Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 3: Thực hành tiếng việt tr71

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Thực hành tiếng việt tr71. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Trang 71)

(19 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1: Em hãy nêu nguyên nhân và cách sửa lỗi lặp từ

Trả lời:

Nguyên nhân: Một từ ngữ được dùng nhiều lần trong một câu, một đoạn khiến câu, đoạn đó trở nên nặng nề, rườm rà được coi là lỗi lặp từ

Cách sửa: Bỏ từ ngữ bị lặp hoặc thay bằng đại từ hay từ ngữ đồng nghĩa

Câu 2: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa xuất phát từ những nguyên nhân nào?

Trả lời: 

  • Thứ nhất, người viết không hiểu ý nghĩa của từ đó hoặc hiểu sai nghĩa. Người viết không hiểu đúng nghĩa của từ ngữ mình dùng, nhất là các thành ngữ, từ Hán Việt, thuật ngữ khoa học.
  • Thứ hai, nghĩa của từ đúng nhưng khi đặt vào bối cảnh của văn bản thì bị hiểu sai sang nghĩa khác.

Câu 3: Đọc câu văn: "Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần /..../ khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía." Chọn từ thích hợp điền vào dấu /..../ để hoàn thành câu? (Tung hoành/ Hoành hành/ Phát tác/ Đi lại). Giải thích nghĩa của từng từ. 

Trả lời: 

  • Từ phù hợp: tung hoành
  • Giải thích nghĩa của mỗi từ: 

+ Tung hoành: Nói hành động dọc ngang, không chịu khuất phục.

+ Hoành hành: Ngang ngược làm những điều trái với lẽ phải, công lý.

+ Phát tác: gây tác hại bệnh sắp phát tác chất độc đã phát tác trong cơ thể

+ Đi lại: hoạt động đi lại thông thường.

Câu 4: Hãy tìm những lỗi dùng từ trong những câu sau và sửa chúng. 

a, Có lẽ thơ Hai-cư dường như là thể thơ kiệm lời bậc nhất

b, Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích

c, Bài thơ có nhiều lỗi diễn đạt hơi bị lạ so với ngôn ngữ thông thường

d, Bài thơ đã thi vị miêu tả khung cảnh mùa xuân làng quê

Trả lời: 

a, Lỗi lặp từ “thơ” 

  • Sửa thành: Có lẽ Hai-cư là thể thơ kiệm lời bậc nhất

b, Lỗi dùng sai từ “trí thức” 

  • Sửa thành: Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích luỹ được nhiều tri thức bổ ích

c, Lỗi dùng từ sai “Hơi bị lạ” => thường dùng trong văn nói

  • Sửa thành: Bài thơ có nhiều lối diễn đạt khác lạ so với ngôn ngữ thông thường

d, Sửa thành: Bài thơ đã miêu tả khung cảnh mùa xuân làng quê một cách thi vị.

Câu 5: Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng phong cách, người viết cần phải làm gì?

Trả lời: 

Người viết cần quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp, nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản được sử dụng.

2.    THÔNG HIỂU ( 6 câu)

Câu 1: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:

  • a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
  • b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.
  • c. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên" của Xuân Diệu rất hay
    • a. Lỗi dùng từ không đúng với hình thức ngữ âm.
    • b.  Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp. Từ “giấu giếm” không thể kết hợp với quan hệ từ “với”.
    • c. Lỗi lặp từ.

Câu 3: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:

  • a. Thiên nhiên đất nước ta tươi đẹp ghê gớm. (Bài văn miêu tả của học sinh)
  • b. Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ta rất tốt bụng.
  • c. Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.
  • d. Anh ấy chẳng quan tâm những gì tôi nói.

Trả lời:

Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với kiểu văn bản. Từ “ghê gớm” vốn mang nghĩa xấu nhưng đã được chuyển nghĩa để chỉ mức độ cao, thường được dùng trong khẩu ngữ (Bộ phim này hay ghê gớm). Tuy nhiên, ngữ liệu đã cho thuộc bài văn miêu tả của học sinh nên việc dùng từ “ghê gớm” là không phù hợp.

Cách sửa: Thay từ “ghê gớm” bằng từ chỉ mức độ khác. Thiên nhiên đất nước ta vô cùng tươi đẹp.

- Câu b: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Bà ta” có sắc thái nghĩa xấu, không thích hợp để miêu tả “bà chủ nhà trọ” (tốt bụng) trong trường hợp này. Cách sửa: Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ấy rất tốt bụng.

-Câu c: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Trí thức” dùng để chỉ “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể dùng “trí thức” mà phải dùng “tri thức” (những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội).

Cách sửa: Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần tri thức trong sách giáo khoa.

Câu d: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “những gì tôi nói” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Anh ấy chẳng quan tâm đến những gì tôi nói.

Câu 4: Đặt câu với những từ ngữ sau để làm rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng

  • a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng
  • b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn
  • c. Văn học, văn hoá, văn chương
    • a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng
    • b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn
    • c. Văn học, văn hóa, văn chương

Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ về chủ đề vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng ít nhất ba từ ngữ mô tả thiên nhiên trong văn bản Hương Sơn phong cảnh.

Trả lời:

Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào. Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện cùng với tâm hồn lãng đãng, bồng bềnh, tác giả đã để lại một thi phẩm mang chiều sâu cả về khía cạnh miêu tả cũng như biểu cảm. Phong cảnh Hương Sơn hiện lên vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái tài hơn người của Chu Mạnh Trinh.

3.    VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

  • a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
  • b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
  • c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
  • d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.

đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.

Trả lời: 

a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.

b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ

d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.

đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.

Câu 2: Chỉ ra lỗi dùng từ trong những câu sau đây. Phân tích những lỗi ấy và sửa lại cho đúng.

  • a. Song thân của thằng bé ấy đều làm công nhân ở xí nghiệp in.
  • b. Ông ấy vừa giỏi về cơ khí lại vừa giỏi về kinh doanh, thật là tài hoa.
  • c. Sáng mai, các bạn tập họp đúng giờ nhé.
  • d. Đọc sách nơi không đủ ánh sáng dễ làm giảm sút thị giác.

Trả lời: 

CâuLỗi dùng từ Hán ViệtSửa lại cho đúng
aDùng từ song thân không hợp phong cách.Song thân → Bố mẹ
bDùng từ kinh doanh là từ không cùng loại với từ cơ khí (không cùng phù hợp với khả năng kết hợp).kinh doanh → việc kinh doanh
cDùng từ tập họp là không đúng hình thức ngữ âm.tập họp → tập hợp
dDùng từ thị giác là không đúng nghĩa.thị giác → thị lực

 

Câu 3: Chọn từ ở cột B có ý nghĩa tương đương với từ ngữ hoặc cách nói ở cột A (làm vào vở):

AB
1. non sông đất nướca. phong vân
2. yêu thương người và chuộng lẽ phảib. hiếu sinh
3. tự mình làm chủ, không phụ thuộc vào người khácc. hào kiệt
4. người có tài năng, chí khí hơn ngườid. kì diệu
5. chạy vạy nhọc nhằn để lo toan việc gì đóđ. cầu hiền
6. mong tìm được người tài đứce. bôn tẩu
7. gió mâyê. giang sơn
8. yêu thương, trân trọng sự sốngg. nhân nghĩa
9. lạ và hay khác thườngh. duy tân
10. đổi mớii. độc lập

Trả lời: 

1  - ê                             2  - g

3  - i                             4  - c

5  - e                             6  - đ

7  - a                             8  - b

9  - d                             10 - h

Câu 4: Thay thế các từ được gạch chân sau đây bằng các từ phù hợp :

  • a.  Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những giấy tờ này.
  • b. Nền kinh tế nước ấy đã mạnh trở lại và từ chỗ đi sau dần trở thành đi trước.
  • c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã bạo dạn đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ chết chóc.
  • d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người chống lại.

Trả lời: 

a. Anh ấy bảo tôi thay anh ấy làm hết những thủ tục này.

b. Nền kinh tế nước ấy đã phục hồi mạnh mẽ và từ chỗ tụt hậu dần trở thành tiên phong.

c. Các nghĩa sĩ Cần Giuộc đã dũng cảm đánh vào đồn giặc Pháp, không sợ hi sinh.

d. Những điều ông ấy nói trong cuộc họp đã bị nhiều người phản đối.

Câu 5: Chỉ ra những lỗi sai trong các câu dưới đây:

1. Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc truyện thần thoại.

2. Anh ấy đã kịp thời khắc phục những thiếu xót của mình.

3. Những kiến thức về thơ thầy giáo truyền tụng, chúng em đều rất hứng thú.

4. Chúng tôi rất quan tâm vấn đề ô nhiễm môi trường.

5. Trong bản kiểm điểm, học sinh viết: Nhờ Lan đã méc cô giáo vụ em và Nam gây lộn trong giờ giải lao.

Trả lời:

1. Cách sửa: Lược bỏ hoặc thay thế từ ngữ bị lặp bằng từ ngữ khác. Chúng ta có thể sửa câu trên như sau: Truyện thần thoại có rất nhiều yếu tố tưởng tượng kì thú nên em rất thích đọc thể loại này.

2. Sửa lại từ cho đúng với hình thức ngữ âm. Trong câu trên, chúng ta phải dùng từ "thiếu sót".

3. Từ "truyền tụng" thường dùng với ý nghĩa "truyền miệng cho nhau với lòng ngưỡng mộ". Trong trường hợp này, chúng ta không dùng từ "truyền tụng".

à Cách sửa: Thay thế từ đúng nghĩa. Trong ví dụ trên, chúng ta thay từ "truyền tụng" bằng "truyền đạt".

4. Từ "quan tâm" không thể kết hợp trực tiếp với "vấn đề ô nhiễm môi trường" mà cần có thêm một quan hệ từ "đến" hoặc "tới".

à Cách sửa: Thêm, bớt, thay thế từ ngữ cho phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Trong câu trên, chúng ta cần thêm từ "đến" hoặc "tới" sau từ "quan tâm": Chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường.

5. Trong câu trên, các từ ngữ "nhó", "méc", "vụ", "gây lộn" không phù hợp với kiểu văn bản.

à Cách sửa: Thay thế từ ngữ phù hợp. Bạn Lan đã nói với cô giáo chuyện em và Nam tranh cãi trong giờ giải lao.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 3 câu)

Câu 1: Hãy tìm lỗi dùng từ trong các câu sau và nêu cách sửa lỗi thích hợp:

  • a. Nhà thơ Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.
  • b. Đề tài, chủ đề, cảm hứng cũng như nội dung của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.
  • c. Bài thơ “Thu hứng” là một trong những thi phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.
  • d. Nhà thơ đã mượn trí tưởng tượng của mình để tái hiện bằng ngôn từ một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e. Được sinh ra trong một gia đình tri thức, từ nhỏ, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách.

g. Bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh của nhân vật trữ tình – người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

h. Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất ư bất ngờ.

i) Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.

Trả lời:

a) Lỗi lặp từ: nhà thơ -> bỏ từ nhà thơ đầu câu.

Sửa lỗi: Cô-ba-y-a-si Ít-sa là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thơ hai-cư Nhật Bản.

b) Lỗi trật tự từ: các từ “đề tài”, “chủ đề”, “cảm hứng”, “nội dung” trong câu có trật tự chưa đúng.

Sửa lỗi: Nội dung, đề tài, chủ đề và cảm hứng của các bài thơ hai-cư rất đa dạng, khác nhau.

c) Lỗi dùng từ: thi phẩm -> tác phẩm

Sửa lỗi: Bài thơ Thu hứng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đỗ Phủ.

d) Lỗi trật tự từ: các từ trong câu văn được sắp xếp chưa hợp lý.

Sửa lỗi: Bằng trí tưởng tượng của mình, nhà thơ đã mượn ngôn từ để tái hiện một khung cảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống.

e) Lỗi trật tự từ: vị trí của từ “từ nhỏ” chưa hợp lý.

Sửa lỗi: Được sinh ra trong một gia đình tri thức, nhà văn X đã là một cậu bé say mê đọc sách ngay từ khi còn nhỏ.

f) Lỗi dùng từ: quan trọng -> tiêu biểu

Sửa lỗi: Thiên nhiên là một trong những chủ đề tiêu biểu nhất của thơ hai-cư.

g) Lỗi dùng từ: cụm từ “nhân vật trữ tình” có thể bỏ.

Sửa lỗi: Bài thơ Mùa xuân chín của Hàn Mặc Tử kết lại bằng hình ảnh một người phụ nữ nhọc nhằn gánh thóc trên bãi cát trắng.

h) Lỗi dùng từ: từ “ư” -> bỏ “ư”.

Sửa lỗi: Hình ảnh hoa triêu nhan vướng dây gàu khiến nhân vật trữ tình trong bài thơ của Chi-ô rất bất ngờ.

i) Lỗi dùng từ: từ “đặc sản” dùng sai chữ.

Sửa lỗi: Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem là một thể loại xuất sắc nhất của văn chương Nhật Bản.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  “Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.

  Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.

Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.”

(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)

Trong đoạn văn, những từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? Cách dùng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?

Trả lời: 

  • Từ ngữ được lặp lại nhiều lần là từ “bản lĩnh” 
  • Tác dụng: Nhấn mạnh vào chủ đề của bài viết vì chủ đề chính của bài viết nói về việc xây dựng bản lĩnh cá nhân.

Câu 3: Các câu văn dưới đây mắc lỗi gì? Em hãy sửa lại cho đúng. 

a, Nhà vua quyết định tổ chức đám cưới cho công chúa và Thạch Sanh. Đám cưới của công chúa và Thạch Sanh tưng bừng nhất kinh kỳ.

b, Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang tưởng, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công

Trả lời: 

a, Lỗi lặp từ: “công chúa và Thạch Sanh” 

  • Sửa lại: Nhà vua quyết định tổ chức đám cưới cho công chúa và Thạch Sanh. Đám cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ.

b, Lỗi dùng sai từ “hoang tưởng” 

  • Hoang tưởng:  là một niềm tin vững chắc và cố định dựa trên những cơ sở không đầy đủ mà không dùng lý lẽ chứng minh được hoặc là bằng chứng trái ngược, không đồng bộ với nền tảng văn hóa, khu vực và giáo dục. Là một bệnh lý, nó khác với niềm tin dựa trên thông tin sai lệch hoặc không đầy đủ, bị lẫn lộn, giáo điều, hoặc một số tác động sai lệch khác của nhận thức
  • Phải sử dụng từ “hoang đường” mới đúng nghĩa:  không có thật và không tin được, do có nhiều yếu tố tưởng tượng và phóng đại quá mức

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt - Lỗi dùng từ và cách sửa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay