Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ – trung đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ – trung đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

 

BÀI 4: khái niệm văn minh. Một số nền văn minh phương Đông thời cổ - trung đại

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 4: Nêu những hiểu biết của em về văn minh.

Trả lời:

- Một số nền văn minh thế giới như: Văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã thời cổ – trung đại.

- Một số nền văn minh của Việt Nam như: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc hay còn gọi là Văn minh sông Hồng, Văn minh Đại Việt thời phong kiến độc lập, tự chủ,...

Câu 2/Bài 4: Nêu một số nền văn minh của thế giới và Việt Nam.

Trả lời:

- Văn minh là những thành tựu đã đạt được khi văn hoá phát triển đến một mức độ nhất định. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của tiền văn hoá.

Câu 3/Bài 4: Lập bằng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa văn hoá và văn minh.

Trả lời:

Tiêu chí so sánh

Nội dung

1. Giống nhau

Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

2. Khác nhau

- Văn hóa: Toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay.

- Văn minh: Những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

- Văn hóa phát triển sớm hơn nền văn minh. Văn hoá ra đời trước, sau đó mới tạo ra văn minh. Một nền văn minh có thể được tạo thành từ một số nền văn hoá.

- Nền văn minh được đánh giá lớn hơn nhiều so với một nền văn hoá. Vì văn minh là một tập hợp phức tạp được tạo thành từ nhiều thứ, trong đó một khía cạnh là văn hoá.

- Văn hóa thể hiện nhiều hơn trong tôn giáo, nghệ thuật, văn học, phong tục, đạo đức, âm nhạc, triết học,... Còn văn minh thì thể hiện ở luật, hành chính, sở hạ tầng, kiến trúc, sắp xếp xã hội,...

 

Câu 4/Bài 4: Các nền văn minh phương Đông được hình thành trên các dòng sông nào?

Trả lời:

- Trong thời kì cổ đại, ở phương Đông có bốn trung tâm văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ.

- Các nên văn minh này được hình thành trên các dòng sông lớn, đó là:

+ Văn minh Ai Cập được hình thành trên lưu vực sông Nin.

+ Văn minh Lưỡng Hà được hình thành trên lưu vực sông Ti-gơ-rơ và Ở-phơ-rát.

+ Văn minh Trung Hoa được hình thành trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang.

+ Văn minh Ấn Độ được hình thành trên lưu vực sông Hằng và sông Ấn.

 

Câu 5/Bài 4: Vì sao nói nền văn minh phương Đông là nền văn minh nông nghiệp?

Trả lời:

- Tính chất nông nghiệp, sông nước là đặc điểm nổi bật nhất, là bản chất của nền văn minh phương Đông như: văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Hoa và Ấn Độ.

- Lưu vực các dòng sông này tạo nên đóng bằng rộng lớn và vựa lúa không chỉ cung cấp nguồn lương thực cho các nước phương Đông mà còn cho thế giới. Nơi đây đã sớm xuất hiện các nhà nước cổ đại đầu tiên ở phương Đông.

 

Câu 6/Bài 4: Hãy trình bày một số biểu hiện của văn minh nông nghiệp ở phương Đông.

Trả lời:

- Nguồn lương thực chính của người phương Đông là lúa gạo và các loại ngũ cốc.

- Phương tiện di lại của người phương Đông thời cổ đại chủ yếu bằng thuyền.

- Tín ngưỡng của người phương Đồng thời cổ đại là sùng bái tự nhiên, gắn với sản xuất nông nghiệp.

- Sinh hoạt van hoa chủ yếu là các lễ hội như lễ hội câu mưa, cầu nặng, hội đua thuyền, ...

- Nông nghiệp phương Đông gắn với nông thôn, một mô hình xã hội đặc biệt là làng xã. Các công xã nông thôn có ảnh hưởng sau dậm đến dời sống của cư dân nông nghiệp phương Đông.

 

Câu 7/Bài 4: Em hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập thời cổ trung đại.

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ai Cập sùng bái đa thần. Thờ thần tự nhiên, thần động vật, linh hồn người chết.

Chữ viết

- 3000 năm TCN sáng tạo ra chữ tượng hình

- Ghi chép lại nhiều tư liệu quý giá thuộc về lĩnh vực: Lịch sử, Văn học, Thiên văn học, Toán học…

Kiến trúc và điêu khắc

Cung điện, đền thờ, kim tự tháp,…

Khoa học, kĩ thuật

- Sáng tạo ra số thập phân, phép tính cộng trừ, biết tính diện tích tam giác, sử dụng số pi…

- Họ biết làm lịch dựa trên chu kì vận động của Mặt Trời đầu tiên trên thế giới.

- Y học: có hiểu biết về cơ quan trong cơ thể con người.

 

Câu 8/Bài 4: Em hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Ấn Độ thời cổ trung đại.

 

Trả lời:

- Thành tựu về tôn giáo:

+ Ấn Độ là quê hương của nhiều tôn giáo lớn;p trong đó, hai tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng hàng đầu của Ấn Độ là Hin-đu giáo và Phật giáo.

+ Các tôn giáo của cư dân Ấn Độ được truyền bá ra bên ngoài và để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử nhân loại.

- Thành tựu về chữ viết

+ Sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm

+ Chữ viết của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á và được cải biến thành chữ viết của một số quốc gia trong khu vực này (Cam-pu-chia, Thái Lan, Lào,...).

- Thành tựu về văn học

+ Văn học Ấn Độ đạt nhiều thành tựu rực rỡ, tiêu biểu nhất là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-ba-ra-ta và Ra-ma-y-a-na, các tác phẩm của Ca-li-đa-sa (như vở kịch Sơ-kun-tơ-la),...

+ Văn học Ấn Độ trở thành nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác của nhiều ngành nghệ thuật khác, không chỉ ở Ấn Độ mà cả nhiều quốc gia khác, nhất là khu vực Đông Nam Á.

- Thành tựu về kiến trúc và điêu khắc

+ Kiến trúc, điêu khắc của Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo.

+ Người Ấn Độ đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: cột đá, chùa và tháp Phật giáo; đến thờ, lăng mộ Hin-đu giáo; các thánh đường, cung điện Hồi giáo…

+ Kiến trúc và điều khắc của Ấn Độ đã có những ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á.

+ Toán học: sáng tạo ra 10 chữ số; tính được giá trị của số pi (7) là 3,1416;...

+ Thiên văn học: cư dân Ấn Độ sớm có hiểu biết về vũ trụ, về Mặt Trời và các hành tinh; biết đặt ra lịch.

+ Vật lí học và Hoá học: nêu ra thuyết nguyên tử, đã khẳng định được về lực hấp dẫn của Trái Đất; phát triển kĩ thuật luyện kim ở trình độ cao và tìm ra cách để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

+ Y - Dược học: có nhiều ghi chép về bệnh lí học, giải phẫu học, độc dược học và biết dùng phẫu thuật để chắp xương sọ, lấy sỏi thận,...

 

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 9 /Bài 4: Điều kiện hình thành những thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc  thời cổ trung đại?

Trả lời:

- Lãnh thổ Trung Quốc ngày nay rộng mênh mông nhưng Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.

- Trong hàng ngàn con sông lớn nhỏ ở Trung Quốc, có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc. Trung Quốc gồm nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ.

- Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ).

- Trong gần 100 dân tộc hiện sinh sống trên đất Trung Quốc ngày nay, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Những điều kiện về địa hình và dân cư đó đã hình thành cho thế giới một nền văn minh mới.

 

Câu 10/Bài 4: Trình bày một số thành tựu cơ bản của văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại.

Trả lời:

Nội dung

Thành tựu

Tư tưởng

Tôn giáo

Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia và các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành

Phật giáo du nhập vào Trung Hoa được cải biến và phát triển rực rỡ

Chữ viết

Chữ giáp cốt (chữ khắc trên mai rùa, xương thú), kim văn (chữ khắc trên đồ đồng)

Văn học

Đồ sộ, đa dạng về thể loại, nội dung và phong cách nghệ thuậtp: Đường thi, tiểu thuyết thời Minh-Thanh,….

Kiến trúc,

Điêu khắc và hội họa

Kiến trúc và điêu khắc có sự gắn kết mật thiết với nhau, có công năng sử dụng rất đa dạng

Hội họa đa dạng về đề tài, nội dung và phong cách

Toán học

Hệ số thập phân, tính diện tích các hình. Phát minh ra bàn tính

Thiên văn học

Ghi chép về nhật thực, nguyệt thực, hiện tượng thiên văn. 

Y-Dược

Dùng dược liệu, châm cứu, giải phẫu…

Sử học

Tác phẩm nổi tiếng: Xuân thu, Sử kí Tưu Mã Thiên….

Phát minh lớn

Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng, la bàn

Câu 11 /Bài 4: Sự khác biệt trong cơ sở hình thành của nền văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại so với văn minh Trung Hoa.

Trả lời:

Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có những sự khác biệt đáng kể trong cơ sở hình thành của họ.

- Ấn Độ có một hệ thống tôn giáo phong phú và đa dạng, như Hindu và Phật giáo, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ sở văn hóa và xã hội của họ.

- Trong khi đó, Trung Hoa có một lịch sử dài với tín ngưỡng Phi Lý và Công Lý, và hệ thống triết học phong phú như Nho giáo và Đạo giáo cũng có ảnh hưởng lớn đến văn minh của họ.

Ngoài ra, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Trung Hoa đã có những đóng góp đáng kể với việc phát minh lần đầu tiên của giấy, la bàn, thuốc súc miệng và pháo, trong khi Ấn Độ nổi tiếng với việc phát triển toán học và các khái niệm toán học như số 0 và hệ thập phân.

Câu 12/Bài 4: Lập bảng thể hiện các thành tựu văn minh cơ bản của Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ thời kì cổ - trung đại

Trả lời:

Nền

văn minh

Thành tựu tiêu biểu

Thời điểm

xuất hiện

Thuộc

lĩnh vực

Đặc điểm/ ý nghĩa/ giá trị

Ai Cập

Cổ đại

- Tín ngưỡng đa thần

- Thờ linh hồn người chết

Thiên niên kỉ IV TCN

Tín ngưỡng

- Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại

- Đặt nền móng cho nhiều lĩnh vực

- Chữ tượng hình

Chữ viết

- Kim tự tháp

- Tượng nhân sư…

Kiến trúc,

điêu khắc

- Hệ số thập phân;  Lịch; Kĩ thuật ướp xác

Khoa học,

Kĩ thuật

Ấn Độ

Cổ - trung đại

- Phật giáo; Hin-đu giáo

Thiên niên kỉ III TCN

Tôn giáo

- Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại

- Nhiều thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

- Chữ Phạn

Chữ viết

- Kinh Vê-đa

- Sử thi: Ra-ma-ya-na

- Vở kịch Sơ-kun-tơ-la

Văn học

- Chùa hang A-gian-ta

- Đại bảo tháp San-chi

- Lăng Ta-giơ Ma-han

Kiến trúc

- Hệ thống 10 chữ số

- Lịch

Khoa học,

Kĩ thuật

Trung Hoa

Cổ - trung đại

- Nho giáo, Đạo giáo, Mặc gia, Pháp gia….

- Tiếp thu, cải biến Phật giáo

Thiên niên kỉ III TCN

Tư tưởng, tôn giáo

- Đóng góp vào kho tàng văn minh nhân loại

- Nhiều thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay

- Chữ giáp cốt;

- Kim văn…

Chữ viết

- Thơ Đường luật

- Tiểu thuyết chương hồi

Văn học

- Vạn lí trường thành

- Tử cấm thành

Kiến trúc

- Tranh thủy mặc

Hội họa

- Số pi; Cửu chương toán thuật…

Toán học

- Các bộ sử nổi tiếng

Sử học

- Kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng

Kĩ thuật

Câu 13 /Bài 4: Văn minh Ai Cập cổ trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến thế giới?

Trả lời:

- Văn minh Ai Cập cổ trung đại có ảnh hưởng to lớn đến nền văn minh thế giới. Cùng với sự phát triển của xã hội, kinh tế và chính trị, văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại dấu ấn sâu đậm trong nhiều lĩnh vực.

- Về mặt văn hóa, Ai Cập cổ đại là nơi xuất hiện các di sản văn hóa vĩ đại như các đền thờ và kim tự tháp. Điều này đã ảnh hưởng đến kiến trúc và nghệ thuật toàn cầu, đặc biệt là trong việc xây dựng các công trình kiến trúc hoành tráng và sử dụng các phương pháp kỹ thuật tiên tiến.

- Ngoài ra, hệ thống chính trị phong kiến, cũng như triết lý tín ngưỡng và đạo đức của người Ai Cập cổ đại cũng đã ảnh hưởng rất lớn đến nền văn minh phương Đông và cả thế giới phương Tây.

3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 14 /Bài 4: Chứng minh ảnh hưởng của những thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại đối với sự phát triển văn minh thế giới?

Trả lời:

- Nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, ...

- Chữ  viết được chỉnh lí nhiều lần và phát triển chữ Hán ngày nay. Chữ viết và văn học truyền bá đến một số nước trong khu vực.

 

Câu 15 /Bài 4: Ảnh hưởng của nho giáo Trung Quốc trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

- Nho giáo Trung Quốc hiện nay có ảnh hưởng đáng kể trong đời sống xã hội Việt Nam. Nho giáo, hay còn gọi là đạo Nho, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhận thức về đạo lý, truyền thống và giá trị tinh thần trong xã hội Việt Nam.

- Nét ảnh hưởng này thể hiện qua việc các giá trị Nho giáo thường được thấu hiểu và thực hành trong các lĩnh vực như giáo dục, luật pháp, đạo đức cá nhân và kinh doanh. Giáo lý Nho giáo nhấn mạnh vào việc tôn trọng lẽ phải, lòng trung thành, trách nhiệm xã hội và đạo đức cá nhân. Việc này có thể thấy trong lối sống và trong quan điểm của một số người dân Việt Nam.

- Đồng thời, Nho giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tập quán và truyền thống văn hóa của xã hội Việt Nam, từ việc tổ chức lễ hội đến các phong tục gia đình. Nho giáo Trung Quốc cũng có ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh và chính trị. Một số nguyên tắc Nho giáo như trung thực, tin cậy và tôn trọng người khác cũng được coi là quan trọng trong kinh doanh và trong quản lý chính trị.

=> Tóm lại, ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay là rất lớn và có thể nhận thấy qua nhiều phương diện khác nhau, từ văn hóa đến kinh doanh và chính trị.

Câu 16 /Bài 4: Phân tích ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ với Việt Nam.

Trả lời:

Phật giáo, hay còn gọi là Đạo Phật, đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với Việt Nam từ hàng ngàn năm qua.

- Bắt nguồn từ Ấn Độ, Phật giáo đã đến với Việt Nam qua sự lan truyền từ các vị sư đạo Trần như Khuông Việt, Khương Tăng, Vinitaruci, và thiền sư Marđi Khuôn. Sự lan truyền của Phật giáo đã góp phần xây dựng nền văn hóa, triết học, và nhất là tâm linh của người Việt. Các ngôi chùa, đền thánh, và các nghĩa trang Phật giáo tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng đặc sắc của Việt Nam.

- Tín đồ Phật giáo cùng với các lễ hội, nghi lễ, và truyền thống ngày càng quan trọng trong đời sống người dân. Ngoài ra, Phật giáo còn góp phần vào việc hình thành triết lý sống, xã hội, và giáo dục ở Việt Nam.

- Từ các nguyên tắc như tu tâm, tha thứ, và lòng từ bi, Phật giáo đã góp phần quan trọng vào việc hình thành nhân cách và lòng hiếu khách của người Việt.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 17/Bài 4: Liên hệ và cho biết ý nghĩa và ảnh hưởng của những thành tựu văn minh phương Đông (Ai Cập cổ đại, Ấn Độ và Trung Hoa thời kì cổ - trung đại đối với Việt Nam).

Trả lời:

- Việt Nam là một quốc gia có đường biển dài, thuận lợi để giao lưu buôn bán với bên ngoài, đồng thời cũng đóng vai trò là trung tâm để giao lưu văn hóa. Đặc biệt là dấu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc có ảnh hưởng sâu đậm đến Việt Nam. 

- Việc tiếp thu các thành tựu của 2 nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Quốc đã góp phần làm phong phú, đa dạng hơn nền văn hóa Việt Nam.

- Cụ thể văn minh Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến miền Trung và miền Nam Việt Nam. Từ tôn giáo (Phật giáo tiểu thừa, Hin-đu giáo), phong tục(lễ hội Ka-te, lễ tát nước,...) , chữ viết (chữ Phạn), kiến trúc (đền tháp, trụ đá), mô hình nhà nước... đều bị ảnh hưởng mạnh bởi Ấn Độ. 

- Trong khi đó, văn minh Trung Quốc lại có tác động mạnh mẽ đến miền Bắc Việt Nam. Tôn giáo, tư tưởng (Phật giáo Đại thừa, Nho giáo, Đạo giáo….), lễ Tết (tết Hàn thực, trùng cửu…), chữ viết (chữ Hán), mô hình nhà nước, v.v….

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay