Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Thực hành tiếng việt tr19

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Thực hành tiếng việt tr19. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Trang 19)

( 15 câu)

1.    NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Em đã gặp phải lỗi dùng từ nào trong quá trình viết văn chưa hoặc đọc một bài văn, một câu chuyện cười về lỗi dùng từ? Hãy chia sẻ về lỗi em đã gặp đó.

Trả lời:

Trong một lần viết văn, em đã viết câu: “Bạn Mai đã rất chăm chỉ học hành, nhưng bạn ấy đạt giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh”

⇨     Câu này mắc lỗi về mạch lạc và liên kết trong câu. Phải sửa thành: “ Bạn Mai đã rất chăm chỉ học hành nên bạn ấy đạt giải Nhất học sinh giỏi cấp tỉnh”

Câu 2: Bạn hiểu như thế nào về liên kết và mạch lạc trong văn bản? 

Trả lời:

- Nói đến mạch lạc là nói đến sự thống nhất ở bề sâu giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản (các câu xoay quanh tiểu chủ để còn các đoạn thì cùng hướng tới chủ đề chung).

- Liên kết là nói đến sự thống nhất có thể nhận ra được trên bề mật ngôn từ giữa các câu trong đoạn văn và giữa các đoạn văn trong văn bản nhờ sự hiện diện cùa những phương tiện, hình thức kết nối.

Câu 3: Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

Mạch lạc và liên kết có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Không gắn với mạch lạc, liên kết sẽ chỉ tồn tại như một hình thức vô nghĩa. Ngược lại, không có liên kết, mạch lạc khó được nhận biết một cách đầy đủ, khiến nội dung đoạn văn, văn bản có thể được giải thích một cách rất khác nhau, thậm chí ngược nhau

Câu 4: Em hãy trình bày cách nhận biết và khắc phục lỗi về mạch lạc trong đoạn văn, văn bản

Trả lời:

- Nhận biết lỗi

Các câu trong đoạn văn hoặc các đoạn văn trong văn bản không cùng nói về một chủ đề hoặc có câu, đoạn văn được triển khai lạc khỏi chủ đề chung đã xác định.

- Khắc phục lỗi:

+ Lựa chọn hoặc xác định đúng chủ đề của đoạn văn hoặc văn bản.

+ Gạch bỏ hoặc sửa lại các câu, đoạn văn không hướng vào chủ đề.

+ Viết thêm câu hoặc đoạn văn phát triển chủ đề.

Câu 5: Em hãy trình bày cách nhận biết và khắc phục lỗi về liên kết trong đoạn văn, văn bản

Trả lời:

- Nhận biết lỗi

Giữa các câu trong đoạn văn hoặc giữa các đoạn văn trong văn bản không có phương tiện kết nối cần thiết hoặc có nhưng không phù hợp, khiến đoạn văn hay văn bản trở nên rời rạc.

- Khắc phục lỗi:

+ Xác định phương tiện kết nối cần có giữa các câu hoặc giữa các đoạn văn.

+ Thay thế hoặc bỏ cụm từ đảm nhiệm chức năng kết nối đã bị dùng sai.

Nếu chưa có phương tiện kết nối cần thiết thì phải bổ sung. Có thể viết thêm câu, đoạn văn phù hợp nhằm khắc phục sự đứt đoạn của mạch trình bày.

Câu 6: Nêu điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

Trả lời:

●        Các phần, các đoạn trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lý, trước sau hô ứng nhau nhằm làm chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc

●        Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt

2.    THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Đọc lại văn bản Mẹ tôi, hãy cho biết tính mạch lạc trong văn bản đó được thể hiện ở các khía cạnh nào?

Trả lời:

●        Chủ đề xuyên suốt là sự ca ngợi lòng yêu thương, đức hi sinh của mẹ dành cho con.

●        Trình tự văn bản xoay quanh thể hiện chủ đề một cách liên tục, rất mạch lạc: bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ: bố nói về mẹ; bố khuyên con xin lỗi mẹ một cách thành khẩn.

 

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không bị khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức, thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

  • a. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?
  • b. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.
  • c. Dấu hiệu nào cho thấy mạch lạc giữa đoạn văn này và các đoạn văn khác trong văn bản Yêu và đồng cảm?
  • d. Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

a. - Về hình thức:

  + Đoạn văn trên được tạo thành bằng 4 câu văn được liên kết với nhau bằng phép lặp, phép thế.

 + Đoạn văn trên được viết giữa hai dấu chấm xuống dòng, chữ cái đầu đoạn được viết lùi vào một chữ và viết hoa.

  - Về nội dung: đoạn văn có nội dung viết về lòng đồng cảm của con người, thuộc văn bản Yêu và đồng cảm.

b. Các câu trong đoạn văn có sự mạch lạc với nhau, cùng nói về tấm lòng đồng cảm của con người, trong câu đều nhắc đến các từ “tấm lòng” hay “lòng đồng cảm”.

c. Dấu hiệu nhận thấy sự mạch lạc giữa các đoạn:

- Đoạn văn trên và các đoạn văn khác đều hướng đến làm nổi bật chủ đề của văn bản Yêu và đồng cảm.

- Đoạn văn trên là một lý lẽ nằm trong đoạn (5) của văn bản, kết lại vấn đề về tấm lòng đồng cảm của trẻ em và con người.

d. - Những từ ngữ được lặp lại nhiều lần: con người/người, tấm lòng, lòng đồng cảm, chỉ có/chỉ vì.

    - Tác dụng của việc lặp lại các từ ngữ trên là để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu văn, đoạn văn có sự mạch lạc, logic về mặt hình thức.

 

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có.Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

  • a. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?
  • b. Đoạn văn đã mắc lỗi liên kết như thế nào?
    • a. Lý do đoạn văn vẫn rời rạc: phép liên kết được sử dụng chưa đúng cách, chưa phù hợp, nội dung các câu văn chưa có sự liên kết khiến đoạn văn bị rời rạc.
    • b. Lỗi liên kết: Đoạn văn sử dụng phép liên kết hình thức (phép lặp) chưa phù hợp, chưa liên kết được các câu trong đoạn.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn mắc lỗi gì?

“ Mọi tác phẩm nghệ thuật đều bắt đầu từ một cảm xúc. Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu. Thơ có thể có vần hoặc không có vần”

Trả lời:

Đoạn văn mắc lỗi thiếu mạch lạc: câu thứ nhất nói về “mọi tác phẩm nghệ thuật” và nói đến cội nguồn của “mọi tác phẩm nghệ thuật”, trong khi câu thứ hai lại nói về “thơ”- vốn chỉ là một loại hình nghệ thuật, đồng thời lại nói đến ngôn ngữ thơ => Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề.

Câu 3: Đọc đoạn văn sau và cho biết đoạn văn mắc lỗi gì? Sắp xếp lại cho đúng

(1) Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện. (2) Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng chưa có muôn vật và loài người. (3) Thần bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác. (4) Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm, lạnh lẽo. (5) Chân thần dài không thể tả xiết.

Trả lời:

Đoạn văn bị mắc lỗi các câu được sắp xếp theo trình tự không hợp lý.

Sắp xếp lại: 2 – 4 – 1- 5- 3

Câu 4: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa

“Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài hát nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh đồng ruộng, đến công việc trong xóm ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm, sâu sắc.”

Trả lời:

Đoạn văn trên mắc lỗi lạc chủ đề. Chúng ta sẽ sửa bằng cách triển khai nội dung về tình yêu nam nữ trong ca dao Việt Nam ở câu 2 và 3

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Mặc dù không thấy được ích lợi của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ nên không ít người hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

a) Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

b) Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

c) Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc.

Trả lời:

  • a. Dấu hiệu nổi bật: câu văn thứ hai trong đoạn được triển khai không đúng với chủ đề chung của đoạn văn.
  • b. Dấu hiệu của lỗi liên kết:
  • c. Cách sửa:

Câu 1: Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong đoạn văn sau:

Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một căn bệnh trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm

Trả lời:

Đoạn văn mắc lỗi thiếu phương tiện liên kết

Sửa lại: Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Chẳng hạn như môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Tuy nhiên, có một cái mất vô cùng to lớn, một căn bệnh trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay