Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 5: Một số nền văn minh phương Tây thời cổ – trung đại

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Một số nền văn minh phương Tây thời cổ – trung đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

 

BÀI 5: một số nền văn minh phương Tây thời cổ - trung đại

(17 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)

Câu 1/Bài 5: Trình bày điều kiện hình thành văn minh Hy Lạp thời cổ trung đại.

Trả lời:

– Vùng đất của thế giới Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, nó gồm miền Nam bán đảo Bancăng (Balkans), các đảo trên biển Êgiê (Aegean) và phía tây Tiểu Á. Trung tâm của thế giới Hy Lạp cổ đại nằm ở phía nam bán đảo Bancăng.

– Đất đai Hy Lạp không được phì nhiêu, không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực, địa hình lại còn bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp. Nhưng bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng. Ở đây còn có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc…Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển. Đặc điểm này của kinh tế cũng làm cho nền văn minh Hy Lạp cổ tuy phát triển sau văn minh Ai Cập cố, nhưng những lái buôn Hy Lạp trong quá trình ngang dọc trên Địa Trung Hải cũng học được nhiều điều hay từ Ai Cập và Lưỡng Hà.

– Về dân cư, dân Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng (Acheen), Đôriêng (Dorien)…Lúc đầu các tộc người này đều gọi theo tên riêng từ thời bộ lạc của mình, tới thế kỉ VIII-VII TCN các tộc người đó đều tự gọi một tên chung là Helen (Hellenes) và gọi đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp .

Câu 2/Bài 5: Trình bày điều kiện hình thành văn minh La Mã thời cổ trung đại.

Trả lời:

– Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu như một chiếc chân người chìa ra Địa Trung Hải.

– Bán đảo Italia có nhiều đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, trong lòng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện kim. Địa hình ở đây lại không bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những nền văn minh phát triển sớm ở phương Đông.

– Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium được gọi là người Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa, gốc Hy Lạp.

Câu 3/Bài 5: Điều kiện hình thành chung của văn minh Hy Lạp và La Mã thời cổ trung đại.

Trả lời:

– Là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, đường biên giới có 3 mặt tiếp giáp biển. Chính vì thế, địa hình ở đây gọi là địa hình mở (khác với Phương Đông là địa hình khép kín), có điều kiện giao lưu mạnh mẽ với các nề văn minh Phương Đông, đặc biệt là với Ai Cập và Lưỡng Hà. Do đó, người ta còn gọi đây là văn minh mở hay văn minh biển (phân biệt với văn minh khép kín, văn minh sông nước ở Phương Đông cổ đại).

– Điều kiện đất đai không thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực. Phần lớn là loại đất cứng, khô, do vậy chỉ đến khi đồ sắt xuất hiện thì khối cư dân ở đây mới có điều kiện phát triển, nhà nước mới xuất hiện.

– Nằm trong khu vực khí hậu ôn đới Địa Trung Hải – loại hình khí hậu được xem là lý tưởng đối với cuộc sống của con người, hoạt động sản xuất và sinh hoạt văn hóa ngoài trời. Với loại hình khí hậu này, cảnh vật trở nên thơ mộng, sáng sủa và màu sắc được định hình rõ nét hơn.

– Có đường biên giới biển dài, khúc khuỷu, hình răng cưa, biển Địa Trung Hải thì hiền hòa, thuận lợi cho việc đi lại, trú ngụ của tàu thuyền và hình thành các hải cảng tự nhiên, đặc biệt là các hoạt động đánh bắt hải sản và mậu dịch hàng hải.
– Có một diện tích đảo khá lớn nằm rải rác trên Địa Trung Hải, đặc biệt là Hy Lạp, nơi ra đời và tồn tại nhiều thành thị và trung tâm thương mại từ rất sớm.
– Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú: tài nguyên rừng đa dạng cùng nhiều khoáng sản quý như đồng, chì, sắt, vàng, đá quý, đất sét (Hy Lạp)…

 

Câu 4/Bài 5: Nêu sự phát triển của văn minh Hy Lạp- La Mã thời cổ- trung đại.

Trả lời:

Thành tựu

Nội dung

Chữ viết

- Xây dựng bảng 24 chữ cái.

- Người La Mã đã dựa trên cơ sở chữ viết Hi Lạp xây dựng chữ La-tinh

Văn học

- Đặt nền móng cho văn học phương Tây.

- Các tác phẩm: Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Vua Ơ-cơ-líp,…

Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

Đạt được những thành tựu quan trọng trên cả 3 lĩnh vực: điêu khắc, kiến trúc và hội họa.

Một số công trình: đền Pác-tê-nông, đấu trường Cô-li-dê, …

Khoa học, kĩ thuật

Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như Ta-lét, Pi-ta-go,…

Tư tưởng

Là quê hương của triết học phương Tây với các nhà triết học tiêu biểu như: Ta-lét, Hê-ra-clit,…

Tôn giáo

Thờ đa thần, thường xuyên hiến tế, cầu nguyện và tổ chức lễ hội tôn vinh các vị thần

Thể thao

- Quan trọng trong đời sống, lễ hội và văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ đại.

- Nhiều sự kiện và môn thể thao của Hy Lạp-La Mã cổ đại là cơ sở, nền tảng thể thao sau này.

 

Câu 5/Bài 5: Hãy trình bày những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp và La Mã trên các lĩnh vực triết học, khoa học, kiến trúc, điêu khắc.

Trả lời:

* Về triết học:

– Chia làm hai trường phái chính: triết học duy vật và triết học duy tâm.

- Triết học duy vật gồm những đại diện tiêu biểu là Ta-lét, Hệ-ra-clit.

- Triết học duy tâm gồm những đại diện tiêu biểu là A-rit-xuốt, Xô-crát, Pờ-la-tong

- Triết học Hy Lạp và La Mã có đại được xem là những thành tựu rực rở của văn minh phương Tây, tạo nên cơ sở hình thành của châu Âu sau này.

* Về khoa học:

- Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.

- Các nhà khoa học nổi tiếng như: toán học có Pi-ta-go, Ta-lét, O-clit; vật lí có Ác-si-mét; y học có Hi-po-crát, sử học có He-rô-đốt, Tuy-xi-đít,...

- Họ đã tìm ra được những định lý, định đẻ, tiễn để khoa học.

- Những hiểu biết vẻ khoa học của cư dân Hy Lạp và La Mã được ứng dụng hiệu quả trong cuộc sóng và cũng là nền tảng của khoa học hiện đại.

- Khoa học đến thời Hy Lạp, La Mã mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết.

* Về kiến trúc, điêu khắc:

Nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc tinh xảo, như đến Pác-tê-nông ở A-ten (Hy Lạp); đấu trường Co-li-de ở La Mã, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần Vệ nữ Mi-lo...

 

Câu 6/Bài 5: Lập bảng tóm tắt về mục đích và ý nghĩa của nền văn minh thời Phục hưng ở Tây Âu trung đại.

Trả lời:

Yêu cầu

Nội dung

I. Mục đích

- Khôi phục tinh hoa văn hoá xán lạn cổ đại Hy Lạp và La Mã.

- Xây dựng một nền văn hoá mới, đẻ cao giá trị chân chính của con người.

- Đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học – kĩ thuật.

II. Ý nghĩa

- Lên án gay gắt giáo hội Thiên Chúa giáo và đã phá trật tự phong kiến. Đẻ cao giá trị con người và tự do cá nhân, dẻ cao tinh thần dân tộc.

- Là bước đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến đã lỗi thời.

- Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu. Đó là tinh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và văn học, là sự sáng tạo và phát minh trong khoa học với những ý tưởng đi trước thời đại, là chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật.

Nền văn minh này là cầu nối từ văn hoá phong kiến sang văn hoá tư sản. Đó là cơ sở giai đoạn khởi đầu của văn minh Tây u thời cận đại.

 

Câu 7/Bài 5: Những thành tựu của văn minh Hy Lạp-La Mã ảnh hưởng như thế nào với thế giới ngày nay?

Trả lời:

Những thành tựu của văn minh Hy Lạp-La Mã ảnh hưởng đến thế giới ngày nay như sau:

  • Lịch pháp học:người Hi Lạp và La Mã biết làm ra lịch dựa trên sự di chuyển của Trái Đất xung quanh Mặt Trời (dương lịch)

=> Thế giới ngày nay vẫn đang sử dụng dương lịch để tính ngày tháng năm.

  • Chữ viết: Người Hy Lạp và La Mã đã sáng tạo ra hệ chữ cái La-tinh (A, B, C,...) và chữ số La Mã.

=> Tiền đề cho bảng chữ cái ngày nay của việt nam (29 chữ). Chữ số La Mã là số mà ngày nay chúng ta đang sử dụng.

  • Văn học:Văn học Hy Lạp, La Mã cổ đại phong phú về thể loại với nhiều tác phẩm tiêu biểu.

=> Để lại kho tàng văn học lớn cho thế giới. Hai tác phẩm Hi-át và Ô-đi-xê của Hô-me đã lan toả tới các nước phương đông và Việt Nam cũng là 1 trong số đó.

  • Triết học: Sáng tạo ra triết học duy vật và triết học duy tâm.

=> Tạo cơ sở hình thành của triết học châu Âu sau này.

  • Khoa học tự nhiên: Người Hy Lạp đã khái quát ra những định lý, định đề của nhiều môn như toán, lý,....

=> Những Định lý, định đề đó có ứng dụng hiệu quả trong cuộc sống. Đặt nền móng cho sự ra đời của các khoa học sau này như định Lý Pi-ta-go,định lí Ta-lét, định luật Ác-si-mét... và là nền tảng của khoa học hiện đại

  • Y học: Thầy thuốc Hippocrates đã chữa bệnh bằng biện pháp uống thuốc hoặc phẫu thuật, được mệnh danh là “Cha đẻ của y học Phương Tây”

=> Tạo tiền đề cho ngoại khoa và y học hiện đại.

  • Điêu khắc:Nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như pho tượng Thần Vệ nữ Mi-lô, Lục sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na, thần Hec-met và những phủ điều trên Khải hoàn môn,...

=> Nhiều tác phẩm điêu khắc của Hy Lạp, La Mã cổ đại vẫn là mẫu mực của nghệ thuật điêu khắc cho đến ngày nay.

  • Kiến trúc:Người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng.

=> Kiến trúc Hy-La cổ đại đã được thế giới thừa nhận và ứng dụng cho những công trình kiến trúc hiện đại. Kiến trúc châu Âu ngày nay được phát triển trên nền tảng của kiến trúc thời cổ đại của Hy-La và Tây Âu.

  • Tôn giáo:Sự ra đời của thiên chúa giáo

=> Thiên chúa giáo được lan toả mạnh mẽ và trở thành một tôn giáo lớn nhất trên thế giới.

 

Câu 8/Bài 5: Ý nghĩa của nền văn minh Hy Lạp - La Mã đến ngày nay

 

Trả lời:

Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngôn ngữ, chính trị, hệ thống giáo dục, triết học, khoa học, nghệ thuật và kiến trúc của thế giới cận đại, thúc đẩy phong trào Phục Hưng tại Tây Âu cũng như làm sống lại các phong trào tân Cổ điển tại châu Âu và châu Mỹ thế kỷ XVIII và XIX.

Nền văn minh Hy-La đã đóng góp cho nhân loại nhiều phát kiến vĩ đại, tạo nền tảng vững chắc, có tầm ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của văn minh phương Tây cổ đại trong suốt chiều dài lịch sử của châu Âu. Bởi đến giờ con người vẫn không ngừng học hỏi, bổ sung và hoàn thiện những tri thức từ những nền văn minh này; đảm bảo sự đi lên của tinh hoa nhân loại, bởi sự thịnh vượng của nhân loại không chỉ đến từ một nền tảng mà phải đến từ tư duy luôn vận động và phát triển.

 

2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)

Câu 9 /Bài 5: Hãy phân tích bối cảnh lịch sử, tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng.

Trả lời:

- Bối cảnh lịch sử tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng:

+ Thời kì Phục hưng (thế kỉ XV-XVII)

+ Trên cơ sở Phục hưng những thành tựu và giá trị của nền văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại.

+ Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội Cơ đốc là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới.

+ Tầng lớp tư sản mới đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại.

+ Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội.

Câu 10 /Bài 5: Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng và ý nghĩa của những hành động đó.

Trả lời:

Thành tựu

Nội dung

Văn học

- Nở rộ của các tài năng.

- Đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực là thơ, tiểu thuyết và kịch.

Hội họa, kiến trúc và điêu khắc

- Thế kỉ XV-XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao

- Tiêu biểu nhất là Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa, ..

Khoa học kĩ thuật

- Khoa học, kĩ thuật đạt được nhiều thành tựu, đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.

- Nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là trong các ngành dệt, khai mỏ, luyện kim,…

Tư tưởng

- Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,…

- Tạo tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu và đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

 

Câu 11 /Bài 5: Hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn đối với việc hình thành nền văn minh của Hy Lạp và La Mã.

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Có khí hậu ấm áp, trong lành, có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dẻ dàng.

+ Những điều kiện tự nhiên này tạo thuận lợi cho sự phát triển mạnh mẻ của thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.

- Khó khăn:

+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

+ Đất canh tác ít lại không màu mở, chủ yếu là đất ven dòi khô và cần nên chi thích hợp với loại cây lâu năm, thiếu lương thực nên luôn phải nhập khẩu.

Câu 12/Bài 5: Vai trò của thủ công nghiệp đối với kinh tế Hy Lạp và La Mã cổ đại.

Trả lời:

- Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế.

+ Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đỏ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẻ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế.

+ Nhiễu xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với quy mô lớn đã thu hút dược nhiều người lao động. + Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hoả tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.

Câu 13 /Bài 5: Nền văn minh Hy Lạp và La Mã kế thừa nên văn minh phương Đông cổ đại như thế nào?

Trả lời:

Văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời sau nên có điều kiện tiếp thu, kế thừa những thành tựu của văn minh phương Đông.

- Cư dân Hy Lạp và La Mã đã tiếp thu Lịch pháp, Toán học, Thiên văn học,... của cư dân phương Đông. - Cuộc viễn chính vẻ phía đông của A-lếch-xang-đờ-rốt Đại đế (334 TCN) đã thúc dẩy mạnh mẽ một sự giao lưu văn hoá giữa Hy Lạp và phương Đông.

- Nền văn minh Hy Lạp được truyền bá mạnh sang các nước phương Đông. Ngược lại, các thành bang Hy Lạp có điều kiện tiếp thu, giao lưu với van hoa phương Đông phát triển hơn.

- Nam 45 TCN, sau khi trở về từ Ai Cập, Xê-da đã mời các nhà toán học và thiên văn học Ai Cập đến La Mã để cải cách lịch.

3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)

Câu 14 /Bài 5: Hãy nêu và so sánh cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại, của Tây Âu thời kì Phục hưng.

Trả lời:

Lĩnh vực

Tác giả, tác phẩm thành tựu tiêu biểu

Thuộc nền văn minh

Ý nghĩa/ giá trị nổi bật

Văn học

Hai bộ sử thi I-li-át và Ô-đi-xê, Vua Ơ-cơ-líp,…

Văn minh Hy Lạp-La Mã

- Đặt nền móng cho văn học phương Tây. 

- Là tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử

Kiến trúc, điêu khắc và hội họa

Lê-ô-na đờ Vanh-xi với các bức tranh: Bữa tiệc cuối cùng, Nàng Mô-na Li-sa,…

Văn hóa Phục hưng

đưa nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao mới.

Tư tưởng

Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-xít Bê-cơn, Đê-các-tơ,…

Văn hóa Phục hưng

- Tác động to lớn đến tình hình chính trị, xã hội

- Tiền đề cho các cuộc cách mạng xã hội ở châu Âu 

- Đặt nền tảng cho những bước tiến lớn về tư tưởng, triết học trong các thời đại tiếp theo.

 

Câu 15 /Bài 5: Hãy so sánh nền văn minh phương Đông và phương Tây thời có – trung đại.

Trả lời:

Ở phương Đông: khoảng thiên niên ki IV - II TCN.

Ở phương Tây: khoảng thiên niên ki I TCN.

* Vẻ điều kiện tự nhiên:

Ở phương Đông: có nhiều đất đai canh tác, có mưa đều dặn theo mùa, có khí hậu nóng được các dòng sông mang phù sa bồi đắp, đất đai màu mỡ.

- Ở phương Tây: đất đai ít, không màu mỡ, đất ven đôi, khô cằn.

* Về kinh tế.

- Ở phương Đông: chủ yếu là kinh tế nông nghiệp.

- Ở phương Tây: chủ yếu là kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Thủ công nghiệp, thương nghiệp cùng phát triển mạnh.

Câu 16 /Bài 5: Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo tin Lành ở Tây Âu thời trung đại?

Trả lời:

- Quá trình cải cách tôn giáo và sự hình thành của đạo Tin Lành ở Tây Âu thời trung đại bắt đầu với sự xuất hiện của những nhà cải cách tôn giáo như Martin Luther, John Calvin và Huldrych Zwingli. Martin Luther, một linh mục Công giáo La Mã, đã công khai phản đối các nghi lễ và quy tắc của Giáo hội Công giáo La Mã bằng bốn bức thư gửi tới các giáo sĩ và các nhà lãnh đạo tôn giáo vào năm 1517.

- Những bức thư này đánh dấu sự ra đời của phong trào cải cách tôn giáo. Điều này dẫn đến sự chia rẽ trong giới tín hữu Công giáo và gia tăng sự phản kháng với Giáo hội Công giáo La Mã. John Calvin và Huldrych Zwingli cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình đạo Tin Lành.

-  Họ tiếp tục phản đối các nghi lễ và quy tắc của Giáo hội Công giáo La Mã và lập ra những nhóm tín hữu mới theo các nguyên tắc cải cách. Sự cải cách này đã lan rộng khắp châu Âu và dẫn đến sự hình thành của các nhóm tín hữu độc lập với Giáo hội Công giáo La Mã.

-  Sự hình thành của đạo Tin Lành ở Tây Âu thời trung đại phản ánh sự đấu tranh cho sự cải cách tôn giáo và quyền tự do tôn giáo. Đạo Tin Lành đã tạo ra một truyền thống tôn giáo mới, có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa và xã hội ở Tây Âu.

4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)

Câu 17/Bài 5: Ph. Ăng-ghen đã viết: “Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có Châu Âu hiện đại.” Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?

Trả lời:

Vì: 

- Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.

- Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:

+ Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).

+ Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.

+ Dấu ấn cá nhân được đề cao.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay