Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 11: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

 

BÀI 11: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 11: Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người.

Trả lời:

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số trên 1 triệu người:

- Có 6 dân tộc có dân số trên 1 triệu người là Tày, Thái, Mường, Hmông, Khơ-me, Nùng ( trong đó dân tộc Tày có số dân đông nhất – 1,845,492 người).

Câu 2/Bài 11: Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Nhận xét cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay:

+ Trong cơ cấu dân số Việt Nam hiện nay, dân tộc Kinh có dân số lớn nhất, chiếm khoảng 85.3% tổng số dân

+ 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm khoảng 14.7% dân số.

Câu 3/Bài 11: Trình bày khái niệm ngữ hệ.

 

Trả lời:

Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu. Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ. 

Câu 4/Bài 11: Em hãy xác định địa bàn phân bố chủ yếu cả các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam

Trả lời:

- Cư dân ngữ hệ Nam Á

+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường sinh sống chủ yếu dọc theo các đồng bằng ven biển trải dài từ đồng bằng Sông Hồng vào đến đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ-me phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

- Ngữ hệ HMông – Dao sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận nhỏ ở khu vực Đông Bắc.

- Ngữ hệ Thái – Kadai:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.

+ Nhóm ngôn ngữ Kadai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng

- Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên.

- Ngữ hệ Hán – Tạng:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc.

+ Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam.

 

Câu 5/Bài 11: Em hãy nêu nhận xét về số lượng các dân tộc theo ngữ hệ.

Trả lời:

- Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, H’Mông – Dao, Hán – Tạng, Thái – Kadai.

- Mỗi ngữ hệ lại có các nhóm ngôn ngữ khác nhau, trong đó dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm số lượng đông đảo. 

- Các nhóm ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác chiếm số lượng ít, điều này chứng tỏ đại bộ phận dân tộc Việt thuộc ngữ hệ Nam Á trong đó nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm đại đa số.

 

Câu 6/Bài 11: Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số dưới 5 nghìn người.

Trả lời:

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số dưới 5 nghìn người:

- Có 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu ( trong đó dân tộc Ơ Đu là dân tộc có dân số ít nhất 428 người).

 

Câu 7/Bài 11: Em hãy nêu các dân tộc theo ngữ hệ Thái- Kadai

Trả lời:

- Ngữ hệ Thái – Kadai:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.

+ Nhóm ngôn ngữ Kadai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng

 

Câu 8/Bài 11: Em hãy nêu các dân tộc theo ngữ hệ Nam Đảo và Hán- Tạng.

Trả lời:

- Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên.

- Ngữ hệ Hán – Tạng:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc.

+ Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam.

 

2. THÔNG HIỂU ( 4 CÂU)

Câu 9 /Bài 11: Hãy nêu nét đặc sắc về trang phục của người Thái mà em biết.

Trả lời:

- Trang phục của người Thái gắn với chiếc khăn Piêu là một trong những sản phẩm thổ cẩm nổi tiếng.

- Khăn được dệt từ sợi bông, sau đó nhuộm chàm đén khi vải khô, phụ nữ Thái thêu lên do những hoa văn sặc sỡ. Khăn Piêu không chỉ là trang phục mà còn thể hiện sự khéo léo và trình độ thẩm mỹ của người Thái.

Câu 10 /Bài 11: Lập Bảng phân chia các dân tộc trên đất nước Việt Nam theo nhóm ngôn ngữ.

Trả lời:

Nhóm ngôn ngữ

Các dân tộc

1. Việt – Mường

Kinh, Mường, Thổ, Chứt.

2. Mon – Khơ-me

Khơ-me, Ba Na, Xơ Đăng, Fre, Cơ Ho, Mnong, Xưởng, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu, Giẻ Triêng. Tà Ôi, Ma, Co, Chơ-ro, Xinh-mun, Kháng, Mảng Brâu, Rơ Mam, O-du.

3. Hmong - Dao

Hmông, Dao, Pà Thèn.

4. Tày - Thái

Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dáy, Lao Lụ, Bố Y

5. Ka - Đai

La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo.

6. Mã Lal – Đa Đảo

Gia Rai, Ê đê, Chăm, Ra-glai, Chu-ru.

7. Hán

Hoa, Sán Dìu, Ngài

8. Tạng - Miến

Hà Nhì, Phù Lá, La Hủ, Lo Lo, Cống, Si La.

Câu 11 /Bài 11: Các tiêu chí phân loại hệ ngôn ngữ là gì?

Trả lời:

 - Hình thái học: phương thức cấu tạo từ ( VD đơn âm và đa âm Chào đơn âm, Hello là đa âm)

- Cú pháp học: phương thức đánh dấu các thành phần câu, các chức vụ cú pháp, trật tự từ, kết cấu cú pháp.

- Ngữ âm học: thanh điệu, phụ âm, nguyên âm.

- Cùng hệ ngôn ngữ nhưng các ngôn ngữ khác nhau và không hiểu nhau, có hệ ngôn ngữ có đến hàng chục ngôn ngữ khác khau.

Câu 12/Bài 11: Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?

Trả lời:

Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau:

    • Ngữ hệ Nam Á: Nhóm ngôn ngữ Việt Mường (Kinh, Mường, Thổ, Chứt), nhóm ngôn ngữ Môn-Khơme (Khơme, Ba Na, Xơ Đăng,...).
    • Ngữ hệ Mông Dao: Nhóm ngôn ngữ H-Mông, Dao (HMông, Dao, Pà Thèn). 
    • Ngữ hệ Thái Ka đai: Nhóm ngôn ngữ Tày Thái (Tày, Thái, Nùng,.....), nhóm ngôn ngữ Ka-đai (La Chí, La Ha, Cờ Lao,...).
    • Ngữ hệ Nam Đảo: Nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo: Gia-rai, Ê-đê,...
    • Ngữ hệ Hán Tạng: Nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa, Sám dìu, Ngái), nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến (Hà Nhí, Phù Lá, La Hủ,...).

3. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 13/Bài 11: Lập sơ đồ các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó.

Trả lời:

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 14 /Bài 11: Năm 2005, nhân dịp kỉ niệm 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã phát hành bộ tem “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. Tính đến thời điểm phát hành, đây là bộ tem có quy mô đồ sộ nhất, cũng là bộ tem phổ thông có nhiều mẫu nhất trong lịch sử tem bưu chính cách mạng Việt Nam với 54 mẫu, thể hiện hình ảnh đặc trưng của 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Vậy cộng đồng 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam có những thành phần dân tộc theo dân số và theo ngữ hệ gì? Việt phân chia tộc người theo dân số và ngữ hệ được tiến hành như thế nào? Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc ra sao?

Trả lời:

- Việt Nam là quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc); trong đó, dân tộc Kinh chiếm số lượng đông đảo nhất (chiếm khoảng 15,3% dân số cả nước – năm 2019).

ADVERTISING

- Các dân tộc ở Việt Nam được xếp vào 8 nhóm ngôn ngữ tộc người, thuộc 5 ngữ hệ khác nhau, gồm: Ngữ hệ Nam Á; Ngữ hệ Mông – Dao; Ngữ hệ Thái – Kađai; Ngữ hệ Nam Đảo và ngữ hệ Hán – Tạng.

- Mỗi dân tộc có những nét đặc sắc riêng trong đời sống vật chất, tinh thần

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay