Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 8: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời cổ – trung đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

 

BÀI 8: HÀNH TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU CỦA VĂN MINH ĐÔNG NAM Á THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 8: Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Á có tác dụng như thế nào dối với nền văn minh Đông Nam Á?

Trả lời:

* Vị trí địa lí:

- Đông Nam Á nằm ở phía đông nam châu Á.

- Đông Nam Á gồm hai bộ phận là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Với vị trí như vậy, Đông Nam Á là cầu nối giữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, lục địa Á -

Âu với châu Úc, là nơi giao thoa giữa các nền văn hoá lớn.

* Điều kiện tự nhiên:

- Vẻ địa hình:

+ Gồm hệ thống núi, cao nguyên, thung lũng, đồng bằng xen kẻ với đào, quản đảo,...

+ Sự chia cắt giữa lục địa với hải đảo, giữa các đảo và ngay trong lục địa.

+ Các quốc gia đều tiếp giáp biển, tạo ra đường giao thương cho các nước trong khu vực và quốc tế.

+ Có nhiều sông lớn, đã tạo nên những vùng dóng bằng châu thổ màu mở, phì nhiêu, thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.

Về khí hậu: Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn hình với đặc trưng chung là nóng ẩm, mưa nhiều.

- Vẻ tài nguyên, khoáng sản:

+ Có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là sự phong phủ của các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản,...

+ Là xứ sở của những cây hương liệu, gia vị đặc trưng như trầm hương, quế, hồ tiêu,...

Với vị trí địa lí và diều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á như vậy nên từ lâu Đông Nam Á đã có sự giao thoa với các nước, nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, do đó Đông Nam Á sớm có điều kiện hình thành và phát triển nền văn minh ở khu vực, nhất là văn minh nông nghiệp.

Câu 2/Bài 8: Hãy trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Trả lời:

Từ dâu Công nguyên đến thế kỉ VII:

Trên nền tảng của nền văn hoá bản địa với kỳ nghệ sắt khá phát triển và những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Dộ, Trung Quốc, ở Đông Nam Á đã hình thành một số quốc gia, như Phù Nam, Chăm-pa, Tà-ru-ma, Ma-lay-u, Hà-rl-pun-giay-a,.. trong đó lớn mạnh nhất là Phù Nam.

* Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

- Sau khi Phù Nam suy yếu, khu vực Dông Nam Á hình thành thêm một số quốc gia mới, bên cạnh đó là một số quốc gia nhỏ trước dây bị thỗn tính hoặc hợp nhất lại với nhau thành những nước lớn hơn, tiêu biểu là Ang-co, Sri Vi-giay-a.

- Sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước là thành tựu văn minh nổi bật nhất trong giai đoạn này.

Câu 3/Bài 8: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo như thế nào?

 

Trả lời:

- Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á, như Đại Việt, Ảng-co, Cham-pa, Pa-gan, Lan Xang, Xu-kho-thai, A-giút-thay-a, Ma-gia-pa-hít, ...

- Đây là thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

- Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo.

- Sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.

 

Câu 4/Bài 8: Nn văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Đây là giai đoạn khủng hoảng và suy vong của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á gắn liền với quá trình xâm nhập của các nước phương Tây.

- Sự du nhập văn hoá phương Tây cũng đem đến cho Đông Nam Á nhiều yếu tố văn hoá mới, như tôn giáo, ngôn ngữ, các hình thức văn hoá vật chất, tư tưởng nhân văn,

học, nghệ thuật.

- Văn minh Đông Nam Á tiếp tục phát triển và đạt nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt là văn học.

- Một số ngôn ngữ mới dã du nhập vào Đông Nam Á như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha

- Ở Việt Nam, chữ Quốc ngữ cùng xuất hiện. Những ngôn ngữ này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá giữa phương Tây với Đông Nam Á.

 

Câu 5/Bài 8: Sự hình thành văn hoá tin ngưỡng ở Đông Nam Á thời kì có – trung đại như thế nào?

Trả lời:

- Trên cơ sở văn minh nông nghiệp lúa nước, cư dân Đông Nam Á có chung nhiều tín ngưỡng bản địa, như tín ngưỡng thờ chung tổ tiên, thờ thần tự nhiên, thờ thần động vật,...

- Do làm nông nghiệp nên cư dân tập trung sinh sống tại các khu vực có nguồn nước, tạo nên đặc diểm quản cư thành những làng xóm. Giá trị gia đình, tinh thản kính trọng người già được đẻ cao, tổ tiên được coi trọng; truyền thống cộng đồng làng/bản bản chặt.

Nông nghiệp buổi sơ khai phụ thuộc vào tự nhiên nên quan điểm vạn vật hữu linh và tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên là tín ngưỡng phổ biến trong khu vực.

- Lễ hội thường xuyên được tổ chức vào thời điểm đầu mùa vụ mới hoặc sau các vụ thu hoạch, trước hết để tế lẻ thần linh phù hộ cho các mùa vụ bội thu, sau do là để người dân vui chơi sau những ngày lao động vất vả.

- Đây là khu vực đa dạng các hình thức trình diễn dân gian như rối bóng, rồi nước; âm nhạc truyền thống và các loại nhạc cụ rất gần gũi với thiên nhiên; văn hoá ẩm thực da dạng và độc đáo.

 

Câu 6/Bài 8: Một số thành tựu trên lĩnh vực tôn giáo ở Đông Nam Á thời có - trung đại là gì?

 

Trả lời:

- Ở Đong Nam Á, tôn giáo được du nhập vào từ Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp qua các thời kì lịch sử, từ đầu Công nguyên đến thế kỉ XIX.

- Hn-du giáo được truyền vào Đông Nam Á thông qua con đường thương mại và truyền giáo từ những thế kỷ tếp giáp Công nguyên. Khi hoàn thành quá trình truyền giáo, Hin-du giáo trở thành một tôn giáo mới ở nhiều nước Đông Nam Á.

- Phật giáo cùng được truyền vào nhiều nước ở Đông Nam Á thông qua con dường thương mại.

- Thế kỉ I đến cuối thế kỉ XVIII là một tổng phát Tiểu thừa ở tất cả các nước Đông Nam Á lục địa và hải đảo. - Hin-đu giáo và Phật giáo hoà nhập với đời sống của nhiều nước Đông Nam Á được dễ dàng và mở rộng đối tượng un theo và sớm khẳng định vị trí của mình tại đây.

– Hồi giáo đến với nhiều nước ở Dong Nam Á hải đảo từ thế kỉ XII, nhưng chỉ có vị trí trong đời sống văn hoá xã hội từ thế kỉ XIII, sớm tạo được miền đất mới ở Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a. Cuối thế kỉ XIV, Hồi giáo được truyện vào miền Bắc Phi-líp-pin. Ở miền Trung Việt Nam, Hồi giáo cùng được truyền vào người Chăm, nhưng quá trình phát triển còn yếu ớt, vì gặp phải Hin-đu giáo dang phát triển mạnh tại đây.

- Thiên Chúa giáo được truyền vào các nước ở Đông Nam Á từ đầu thế kỉ XIV bởi các linh mục người Tây Ban Nha. Đầu tiên, Thiên Chúa giáo truyền vào Phi-líp-pin, Ma Cao. Hơn hai mươi năm sau, Thiên Chúa giáo mới được truyền vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Khi các nước phương Tây mở rộng xâm lược thuộc địa, nhiều giáo sĩ người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, Anh,... tiếp tục sự nghiệp truyền đạo ở Đông Nam Á.

 

Câu 7/Bài 8: Thành tựu về văn tự của các nước Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế ki XVI như thế nào?

Trả lời:

- Từ đầu Cong nguyên, các dân tộc Đông Nam Á đã vay mượn chữ viết của Ấn Độ và Trung Quốc để xây dựng chữ viết riêng cho dân tộc mình.

- Trên cơ sở tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ, người Chăm, người Khơ-me, người Thái, người Món, người Mã Lai,... dã sáng tạo ra chữ viết riêng.

- Riêng người Việt tiếp thu một phản hệ thống chữ Hán của Trung Quốc và sáng tạo ra chữ Nôm. Chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài trước khi chữ Quốc ngữ ra đời ở Việt Nam.

- Người Châm sáng tạo ra chữ Chăm cổ vào cuối thế kỉ IV. Tiếp đó, người Khơ-me tiếp thu chữ Phạn để tạo ra chữ Khơ-me cổ vào thế kỉ VII. Người Mã Lai tạo ra chữ Mã Lai vào khoảng thế kỷ IX. Từ thế kỷ XIII, các quốc gia Nam Đảo Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ viết Ả Rập.

- Từ thế kỷ XVI, do ảnh hưởng của phương Tây, chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á được chuyển đổi theo hướng La-tỉnh hoa (chữ viết Bru-này, Ma-lay-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin và Việt Nam) được sử dụng ngày nay.

 

Câu 8/Bài 8: Hãy nêu những thành tựu về văn học dân gian, văn học chữ viết ở Đông Nam Á.

Trả lời:

- Thành tựu về văn học dân gian, văn học chữ viết:

- Văn học dân gian: Đông Nam Á có một kho tàng văn học dân gian rất phong phú với nhiều thể loại, như truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, ca dao, tục ngữ,... Những tác phẩm tiêu biểu là sự tích Đẻ đất, đẻ nước (Việt Nam), truyền thuyết Pơ-rắc Thon (Cam-pu-chia), thần thoại Pun-hơ Nhan-hơ (Lào),...

+ Văn học viết: Ở Đông Nam Á ra đời khá muộn. Từ khoảng thế kỉ X – thế kỉ XIII, nhiều nước Đông Nam Á mới xuất hiện nền văn học viết. Một số tác phẩm tiêu biểu là Truyện Kiều (Việt Nam), Truyện sử Me-lay-u (Ma-lay-xi-a),...

 

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 9 /Bài 8: Vì sao từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là thời kì suy thoái của nhiều quốc gia phong kiến Đông Nam Á? Biểu hiện của sự suy thoái đó.

Trả lời:

* Tại vì:

- Nền kinh tế phong kiến trở nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

- Chính quyền phong kiến chuyên chế không chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất nước, nhất là công tác thuỷ lợi, mà chỉ tiêu hao sức người, sức của vào các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ.

*Biểu hiện của suy thoái:

- Chế độ phong kiến trở nên trì trệ và dẫn dân suy thoái.

- Mâu thuẫn xã hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc gia.

- Sự đầu hàng dẫn dẫn trước sự xâm nhập của các nước thực dân phương Tây.

Câu 10 /Bài 8: Nền văn minh Đông Nam Á c – trung đại chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc như thế nào?

Trả lời:

- Văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Đông Nam Á trên các lĩnh vực:

+ Về tín ngưỡng, tôn giáo: Thờ phồn thực, thờ cúng tổ tiên, Ấn Độ giáo, Phật giáo đều bắt nguồn Ấn Độ truyền sang các nước Đông Nam Á, hoà nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

+ Về chữ viết: Chữ Palí, chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chứ viết riêng của mình như chữ viết của người Cham, người Khơ-me, người Mã Lai...

- Về văn học: Các tác phẩm văn học của Ấn Độ như Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-y-a-na và các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Từ thư, Ngư kinh được truyền vào các nước Đông Nam Á từ rất sớm.

- Về kiến trúc: Kiến trúc của Dong Nam Á trong các thế kỉ dầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là dễn tháp như: Cham (Việt Nam), khu dên Bo-ro-bu-dua và Pram-ba-man (In-do-nê-xi-a), chùa Sue-da-gon, tháp (Mi-an-ma),...

Về điều khác: Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

- Mạc dầu tiếp thu văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhiều nét văn hoá bản địa ở Đông Nam Á vẫn được giữ gìn và phát triển.

Câu 11 /Bài 8: Quá trình giao thương đường biển đã tạo ra cơ sở hình thành nền văn minh Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

- Phần lớn các quốc gia Đông Nam Á đều tiếp giáp biển (trừ Lào) nên có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đi biển và buôn bán đường biển.

- Biển cũng tạo ra đường giao thương cho các nước trong khu vực, đồng thời nối liền Đông Nam Á với các tuyến thương mại hàng hải quốc tế.

- Ma-lắc-ca từng là một thương cảng tấp nập, thu hút nhiều tàu thuyền và thương nhân từ Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập và châu Âu. Hiện nay, thành phố cổ Ma-lắc-ca mang trong mình dấu ấn đa văn hoá trong đời sống kiến trúc và tôn giáo, pha trộn nét văn hoá của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh.

Câu 12/Bài 8: Nền văn minh Đông Nam Á được hình thành trên cơ sở nền nông nghiệp lúa nước như thế nào?

Trả lời:

Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa điển hình với đặc trưng chung là nóng ẩm, mưa nhiều.

- Đông Nam Á có nhiều sông lớn, như Mê Công, Sa-lu-en, I-ra-oa-đi, sông Hồng, Chao Phra-ya,... - Các con sông ở Đông Nam Á đã tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ, phì nhiêu, như đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam), đóng bằng Mê Nam (Thái Lan), đồng bằng I-ra-va-di (Mi-an-ma),... Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghề nông trồng lúa nước.

-

- Những cánh đồng lúa uốn lượn ở Chiềng Mai (Thái Lan), Mù Cang Chải và Sa Pa (Việt Nam). Ba-li (In-đô-nê-xi-a), Ba-na-uê (Phi-líp-pin) được bình chọn là năm trong số mười địa danh có ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. Đó cũng là hình ảnh quen thuộc thường thấy ở đa số các quốc gia Đông Nam Á, là đặc trưng của một nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước phát triển lâu đời.

Câu 13 /Bài 8: Lập bảng tóm tắt cơ sở xã hội hình thành nên văn minh Đông Nam Á c – trung đại.

Trả lời:

Các lĩnh vực của cụ sở xã hội

Nội dung

1. Về cư dân, tộc người

- Cư dân Dong Nam Á là kết quả của sự pha trộn giữa hai chủng | tộc: Mon-go-lo-It và Ốt-xtra-lo-ít.

- Chủng tộc Mon-go-lo-it kết hợp với chủng tộc Ot-xtra-lô-ít | thành chủng tộc Mon-go-lo-Ít phương Nam.

- Chủng tộc Môn-go-lo-It phương Nam lại hình thành hai nhóm: Nhóm Nam Á và nhóm Anh-do-nê-diêng. Nhóm Nam Á mang yếu tố Món-go-10-1t nhiều hơn. Nhóm Anh-đô-nê-diêng mang yếu tố Ốt-xtra-lo-ít nhiều hơn.

Từ mỗi loại hình nhân chúng trên và sự pha trộn giữa các nhóm đã hình thành nên những tộc người khác nhau. Vì thế, thành phần từ người ở Đông Nam Á rất phong phú mỗi tộc người, hay mỗi tộc người lại có những nét văn hoá khác nhau.

- Điểm chung là các quốc gia Đông Nam Á đều có mặt hầu hết

các tộc người thuộc cả nhóm Nam Á và Anh-đô-nê-diêng.

2. Về tổ chức xã hội

- Tổ chức xã hội cơ bản của cư dân Đông Nam Á là làng (với tên gọi khác nhau ở mỗi vùng, miền).

Làng có vai trò tạo dựng nên các cộng đồng cư dân có quan hệ

gần gũi với nhau, cùng đoàn kết để chinh phục thiên nhiên và chống ngoại xâm.

- Chính sự phát triển của các cộng đồng cư dân này đã chuẩn bị cho sự ra đời của văn minh Đông Nam Á.

3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 14 /Bài 8: Nền văn minh Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ như thế nào?

Trả lời:

- Từ khoảng dầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc, giao lưu với văn hóa Ấn Độ thông qua các thương nhân và nhà truyền đạo.

- Trên cơ sở giữ gìn nền văn hoá bản địa, cư dân Đông Nam Á đã tiếp nhận có chọn lọc và sáng tạo các giá trị mới từ văn hoa Ấn Độ, như tôn giáo, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, lễ hội,... + Vẻ tôn giáo: Hin-du giáo, Phật giáo của Ấn Độ để lại dấu ấn sâu đậm trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước và dời sống tinh thần của nhiều quốc gia Đông Nam Á, như Chăm-pa, Cam-pu-chia,.. + Chữ viết: Chữ viết Ấn Độ có mặt ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là chữ Phạn.

tác phẩm của riêng mình, như Riểm Ke (Cam-pu-chia), Ra-ma Khiên (Thái Lan), Pha Lúc Pha Lam

+ Văn học: Trên cơ sở tác phẩm Ra-ma-y-a-na, nhiều quốc gia ở Đông Nam Á da sáng tạo ra các - Như vậy, việc tiếp xúc với van hoa Ấn Độ đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều quốc gia sơ kỳ ở Đông Nam Á, tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong tiến trình lịch sử khu vực này.

Câu 15 /Bài 8: Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc đến hình thành nền văn minh Đông Nam Á c - trung đại như thế nào?

Trả lời:

- Các quốc gia Đông Nam Á tiếp xúc với Trung Quốc từ những thế kỉ tiếp giáp Công Nguyên.

- Sự bành trướng của các vương triều Trung Quốc xuống Đông Nam Á đã tạo ra sự tiếp xúc và giao thoa văn hoá.

- Nho giáo, Đạo giáo và nhiều học thuyết tư tưởng khác của Trung Quốc đã được truyền bá vào Đông Nam Á. Trong đó, Nho giáo có tác động tới tư tưởng trị nước của một số nhà nước quân chủ, êu biểu là Việt Nam.

- Ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vực của dời sống xã hội

- Như vậy, việc tiếp xúc với văn hoá Trung Quốc đã thúc đẩy sự ra đời của nhiều quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á, tạo nên bước chuyển biến quan trọng trong tiến trình lịch sử khu vực này.

Câu 16 /Bài 8: Hãy giải thích vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á.

Trả lời:

- Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á, vì:

+ Đông Nam Á có vị trí thuận lợi cho quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh tế - văn hóa với nhiều nền văn minh lớn trên thế giới. Thông qua quá trình giao lưu kinh tế - văn hóa này, các tôn giáo từng bước được du nhập vào Đông Nam Á.

+ Trước khi diễn ra quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hóa bên ngoài, cư dân Đông Nam Á chưa sáng tạo ra được tôn giáo riêng của dân tộc mình. Các tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo… khi du nhập vào Đông Nam Á thì đã có đầy đủ: hệ thống giáo lý, giáo luật, kinh thánh…. Mặt khác, các tôn giáo này, tuy có sự giải thích khác nhau về con đường tu tập nhưng đều thống nhất với nhau về trong việc đề cao tính hướng tiện, lòng yêu thương con người. Vì vậy, các tôn giáo dễ dàng được cư dân Đông Nam Á đón nhận, sùng mộ.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 17/Bài 8: Em có nhận xét gì về giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại?

Trả lời:

- Sự trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại cho thấy sức sống mãnh liệt, bền bỉ của nền văn minh bản địa, tính sáng tạo và tinh thần dân tộc của cư dân Đông Nam Á.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay