Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

 

BÀI 2: Tri thức lịch sử với cuộc sống

(18 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 2: Vì sao để hiểu biết lịch sử mỗi người cần phải có tri thức lịch sử?

Trả lời:

- Có tri thức lịch sử mỗi người mới hiểu biết về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử. Muốn vậy, mỗi người cản phải học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.

- Tri thức lịch sử có vai trò quan trọng đối với cá nhân và xã hội. Bởi vì, tri thức lịch sử trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.

- Tri thức lịch sử góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá của các cộng đồng.

- Ngoài ra, trí thức lịch sử có ý nghĩa quan trọng, giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn.

- Tri thức lịch sử là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bên vững.

về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.

- Nhờ có trí thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lập lại những sai lầm từ quá khứ.

- Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác vẻ thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thay đổi được chiêu hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Câu 2/Bài 2: Vì sao mỗi người Việt Nam cán phải học tập lịch sử suốt đời?

Trả lời:

Câu 3/Bài 2: Hãy nêu ý nghĩa câu dưới dây của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong tác phẩm Lịch sử nước ta.

“Dân ta phải biết sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”

Trả lời:

Vì:

- Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phản nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu dầy đủ và dũng dán về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

- Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới.

- Việc học tập lịch sử suốt đời sẻ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,...

* Ý nghĩa:

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy mỗi người dân Việt Nam phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tân lịch sử dân tộc Việt Nam.

- Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh phải hiểu lịch sử dân tộc ta để biết những gì thuộc vẻ quá khứ, nếu không hiểu về quá khứ sẽ không hiểu hiện tại và tương lai.

- Hiểu biết vẻ quá khứ sẻ giúp mỗi người Việt Nam rút ra được kinh nghiệm của quá khứ để vận dụng vào hiện tại và tương lai.

 

Câu 4/Bài 2: Hãy trình bày những biện pháp để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử.

 

Trả lời:

- Cần phải dựa vào các nguồn sử liệu từ quá khứ. Sử liệu đóng vai trò là cầu nối giữa hiện thực lịch sử và tri thức lịch sử.

- Cần phải thu thập, xử lí thông tin vẻ sử liệu. Đây là những khả năng quan trọng trong nghiên cứu cũng như học tập, tìm hiểu lịch sử.

Tiến hành một quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

- Những thông tin gồm: các nguồn sử liệu sơ cấp và thứ cấp; các loại hình sử liệu như lời nói truyền khẩu, hiện vật, hình ảnh, thành văn,.. hoặc có thể thực hiện bằng phỏng vấn, sử dụng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã,...

- Tiến hành phân loại, dánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được.

- Xác định tính xác thực, độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu dối với việc học tập, nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử.

 

Câu 5/Bài 2: Hãy nêu các bước về thu thập, xử lý thông tin sử liệu trong nghiên cứu lịch sử.

Trả lời:

Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập.

Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và dánh giá.

Bước 4: Xác minh, đánh giả về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra dời, nội dung sử liệu phản ánh...

- Một sự kiện lịch sử thường được phản ánh qua các nguồn sử liệu khác nhau, ở những thời điểm và của các tác giả khác nhau, nên công việc sưu tầm và xử lý tư liệu khá phức tạp, phải trải qua nhiều công đoạn.

- Sự kiện lịch sử xảy ra càng xa thời diểm thu thập sử liệu thì sẽ càng khó khăn cho việc tìm kiếm và khôi phục lịch sử.

 

Câu 6/Bài 2: Vì sao phải kết nối tri thức lịch sử với đời sống đương đại?

Trả lời:

- Kiến thức lịch sử là những hiểu biết về các sự kiện, hiện tượng lịch sử diễn ra trong quá khứ. Còn đời sống dương dại là những gì diễn ra trong thời đại mà chúng ta đang sống, đang chứng kiến.

– Sử dụng tri thức lịch sử và thông qua tri thức lịch sử sẽ giúp con người giải thích, hiểu rõ hơn những vấn dề thời sự trong nước và quốc tế, những vấn đề thực tiễn cuộc sống hiện nay.

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thời sự và thực tiễn hôm nay không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà đều ít nhiều xuất phát từ những gì diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển và biến đổi qua thời gian.

- Việc nhận thức đầy đủ và toàn diện về những vấn đề đương đại không thể tách rời tri thức lịch sử liên quan trọng quá khứ. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.

 

Câu 7/Bài 2: Tri thức lịch sử có vai trò đối với cá nhân và xã hội?

Trả lời:

- Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

 

Câu 8/Bài 2: Tri thức lịch sử có ý nghĩa gì đối với cá nhân và xã hội?

Trả lời:

- Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

 

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 9 /Bài 2: Hãy kể tên một bộ phim, một chương trình truyền hình,… ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.

Trả lời:

"Mùi cỏ cháy" là một bộ phim xúc động nói về sự hy sinh của những người lính xuất thân từ giảng đường Hà Nội lên đường bảo vệ Tổ quốc.

Mùi cỏ cháy xoay quanh câu chuyện về 4 người con của Hà Nội là một hội bạn chơi thân với nhau bao gồm Hoàng, Thành, Thăng, Long. 4 chàng trai sinh viên khoa Văn đại học Tổng Hợp Hà Nội là 4 tính cách tuy khác nhau nhưng chia sẻ nhiều điểm chung và cùng có niềm đam mê với nghệ thuật. Dù từ bỏ giảng đường và những trang giấy trắng để lên đường làm nhiệm vụ, họ vẫn mang những nét đặc trưng của quê nhà vào cuộc đời lính, trở thành một chất lính.

Câu 10 /Bài 2: Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào? Hình thức nào giúp em có hứng thú và đạt hiệu quả cao nhất.

Trả lời:

Chúng ta có thể học tập lịch sử qua rất nhiều hình thức như: Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, di tích hay đơn giản là đọc sách, truyện, xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,… cũng cách để tìm hiểu, học tập lịch sử.

Câu 11 /Bài 2: Có quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

Quan điểm cho rằng: Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Theo em, quan điểm đó chưa đúng. Lênin đã nói: Học, học nữa, học mãi, tức là chúng ta học suốt đời, không chỉ lúc đi học mà ngay từ bé chúng ta đã được học lịch sử qua những câu chuyện của ông bà cha, mẹ hay ngay trong những chuyến đi tham quan dã ngoại sẽ được các cô hướng dẫn viên lí giải hoặc kể lại những câu chuyện lịch sử.

Sau này khi kết thúc việc ngồi học trên ghế nhà trường thì việc học tập lịch sử vẫn tiếp tục diễn ra hàng ngày qua báo chí, phim ảnh và âm nhạc.

Từ đó có thể khẳng định quan điểm cho rằng chỉ học sử trên ghế nhà trường là chưa đúng.

Câu 12/Bài 2: Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.

Trả lời:

Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ không thể tách rời với cuộc sống hiện tại vì:

- Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thực tiễn hiện nay đều bắt nguồn từ những gì đã diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển, biến đổi qua thời gian.

- Tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực của cuộc sống (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,…).

- Muốn hiểu rõ và giải thích được những vấn đề của cuộc sống hiện tại cần sử dụng tri thức lịch sử trong quá khứ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề hiện tại. Thậm chí có thể dự đoán được thời cơ và thách thức trong tương lai.

Câu 13 /Bài 2: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.

Trả lời:

- Nguyên nhân gây băng tan:

+ Hiện tượng băng tan có thể xuất phát từ một số nguyên nhân tự nhiên, như: hoạt động phun trào của núi lửa; nhiệt độ Trái Đất tăng…

+ Tuy nhiên, nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến hiện tượng băng tan là do những hoạt động của con người, bởi: Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi,…. làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên

- Tác động đối với nhân loại khi băng tan ở Bắc cực:

+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển

+ Mực nước biển dâng cao, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền.

+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong...

3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 14 /Bài 2: Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách thức sưu tầm).

Trả lời:

* Câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và bài học về sự đoàn kết

Nội dung câu truyện: Giữa mùa thu năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất ở Hà Bắc. Tại hội nghị, được biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy cũng đều háo hức muốn đi, nhất là những người quê ở Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp về công tác, ai ai cũng có nguyện vọng đề nghị cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử. Lúc đó, chủ tịch Hồ Chí Minh lên diễn đàn, giữa mùa thu nhưng trời vẫn còn nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ và hỏi các đồng chí cán bộ trong hội trường từng câu hỏi về chức năng của từng bộ phận trong chiếc đồng hồ. Ai ai cũng đồng thanh trả lời đúng hết các câu hỏi của Bác.

Đến câu hỏi: Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Khi mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi: Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

Mọi người đồng thanh đáp: Thưa Bác không ạ!

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và nói:

- Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan củ một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ…cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không?

Người tiếp tục căn dặn: đối với chi bộ, đảng bộ hay tất cả các cơ quan, đơn vị cũng vậy, mỗi phòng, ban là một bộ phận không thể thiếu. Tất cả đều có một nhiệm vụ riêng, dù việc lớn việc nhỏ nhưng đó đều là một phần quan trọng trong một tập thể, mỗi nhiệm vụ như một mắc xích nối lại với nhau để tạo thành một khối vững chắc, thì mỗi chúng ta phải thật sự đoàn kết, nổ lực, cố gắng phát huy khả năng của mình, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Việc so bì, tính toán thiệt hơn về quyền lợi, trách nhiệm hay ngại việc nặng tìm việc nhẹ thì sẽ dẫn đến mất đoàn kết, ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung

Nhận xét: Câu chuyện tuy ngắn nhưng lại mang giá trị lớn, tư tưởng lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh về tinh thần đoàn kết dân tộc. Có đoàn kết mới tạo nên sức mạnh tập thể, sức mạnh dân tộc để đánh thắng giặc ngoại xâm, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

* Nguồn gốc câu truyện và cách thức sưu tầm:

Nguồn gốc: Câu truyện được dẫn theo sách Bác Hồ kính yêu của nhà xuất bản Kim Đồng.

- Cách thức sưu tầm:

+ Lập danh mục các nguồn sử liệu, các kênh khai thác thông tin (sách báo, tạp chí, internet…) trong quá trình tìm hiểu

+ Chọn lọc, phân loại thông tin

+ Xác minh lại thông tin (đối chiếu nội dung câu truyện trong sách: Bác Hồ kính yêu với Tập 3 của seri phim tài liệu Khát vọng Hồ Chí Minh – Khát vọng Việt Nam; đối chiếu với các bài báo trên Internet…)

Câu 15 /Bài 2: Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Vậy tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội?

Trả lời:

* Vai trò của tri thức lịch sử:

+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội

+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng

+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững

* Ý nghĩa của tri thức lịch sử:

+ Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.

+ Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.

+ Tri thức lịch sử còn giúp con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, hoặc thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

Câu 16 /Bài 2: Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử?

Trả lời:

+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.

+ Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới. Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.

+ Cùng với việc tim hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 17/Bài 2: Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn học.

Trả lời:

- Ví dụ:

+ Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích hiện tượng Trái Đất nóng lên

+ Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích cho em trai hiểu được tục ướp xác của người Ai Cập cổ đại; tục xăm mình của người Việt cổ…

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay