lang – Âu Lạc chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Lượng ánh sáng mặt trời lớn và lượng mưa nhiều thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi; bảo đảm nguồn thức ăn da dạng.

– Tài nguyên:

Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (sắt, đồng, chì, thiếc,...) là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

Câu 2/Bài 9: Em hãy cho biết: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành và phát triển dựa trên những cơ sở xã hội nào?

Trả lời:

+ Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên (khoảng 4000 năm trước), phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Đông Sơn. 

+ Trong hơn hai thiên niên kỉ, sự phát triển của công cụ lao động, các hoạt động sản xuất đã dẫn đến: sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ, phần hoá xã hội và sự ra đời của nhà nước.

Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp (trị thuỷ, làm thuỷ lợi, khai hoang,...), yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng, các làng đã liên kết với nhau, suy tôn thủ lĩnh chung. 

=> Đây chính là cơ sở hình thành nên nhà nước đầu tiên ở Việt Nam - tiền để cho sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh.

Câu 3/Bài 9: Những thành tựu về đời sống vật chất của nền văn minh văn Lang – Âu Lạc.

Trả lời:

- Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra họ còn biết chân nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao.

Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...).

- Vẻ trang phục, nam thường dóng khó, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất.

- Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhản, khuyên tai, ...

- Họ sống trong các chiêng, chạ ở ven đói hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở phó biển là kiểu nhà làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

 

Câu 4/Bài 9: Điều kiện tự nhiên tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?

Trả lời:

- Văn minh Cham-pa được hình thành trên vùng duyên hải và một phản cao nguyên miễn Trung Việt Nam ngày nay.

Địa hình đan xen khu vực cao nguyên với đồng bằng nhỏ hẹp.

- Những cánh đồng màu mờ ven sông Thu Bốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân.

- Đường bờ biển dài, Vương quốc Chăm-pa sớm trở thành nơi tiếp nhận nhiều luồng di cư, tiếp xúc và giao lưu văn hoá từ bên ngoài, đặc biệt là ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

 

Câu 5/Bài 9: Điều kiện dân cư tác động đến việc hình thành văn minh Chăm-pa như thế nào?

Trả lời:

- Cư dân bản địa sinh sống lâu dài ở vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung Việt Nam.

- Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của bộ phận cư dân nổi tiếng Mã Lai - Đa Đảo.

- Những nhóm cư dân này cộng cư với nhau và là chủ nhân đầu tiên của văn minh Chăm-pa.

Câu 6/Bài 9: Hãy mô tả những thành tựu tiêu biểu về vật chất của văn minh Chăm-pa.

Trả lời:

Yêu cầu

Mô tả

1. Nguồn lương thực, thực phẩm chính

Gạo nếp, gạo tẻ, các loại cá, tôm, ốc,... là nguồn lương thực, thực phẩm chính của cư dân Chăm-pa

2. Trang phục thao

Nam, nữ thường quán ngang tầm vài từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.

3. Nhà ở

Vua thường ở trong lâu cao, dân thường ở nha san dựng bằng gỗ.

4. Phương tiện đi biển

Phổ biến là loại thuyền hai dầu nhọn, có cánh buồm, phần dâu lại và một thuyền đều uốn cong.

5. Kỹ thuật làm đồ gốm và thấp, gốm tráng men, gốm gia dụng,... xây dựng đền tháp

- Sản phẩm từ nghề gốm da dạng, như tượng phù điêu trang trí đèn

-  Cư dân Chăm-pa sử dụng chất nhựa thảo mộc trộn với bột gạch tạo thành chất kết dính giữa các viên gạch trong xây dựng đền tháp.

 

Câu 7/Bài 9: Hãy trình bày thành tựu về đời sống tinh thần của cư dân Chăm-pa.

Trả lời:

- Chữ viết: Châu viết của người Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và dân được sử dụng phổ biến trên các văn bia.

- Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, vẫn bị kí, sử th,....) và văn học viết (thơ, trường ca,..) cùng song hành tồn tại.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Cư dân Cham-pa có tục thờ cũng có tiền, chọn người chết trong các mộ chum.

+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo Ấn Độ, cư dân Cham-pa sùng bái các vị thần Hin-du giáo, như thần Si-va, Vit-nu, Bra-ma. Phật giáo cũng được truyền bá rộng rãi trong các tầng lớp xã hội. Tư duy thẩm mỹ và sự sáng tạo của cư dân Cham-pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, diêu khác, chế tác đồ trang sức...

- Âm nhạc và ca múa: đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như dàn cảm, trống kèn,... cùng nhiều kiểu mưa, như điệu mùa Áp-sa-ra trong cung đình, ở dẻn miếu, trong những dịp lễ, hội,...

 

Câu 8/Bài 9: Hãy trình bày cơ sở hình thành văn minh Phù Nam.

Trả lời:

  • Điều kiện tự nhiên:

- Địa bàn chủ yếu của Vương quốc Phù Nam là khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, thuộc hạ lưu sông Mê Công.

- Hàng năm được phù sa bồi đắp tạo thành đóng bằng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận tiện cho thuyền bè lưu thông

Cơ sở xã hội:

- Văn minh Phù Nam có nguồn cội từ nền văn hoá lâu đời ở khu vực Nam Bộ.

- Khoảng cuối thiên niên kỉ I, sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và trao đổi hàng hoá ngày càng phát triển; cấu trúc làng nông - chai – thương nghiệp hình thành, chuẩn bị cho sự ra đời của các đô thị sơ khai ở một số vùng đất thuộc Nam Bộ. Là nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người.

– Cư dân bản địa cư trú lâu đời kết hợp với cư dân Nam Đảo di cư đến, cùng nhau xây dựng phát triển và tạo nên tiền đề cho sự thành lập Vương quốc Phù Nam sau này.

- Ảnh hưởng từ văn minh Ấn Độ: được truyền bá thông qua hoạt động thương mại đường biển.

 

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 9 /Bài 9: Lập bảng tóm tắt về cơ sở văn hoá, kinh tế và xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu lạc.

Trả lời:

Các yếu tố

Nội dung

1. Thời gian

Từ thế kỉ VII TCN.

2. Cơ sở văn hoá

Sự phát triển của văn hoá Đông Sơn và sự ra đời của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc.

3. Cơ sở kinh tế

- Cùng với nghẻ nông, cư dân Đông Sơn còn săn bắn, chăn nuôi, đánh cá và làm các nghề thủ công. Sự phân công lao động trong xã hội giữa nông nghiệp và

thủ công nghiệp đã hình thành.

- Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra nhiều của cải dư thừa.

Câu 10 /Bài 9: Lập bảng thống kê về tổ chức xã hội và nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc.

Trả lời:

Yêu cầu

Nội dung

I. Tổ chức xã hội

- Người Việt có quản tụ trong xóm làng (chiêng, chạ, mường, bản,...), gồm nhiều gia đình, dòng họ sinh sống trên cùng một khu vực.

Cư dân đoàn kết dắp dê, trị thủy, khai hoang mở rộng địa bàn cư trú và canh tác.

2. Tổ chức nhà nước

– Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN. Kinh do đặt tại Phong Châu (Phú Thọ).

– Tổ chức nhà nước còn đơn giản: đứng đầu là vua Hùng, giúp việc có các Lạc hầu. Vua là người chỉ huy quân sự và chủ trì các nghi lễ tôn giáo.

– Cả nước chia làm 15 bộ do Lạc tướng cai quản, dưới bộ là các chiềng, chạ

do Bồ chính phụ trách.

Nhà nước Âu Lạc ra đời khoảng năm 208 TCN. Là sự kế thừa về tổ chức bộ máy chính quyền của nước Văn Lang.

– Nước Âu Lạc do An Dương Vương đứng đầu, giúp việc vẫn là các Lạc hầu.

- Nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang. Lãnh thổ mở rộng trên cơ sở hoà hợp và thống nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt. Cư dân Âu Lạc đã biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần, xây dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

3. Nhận xét

- Tổ chức nhà nước Âu Lạc: có nhiều thay đổi so với tổ chức nhà nước Văn Lang.

- Đứng đầu nhà nước là An Dương Vương, nắm giữ mọi quyền hành và có quyền thế cao hơn trong việc trị nước.

4. Cơ sở xã hội

- Thời Phùng Nguyên da bắt dầu có hiện tượng phân hoá xã hội giữa giàu và nghèo. Thời Dong Sơn, mức độ phân hoa xã hội ngày càng phổ biến hơn. - Xuất hiện phân hoá giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì

+ Quý tộc là những người giàu, có thể lực.

dân cư.

+ Nông dân tự do sinh sống trong các công xã nông thôn và chiếm đại đa số

+ Nô tì là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.

Quá trình giao lưu, trao dổi sản phẩm da hình thành mối liên kết giữa các cộng dồng cư dân Việt cổ và thức dậy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang Âu Lạc.

Câu 11 /Bài 9: Nêu nhận xét chung về đời sống vật chất và tinh thần của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.

Trả lời:

+ Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc phong phú, đặc sắc và phù hợp với diều kiện tự nhiên của nước ta.

+ Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hoà quyện với nhau trong con người Lạc Việt, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.

Câu 12/Bài 9: Lập bảng tóm tắt về sự hình thành Vương quốc Chăm-pa và Phù Nam.

Trả lời:

Vương quốc

Quá trình thành lập

1. Cham-pa

- Thời Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập chính sách thống trị đối với vùng đất phía nam day Hoành Sơn của nước ta, đặt tên là quận Nhật Nam.

- Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lam nổi dậy lật đổ ách cai trị của nhà Hán, lập ra nhà nước Làm Áp.

- Trong các thế kỉ III – X, nhà nước Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía

nam, kéo dài từ Ninh Thuận đến Bình Thuận ngày nay.

- Khoảng thế kỉ VII, tên Lâm Ấp được đổi thành Châm pa.

2. Phù Nam

- Ra đời vào khoảng thế kỉ 1, địa bàn chủ yếu của Phù Nam thuộc vùng Nam Bộ Việt Nam hiện nay.

- Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.

- Từ thế kỉ III, Phù Nam bắt đầu mở rộng lãnh thổ, nhiều lần chinh phục các xứ lan bang.

Từ thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính. Tới đầu thế kỉ VII, vương quốc Phù Nam sụp đổ.

Câu 13 /Bài 9: So sánh những thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của Chăm-pa và Phù Nam.

Trả lời:

Nội dung so sánh

Chăm-pa

Phù Nam

1. Chữ viết

Ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và dẫn được sử dụng phổ biến trên các văn bia

Ra đời sớm với các loại ván tự có loại giống chữ Hán, chữ Phạn. Một số vẫn tự khắc trên bia đá, khác trên vàng đá. 

2. Tin ngường tôn giáo

- Sùng bái các vị thần Hin-du giáo như thần St-va, Vit-nu, Bra-ma

- Phật giáo cũng được truyền bá rộng - Có tục thờ cúng tổ tiên, chọn người chết trong các mộ chum

– Hin-du giáo và Phật giáo được tôn sùng. Ba vị thần được thờ phổ biến là

Bra-ma, Vit-nu, Si-va.

- Dân gian còn có tín ngưỡng sùng bái nút thiêng và nàng công chúa rắn.

3. Tư duy thẩm mỹ trúc

Thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điều khác, chế tác đồ trang

Thể hiện qua kỹ thuật chế tác đồ trang sức, kỹ thuật dệt vải, làm gốm, diêu khắc, kiến trúc

3. VẬN DỤNG (2 CÂU)

Câu 14 /Bài 9: Lập bảng tóm tắt về tổ chức xã hội và nhà nước của Phù Nam.

Trả lời:

Yêu cầu

Nội dung

1. Tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội là các xóm làng (phum, sóc), gồm nhiều gia đình có chung huyết thống, cùng sinh sống trên một khu vực.

- Xóm làng (phum, sóc) có quan hệ lỏng lẻo với nhau và bị chia cắt bởi rừng

rậm, dảm lầy.

2. Tổ chức nhà nước

- Nhà nước Phù Nam ra đời vào khoảng thế kỉ I, được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế, vua là người đứng đầu có quyền lực tối cao.

– Nhà nước Phù Nam là tập hợp của nhiều tiểu quốc: Giúp việc cho vua là hệ thống quan lại, tăng lữ.

3. Nhận xét

- Đầu thế kỉ III, Phạm Sư Mạn đã tiến hành chinh phục nhiều vong quốc, mở rộng cương vực bao gồm: vùng hạ lưu sông Mê Công, sông Tông Lê Sáp,.

- Do cư dân sống trên địa bàn rừng rậm của miền sông nước ở Nam Bộ nên tổ chức xã hội còn lỏng lẻo vì địa bàn rộng khó quản lý.

- Tổ chức nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

Câu 15 /Bài 9: Em hãy giải thích tại sao phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ được Việt Nam lựa chọn làm quà tặng Liên hợp quốc nhân dịp kỉ niệm 50 năm ngày thành lập tổ chức này?

Trả lời:

- Phiên bản của trống đồng Ngọc Lũ được Việt Nam lựa chọn làm quà tặng Liên hợp quốc, vì:

+ Trống đồng Ngọc Lũ là chiếc trống điển hình nhất, kích thước hài hòa và trang trí hoàn mĩ, phong phú nhất trong số những chiếc trống đồng đã được phát hiện ở Việt Nam; đồng thời trống đồng Ngọc Lũ cũng là sản phẩm tiêu biểu cho nền văn hoá Đông Sơn – nền văn hóa bản địa, lâu đời của người Việt cổ.

+ Trống đồng Ngọc Lũ đã hội tụ đầy đủ những tri thức của thời đại cũng như tài năng nghệ thuật và tâm hồn người Việt cổ. 

+ Hoa văn trang trí trên trống Ngọc Lũ có thể được coi là một chuẩn mực về sự kết hợp hài hoà những đặc trưng và phong cách nghệ thuật trang trí đồ đồng Đông Sơn; đồng thời cũng phản ánh nhiều mặt về đời sống của cư dân Việt cổ (ví dụ: hình ảnh giã gạo; hình ảnh nhà sàn; hình ảnh đoàn người đang nhảy múa…)

+ Tặng Liên Hợp quốc phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cũng đồng thời là sự quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế về lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 16/Bài 9: Hãy giới thiệu về một thành tựu mà em ấn tượng nhất.

Trả lời:

- Em ấn tượng nhất về các sản phẩm kim hoàn và trang sức của cư dân Phù Nam.

+ Các sản phẩm kim hoàn và trang sức của Phù Nam rất đa dạng về loại hình (như: vòng tay, vòng cổ, khuyên tai, nhẫn…); phong phú về đề tài trang trí; được chế tác cầu kỳ, tinh xảo trên các loại nguyên liệu như: vàng, đá quý; đá màu; mã não; thủy tinh hoặc đất nung…

+ Sự tỉ mỉ, tinh tế của các sản phẩm kim hoàn và trang sức đã cho thấy sự khéo léo, tài hoa và kĩ thuật điêu luyện của cư dân Phù Nam.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay