Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo bài 16: Nhật Bản

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận bài 16: Nhật Bản . Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 8 Chân trời sáng tạo.

BÀI 16: NHẬT BẢN

(14 câu)

  1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Trình bày nội dung chính và kết quả, ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868).

Trả lời:

Nội dung chính và kết quả của cuộc Duy tân Minh Trị (1868):

- Nội dung chính:

+ Chính trị:

  • Thành lập ban chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.
  • Ban hành Hiến pháp năm 1889, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.
  • Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

+ Kinh tế:

  • Thống nhất tiền tệ và chính trị, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.
  • Xây dựng đường sá, cầu cống,…

+ Quân sự:

  • Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây.
  • Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí.
  • Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài.

+ Giáo dục:

  • Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
  • Cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

- Kết quả, ý nghĩa:

+ Như một cuộc cách mạng tư sản, đưa Nhật Bản phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học – kĩ thuật.

+ Nhật Bản giữ vững được nền độc lập, trở thành nước tư bản chủ nghĩa.

Câu 2: Trình bày những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Trả lời:

Những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

- Kinh tế Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.

- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Thi hành chính sách xâm lược, giành thắng lợi trong chiến tranh Nga – Nhật. Thuộc địa đế quốc Nhật Bản được mở rộng.

Câu 3: Lập và hoàn thành bảng thống kê về những lĩnh vực cải cách trong cuộc Duy tân Minh Trị.

Lĩnh vực

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

Kinh tế

Khoa học, giáo dục

Quân sự

Trả lời:

Lĩnh vực

Nội dung

Ý nghĩa

Chính trị

- Thành lập ban chính phủ mới, xóa bỏ tình trạng cát cứ.

- Ban hành Hiến pháp năm 1889, quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng.

- Đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm quyền.

Đất nước dần thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu.

Kinh tế

- Thống nhất tiền tệ và chính trị, cho phép mua bán ruộng đất và tự do kinh doanh.

- Xây dựng đường sá, cầu cống,…

Tạo ra sự phát triển vượt bậc về kinh tế.

Khoa học, giáo dục

- Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.

- Cử học sinh ưu tú du học phương Tây.

Trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của đất nước.

Quân sự

- Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây.

- Phát triển công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí.

- Học tập các chuyên gia quân sự nước ngoài.

Quân đội được huấn luyện bài bản, có tính hệ thống.

Câu 4: Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến cuộc Duy tân Minh Trị:

- Những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ.

- Phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.

- Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ. Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách.

Câu 5: Hãy nêu ý nghĩa và hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị.

Trả lời:

* Ý nghĩa:

- Giúp cho Nhật Bản giữ được độc lập, chủ quyền; mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản.

 

- Có ảnh hướng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam (ví dụ: thành công của công cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản là một trong những nhân tố góp phần hình thành con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX).

* Hạn chế:

- Chưa đủ triệt để để tiêu dệt thế lực phong kiến quân phiệt (ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì).

- Chưa đáp ứng được quyền lợi cho người nông dân. 

 

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về tình hình Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

“Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí và quân trang trở thành ngành mũi nhọn nhằm xây dựng lực lượng quân sự mạnh để cạnh tranh và bành trướng. Công nghiệp gang thép và công nghiệp điện tăng trưởng mạnh. Những tập đoàn tư bản Nhật Bản đã tăng cường xuất vốn ra nước ngoài, lập các nhà máy và kinh doanh ở Trung Quốc, Triều Tiên,...”.

(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 313 - 314)

Trả lời:

- Nội dung đoạn tư liệu:

+ Chú trọng công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí để xây dựng quân đội.

+ Phát triển các tập đoàn tư bản, nhà máy ở một số nước khác.

- Ý nghĩa: biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

Câu 2: Theo em, ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh Trị là gì?

Trả lời:

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc Duy tân Minh trị là là đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, trì trệ, thoát khỏi nguy cơ bị biến thành thuộc địa, bảo toàn được nền độc lập dân tộc.

Câu 3: Những sự kiện nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc?

Trả lời:

Những sự kiện chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Nhật Bản đã trở thành nước đế quốc:

- Kinh tế Nhật Bản phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là về công nghiệp. Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, kéo theo sự tập trung trong sản xuất, thương nghiệp và ngân hàng.

- Nhiều công ti độc quyền xuất hiện, giữ vai trò to lớn, bao trùm lên đời sống kinh tế, chính trị của nước Nhật.

- Thi hành chính sách xâm lược, giành thắng lợi trong chiến tranh Nga – Nhật. Thuộc địa đế quốc Nhật Bản được mở rộng.

Câu 4: Khái quát về tình hình chung của Nhật Bản khi chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.

Trả lời:

Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.

Đối nội: Thực hiện chính sách bóc lột tối đa với người dân.

Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên...

à Nhật Bản trở thành nước đế quốc phong kiến quân phiệt.

  1. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thể kỉ XX?

Trả lời:

Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi (1911) và cuộc Duy tân Minh Trị đến tình hình Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

Trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp nổ ra mạnh mẽ nhưng lại bế tắc vì không tìm được con đường đúng đắn thì sự thành công của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc như một làn gió mới thổi bùng lên ngọn lửa cách mạng trong mỗi con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời, hai sự kiện lớn này cũng mở ra con đường mới, lối thoát mới cho phong trào cách mạng Việt Nam; cổ vũ, khích lệ cách mạng Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến và thực dân Pháp. Sự thành công của cuộc Duy tân Minh trị và cách mạng Tân Hợi đã thu hút nhiều thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc và Nhật Bản học tập, hoạt động cách mạng, điển hình là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,...

Câu 2: Em hãy nêu những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.

Trả lời:

- Nhân dân Nhật Bản bị bóc lộ nặng nề. Công nhân phải làm việc từ 12 đến 14 giờ mộ ngày với mức lương thấp.

- Phong trào công nhân đã có những bước tiến mới: Các tổ chức công đoàn ra đời, Ca-tai-a-ma Xen truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào Nhật Bản và thành lập Đảng Xã hội dân chủ năm 1901.

- Từ năm 1906, phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân khác cũng đươc đẩy mạnh.

  1. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Em hãy nêu về bài học kinh nghiệm rút ra được từ cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật bản đối với Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

- Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản (1868) được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.

- Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.

- Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.

Câu 2: Sau khi tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, theo em, cần học hỏi điều gì để đất nước phát triển?

Trả lời:

Một số bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc Duy tân Minh Trị:

- Muốn tồn tại và phát triển phải luôn có sự thay đổi để thích ứng với những chuyển biến mới của tình hình.

- Cải cách muốn thành công phải xây dựng được một nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội vững chắc.

- Tiến hành cải cách toàn diện trong đó chú trọng đến vấn đề: đầu tư phát triển giáo dục con người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

- Chú trọng việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống.

- Tiếp thu có chọn lọc và cải biến những giá trị văn hóa, văn minh tiến bộ của thế giới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

Câu 3: So sánh cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản và Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc theo tiêu chí: Hoàn cảnh, mục tiêu, người lãnh đạo, hình thức, kết quả.

Trả lời:

* Cuộc Duy tân Minh Trị:

- Hoàn cảnh: Cuối TK XIX - đầu TK XX, các nước tư bản phương Tây phát triển mạnh ngày càng tăng cường can thiệp vào Nhật Bản. Trước tình hình ấy Nhật Bản phải đứng trước 2 con đường phải lựa chọn. Một là phải duy trì chế độ mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây hoặc là phải canh tân để phát triển đất nước nhằm thoát khỏi sự nhòm ngó của các TD phương Tây. trước tình hình đó tháng 1/1868, sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành các cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực.

- Mục tiêu: lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.        

- Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để.

- Kết quả: đưa Nhật Bản từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước tư bản công nghiệp. Nhật thoát khỏi số phận là nước thuộc địa, 30 năm cuối TK XIX Nhật trở thành một nước đế quốc.

* Cách mạng Tân Hợi:

- Hoàn cảnh: dựa vào phong trào đấu tranh bền bỉ, liên tục của quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản TQ bắt đầu tập hợp lực lượng và thành lập các hội, các đảng

- Mục tiêu: lật độ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập dân quốc.

- Lực lượng lãnh đạo: Giai cấp tư sản đứng đầu là Tôn Trung Sơn.

- Hình thức: là cuộc CMTS không triệt để. Cách mạng dân chủ tư sản

- Kết quả: lật đổ triều đại Mãn Thanh. Chấm dứt chế độ chuyên chế, phong kiến lâu đời. mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

 

=> Giáo án Lịch sử 8 chân trời bài 16: Nhật Bản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Lịch sử 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay