Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Văn bản. Cuộc tu bổ lại các giống vật

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Văn bản. Cuộc tu bổ lại các giống vật. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

VĂN BẢN. CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

- Truyện đã giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

- Văn bản tập trung nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

Giá trị nghệ thuật:

- Văn bản có cốt truyện đơn giản, dễ hiểu, có các yếu tố kì ảo, kết hợp với các từ ngữ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu.

Câu 2: Em hãy tóm tắt lại nội dung chính của văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật.

Trả lời:

Văn bản "Cuộc tu bổ của các giống loài kể về việc Ngọc hoàng trong thuở sơ khởi một phần vì thiếu nguyên liệu, một phần vì vội vàng đã làm ra các con vật bị thiếu bộ phận. Vì vậy mà ngài sai thiên thần xuống núi để làm công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cấu tạo chưa được đầy đủ. Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này. Điều này đã lí giải cho việc Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau... cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.

Câu 3: Văn bản được chia làm mấy phần? Em hãy nêu nội dung chính từng phần

Trả lời:

Văn bản được chia làm 2 phần

- Phần 1 (Từ đầu … hết nhẵn): Ngọc Hoàng mở cuộc tu bổ cho loài vật

- Phần 2 ( tiếp theo … hết): Cuộc tu bổ của các loài vật

Câu 4: Văn bản thuộc thể loại nào. Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về thể loại đó. 

Trả lời: 

- Văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật” thuộc thể loại truyện thần thoại 

- Truyện thần thoại là một thể loại văn học dân gian kể về câu chuyện của những vị thần, về mối quan hệ giữa thần và người nhằm phản ánh thế giới hiện thực và thế giới quan của con người thời nguyên thủy.

Câu 5: Kể tên một số câu chuyện có cùng thể loại thần thoại

Trả lời: 

Một số tác phẩm: thần thoại Hy Lạp, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con Rồng cháu Tiên, Thần Kim Quy, Thần trụ trời, thần núi Tản Viên, Nữ Oa vá trời,...

2.    THÔNG HIỂU ( 1 câu)

Câu 1: Tóm tắt cuộc tu bổ của các loài vật. Văn bản đã lý giải những đặc điểm, thói quen nào của các loài vật?

Trả lời:

Cuộc tu bổ của chó và vịt

-       Chó và vịt đến muộn nên đã bị hết sẵn nguyên liệu

-       Chó và vịt nài nỉ, thiên thân thương tình bèn bẻ chân ghế để lắp cho chó và vịt

-        Thiên thần dặn cho và vịt dùng phải cẩn thận

-        Từ đó trở đi, mỗi lúc ngủ, chó và vịt đều co một chân lên để bảo vệ chân của mình

Cuộc thu bổ của chiền chiện, đó nách và ốc cau

-       Chiền chiện, đó nách và ốc cau do Ngọc Hoàng tạo muộn nên bị thiếu một chân

-       Thiên thần lấy chân hương để lắp cho các loài vật này

-       Thiên thần dặn các loài chim này dùng phải cẩn thận không gãy

-       Từ đó về sau, các loài chim giữ thói quen chơi vơi trước khi đậu

=> Câu truyện đã lý giải thói quen ngủ co chân của chó và vịt, đậu chơi vơi của chiền chiện, đó nách và ốc cau. Qua đó thể hiện khao khát muốn giải thích tự nhiên, làm chủ muôn loài của con người.

=> Câu truyện sử dụng yếu tố kì ảo hoang đường, tình huống truyện bất ngờ tạo kịch tính cho người đọc.

3.    VẬN DỤNG ( 6 câu)

Câu 1: Em có nhận xét gì về những sáng tạo của tác giả dân gian trong truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật"?  Những sáng tạo ấy có hợp lí hay không?

Trả lời:

- Về không gian, thời gian: Không rõ ràng, cụ thể, mang tính cổ xưa.

- Về nhân vật: Thường là các vị thần có sức mạnh và tài năng kì lạ, phi thường hơn người.

- Về cốt truyện: Xoay quanh vấn đề tạo tập và tái tạo thế giới, con người của các vị thần.

=> Những sáng tạo ấy tạo cảm giác thần bí cho những sáng tạo về truyện thần thoại. 

Câu 2: Em thích nhất chi tiết nào trong truyện? Hãy sưu tầm thêm một số truyện thần thoại có cùng chủ đề.

Trả lời:

Chi tiết em thích nhất: Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ.

Một số truyện thần thoại có cùng chủ đề: Pandora, Giê Hô Va sáng tạo ra con người, Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người,...

Câu 3: Qua những câu chuyện thần thoại, em hiểu như thế nào về quá trình hình thành các tạo vật xung quanh chúng ta? Em thấy những cách lí giải đó có thuyết phục hay không?

Trả lời:

Trong các câu chuyện thần thoại, quá trình hình thành các tạo vật xung quanh chúng ta được giải thích bằng những nguyên tắc và sức mạnh siêu nhiên của các vị thần trong văn hóa của người dân. Mỗi nền văn hóa và tôn giáo đều có những câu chuyện khác nhau về quá trình sáng tạo và hình thành thế giới. Tuy nhiên, các cách giải thích này không thể được xem là khoa học hoặc đáng tin cậy trong việc giải thích quá trình hình thành các tạo vật xung quanh chúng ta. Thay vào đó, khoa học hiện đại đã đưa ra những giải thích dựa trên các nghiên cứu về tiến hóa, vật lý, hóa học,...

Câu 4: Khát vọng mà con người xa xưa gửi gắm trong những câu chuyện thần thoại là gì. 

Trả lời: 

- Nỗ lực tìm hiểu về nguồn gốc và tồn tại của chúng ta, về quyền lực và sức mạnh của vũ trụ, và về tầm quan trọng của đạo đức và sự công bằng.

- Trong thần thoại, con người đã tìm cách giải đáp những câu hỏi vốn dĩ rất khó trả lời: Vì sao chúng ta có mặt trên thế giới này? Tại sao có sự phân chia giữa thiên nhiên và nhân loại? Những cuộc chiến giữa các vị thần và những trận đấu giữa người hùng và quái vật trong thần thoại thể hiện khát vọng vượt qua sự bất lực và đối mặt với khó khăn.

- Thần thoại cũng thể hiện khao khát sự phiêu lưu, khám phá và sự tự do. Những cuộc phiêu lưu của các anh hùng và những cuộc giao tranh với các thế lực tà ác đại diện cho sự dũng cảm và quyết tâm trong việc vượt qua rào cản và đạt được mục tiêu.

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu cảm nhận về thể loại thần thoại. 

Trả lời: 

       Thần thoại là một thể loại văn học đặc biệt, với những câu chuyện về các vị thần và các hiệp sĩ hào hiệp, khám phá những cuộc phiêu lưu kỳ thú. Điều đặc biệt của thể loại này là khả năng kết hợp giữa hư cấu và truyền thống, tạo nên một thế giới đầy màu sắc và phép thuật. Thần thoại gợi mở cánh cửa của trí tưởng tượng, cho phép chúng ta rời xa thực tại để khám phá những vùng đất kỳ bí và những trận chiến huyền thoại. Nhờ thần thoại, ta được tiếp cận với những giá trị văn hóa cổ đại, những nguyên tắc đạo đức và những hiểu biết về thế giới tự nhiên. Thể loại này còn mang trong nó sức mạnh của câu chuyện, khả năng lan truyền giá trị và thông điệp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó giúp con người hiểu về sự sống, sự tồn tại và xây dựng nên tình thân, tình bạn và lòng dũng cảm.

Câu 6: Ngày nay, con người hiện đại có còn tin vào thần thoại hay không? Những cuốn sách thần thoại còn bán được hay không? 

Trả lời: 

Trong xã hội hiện đại, mọi người có nhiều quan điểm và niềm tin khác nhau về thần thoại. Một số người vẫn tiếp tục tin vào thần thoại và coi nó là một phần của tín ngưỡng, truyền thống và văn hóa của họ. Thần thoại có thể mang một ý nghĩa tượng trưng, là một cách để giải thích những khía cạnh sâu xa và không thể lý giải bằng khoa học.

Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều người hiện đại có xu hướng tin vào lý thuyết khoa học và luận điểm chứng minh được. Do đó, sự quan tâm và độ phổ biến của sách thần thoại có thể giảm đi một phần. Tuy nhiên, sách thần thoại vẫn có thể được bán và được đọc bởi những người quan tâm đến văn hóa, lịch sử và truyền thống của các vùng đất. Ngoài ra, thần thoại vẫn tồn tại trong nghệ thuật, phim ảnh và truyền thông đại chúng, tạo ra sự hấp dẫn và sự quan tâm từ khán giả hiện đại.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Cuộc tu bổ lại các giống vật

Trả lời:

Với mỗi vùng văn hóa khác nhau, dân gian lại có cách lý giải về nguồn gốc của muôn ngàn vạn vật khác nhau. Tuy nhiên, các sáng tạo ấy vẫn gặp nhau tại một điểm tương đồng nào đó. Nếu như bạn bắt gặp vị thần lơ đễnh, đãng trí Ê-pi-mê-tê trong "Prô-mê-tê và loài người" của thần thoại Hy Lạp thì khi đến với "Cuộc tu bổ lại các giống vật" của thần thoại Việt Nam, các bạn sẽ lại thấy sự hấp tấp, vội vã của Ngọc Hoàng. Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" được sưu tầm và in trong "Lược khảo về thần thoại Việt Nam" là truyện có chủ đề gần gũi với con người và hình thức nghệ thuật độc đáo.

Truyện "Cuộc tu bổ lại các giống vật" kể về việc Ngọc Hoàng tạo ra các loài vật nhưng cơ thể chúng lại không hoàn chỉnh. Để khắc phục những thiếu sót ấy, ngài đã phái ba vị Thiên thần xuống trần gian để tu bổ lại các loài vật. Qua câu chuyện, ta thấy được cách lý giải sáng tạo của con người về những đặc tính, tập quán của loài vật. Quá trình tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng được diễn ra vào lúc sơ khai. Khi ấy, thế giới còn chưa được tạo lập nên Ngọc Hoàng luôn mong muốn "có một thế giới ngay" Trước khi sáng tạo ra con người, ngài đã nặn ra vạn vật nhưng do thiếu nguyên liệu và vội vàng muốn tạo ra thế giới ngay lập tức nên nhiều con vật không có đủ bộ phận trên cơ thể như ngày nay. Để có thể bù đắp những thiếu sót ấy, Ngọc Hoàng phái ba vị Thiên thần mang theo các nguyên liệu xuống núi để thực hiện công việc tu bổ, bù đắp cho những con vật có cơ thể chưa đầy đủ. Ba vị Thiên thần với những cố gắng đã giúp cho loài vật có được những bộ phận còn thiếu. Trong thời gian tu bổ ấy, vì vịt, chó và chim đến muộn nên ba vị Thiên thần có tấm lòng tốt bụng đã lấy chân ghế chắp cho vịt và chó, chân hương gắn cho chim. Thế là các con vật đều có đủ các bộ phận như chúng mong muốn. Tuy nhiên, câu chuyện không đơn thuần kể về quá trình bù đắp các khiế 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay