Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 2: Văn bản. Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản. Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. ĐĂM SĂN ĐI CHINH PHỤC NỮ THẦN MẶT TRỜI
( 15 câu)
1. NHẬN BIẾT ( 7 câu)
Câu 1: Trình bày tác giả, tác phẩm Đăm Săn chinh phục nữ thần Mặt trời
Trả lời:
a, Tác giả
Tác phẩm thuộc pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê
b, Tác phẩm
Sử thi Đăm Săn
- Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn) là pho sử thi nổi tiếng của người Ê-đê.
- Sử thi Đăm Săn thường được diễn xướng theo lối kể khan, trong đó già làng vừa kể, hát, vừa sử dụng nét mặt, điệu bộ để diễn tả câu chuyện bên bếp lửa nhiều đêm liền, trong các nhà dài trên chòi rẫy, vào dịp lễ hội hay lúc nông nhàn.
- Nghe kể Đăm Săn là một truyền thống văn hóa của người Ê-đê.
=> Đoạn trích Đăm Săn chinh phục Nữ Thần Mặt Trời
- Đăm Săn chinh phục Nữ thần Mặt Trời là đoạn trích trong sử thi Đăm Săn (hay còn gọi là Bài ca chàng Đăm Săn)
Câu 2: Văn bản thuộc thể loại gì? Hãy trình bày khái niệm và các đặc điểm về thể loại đó
Trả lời:
Văn bản thuộc thể loại sử thi
- a. Khái niệm
- b. Đặc điểm
Câu 3: Trình bày bố cục của văn bản và nội dung chính từng phần
Trả lời:
Bố cục: 3 phần
- Phần 1 (từ đầu … vậy cả): con đường Đăm Săn đến tìm nữ thần Mặt Trời
- Phần 2 (Đăm Săn gác chà vạc … tôi về đây): Cuộc trò chuyện giữa Đăm Săn và nữ thần mặt trời
- Phần 3 (còn lại ): Đăm Săn quay trở về làng
Câu 4: Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng một đoạn văn ngắn
Trả lời:
Văn bản "Đăm Săn chinh phục Nữ Thần Mặt Trời" kể về hành trình chinh phục Nữ Thần Mặt Trời của Đăm Săn. Trả qua nhiều chông gai, Đăm Săn đã đến được nơi ở của Nữ Thần Mặt Trời và bày tỏ mong muốn lấy nàng. Nữ Thần Mặt Trời từ chối khiến Đăm Săn buồn bã trở về ngay lúc mặt trời lên mà không đợi mặt trời lặn. Ngựa và Đăm Săn bị chìm giữa Rừng Đen.
Câu 5: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản
Trả lời:
a, Giá trị nội dung
Truyện ca ngợi sự mãnh mẽ, kiên cường, bất khuất của người anh hùng Đăm Săn. Thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người xưa.
b, Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật so sánh, phóng đại
- Các hình ảnh, sự vật được đem ra làm chuẩn so sánh được lấy từ thế giới thiên nhiên , từ vũ trụ bao la.
- Đề cao tầm vóc lớn lao của người anh hung, khát vọng không có giới hạn cộng đồng Ê-đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng.
Câu 6: Văn bản “Đăm săn chinh phục nữ thần mặt trời” được kể theo ngôi thứ mấy? Việc kể theo ngôi đó có tác dụng gì?
Trả lời:
- Người kể chuyện: ngôi thứ ba, kể từ điểm nhìn bên ngoài, là người kể chuyện hoà mình vào cộng đồng để kể câu chuyện về chàng Đăm Săn.
- Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.
Câu 7: Đọc kĩ phần cước chú cho các chi tiết trong văn bản. Những thông tin này giúp em hiểu thêm điều gì về sử thi Đăm Săn?
Trả lời:
Các thông tin cước chú giúp người đọc hiểu thêm về văn hoá, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, địa lý của người Ê-đê, nhờ đó hiểu sâu hơn về văn bản. Ví dụ, chú thích về Rừng Đen cho thấy vũ trụ quan của người Ê-đê. Chú thích về người anh giữ mặt trời, người em giữ mặt trăng cho thấy dấu ấn của huyền thoại trong sử thi Tây Nguyên. Có thể nói, không thể đọc hiểu các văn bản sử thi mà thiếu đi sự tham khảo kỹ lưỡng phần cước chú trong văn bản. Đây là một trong những kĩ thuật đọc rất quan trọng để có thể hiểu một cách thấu đáo các tác phẩm thuộc thể loại sử thi.
2. THÔNG HIỂU ( 3 câu)
Câu 1: Phản ứng của Đăm Săn như thế nào khi nghe lời từ chối của Nữ thần Mặt trời?
Trả lời:
Khi bị Nữ Thần Mặt Trời từ chối, Đăm Săn ban đầu vẫn giữ thái độ kiên quyết, “tôi không về”, “có lấy được nàng tôi mới về”,… Nhưng sau đó, khi Nữ Thần Mặt Trời vẫn không thay đổi quyết định, chàng đành từ bỏ, “tôi đành quay về làng hoang nhà cũ của tôi vậy”.
Câu 2: Qua đoạn trích Đăm Săn đi bắt Nữ Thần Mặt Trời, bạn nhận ra những đặc trưng nào trong phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Ê-đê xưa?
Trả lời:
- Phong tục đón khách: khi có người đến thăm nhà, người hầu sẽ chạy ra đón tiếp “kẻ giữ ngựa tháo yên, người đưa lời thăm hỏi,…”, trải chiếu, giết gà, mang rượu ra để đãi khách, chủ nhà sẽ ăn mặc chỉnh tề, chỉn chu để tiếp khách
- Tôn thờ trời, đất và những đấng thiêng liêng
- Đề cao người anh hùng
Câu 3: Người kể chuyện trong đoạn trích này là ai? Hãy tìm hiểu một số thông tin về hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê.
Trả lời:
· Người kể chuyện trong đoạn trích này là ngôi kể thứ ba.
· Hình thức kể chuyện sử thi của người Ê-đê:
- Được kể theo lối hát nói, đây là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc biệt của người Ê-đê, trong đó người hát kể có một vị trí quan trọng trong việc gìn giữ, sáng tạo và diễn xướng, nhất là trong điều kiện chưa có chữ viết, các tác phẩm chỉ lưu truyền bằng phương thức truyền miệng.
- Người Ê đê gọi người hát kể sử thi là pô khan. Pô nghĩa là thầy, là chủ, là người thạo việc; khan là chuyện xưa. Người hát kể sử thi phải có bề dày tri thức dân gian để có thể diễn giải một cách tinh tế những nội dung và sắc thái của sử thi đó. Họ là những người có giọng hát vang, khoẻ, biết nhiều làn điệu của thể loại hát nói để vận dụng cho phù hợp với các hoàn cảnh, các nhân vật trong tác phẩm, biết cách “diễn” bằng động tác, bằng nét mặt như diễn viên trên sân khấu.
3. VẬN DỤNG ( 4 câu)
Câu 1: Qua văn bản, em có hình dung như thế nào về ngoại hình, tính cách và ngôi nhà Nữ thần Mặt trời?
Trả lời:
- Hình dáng: váy ánh như sét, loáng như chớp, nàng đi ra cửa buồng bừng sáng, nàng đi như diều bay ó liệng…
=> một người phụ nữ xinh đẹp và quyền năng, quý phái, tượng trưng cho sức mạnh tự nhiên, cho chế độ mẫu hệ.
- Hành trình tìm nhà Nữ thần Mặt trời xa xôi, gian nan.
=> Biểu trưng cho những vùng đất mới
Câu 2: Vì sao Nữ Thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn?
Trả lời:
- Nữ thần Mặt Trời từ chối Đăm Săn vì nàng còn lo cho sinh mệnh, sự sống của nhiều loài vật trên trái đất này.
=> biểu trưng cho lợi ích vì cộng đồng.
Câu 3: Qua việc phân tích nhân vật Đăm Săn, bạn có thể rút ra kinh nghiệm gì để có thể phân tích các nhân vật sử thi?
Trả lời:
Cách phân tích các nhân vật trong sử thi:
· Bước 1. Tìm các chi tiết miêu tả hình dáng, hành động, lời nói của nhân vật trong văn bản.
· Bước 2. Chỉ ra các phẩm chất, lí tưởng, khát vọng của nhân vật được thể hiện thông qua các chi tiết đó.
· Bước 3. Phân tích và đánh giá về cách miêu tả nhân vật, thái độ của người kể đối với nhân vật
· Bước 4. Suy luận về ý nghĩa của nhân vật trong việc biểu đạt quan niệm, lí tưởng, khát vọng của cộng đồng.
· Bước 5. Đặt nhân vật trong không gian diễn xướng của sử thi để thấy được vai trò, sức sống, ảnh hưởng của nhân vật trong truyền thống văn hoá của cộng đồng.
Câu 4: Tìm các chi tiết thể hiện thái độ của người kể chuyện với nhân vật và câu chuyện được kể qua đoạn trích “ Đăm Săn chinh phục nữ thần mặt trời”
Trả lời:
Thái độ của người kể chuyện được miêu tả một cách gián tiếp thông qua các lời kể, lời miêu tả về nhân vật, bằng thủ pháp khoa trương, phóng đại như đã phân tích ở trên, đồng thời cũng được thể hiện một cách trực tiếp qua các ngữ cố định, qua những lời bình luận trực tiếp. Thông qua các chi tiết này, có thể nhận thấy sự ngưỡng mộ, thành kính của người kể chuyện với nhân vật và câu chuyện được kể. Sử thi là câu chuyện về quá khứ thiêng liêng, có một khoảng cách tuyệt đối với thế giới hiện tại. Người kể chuyện sử thi là người có nghĩa vụ nuôi dưỡng những giá trị truyền thống và truyền thụ nó cho đời sau.
4. VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)
Câu 1: Phân tích tác phẩm Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời
Trả lời:
"Đăm Săn" là sử thi anh hùng nổi tiếng của người Ê-đê, tác phẩm có dung lượng dài hai nghìn không trăm bảy mươi bảy câu, gồm bảy chương. Đây là sử thi truyền miệng lâu đời, thể hiện đậm nét truyền thống lịch sử, văn hóa của bộ tộc Tây Nguyên. Tác phẩm đã khắc họa ngoại hình, sức vóc phi thường của người anh hùng Đăm Săn. Chàng mang trong mình nhiều phẩm chất tốt đẹp, lập nhiều chiến công lừng lẫy. Khi tìm hiểu đoạn trích "Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời", chúng ta sẽ phần nào hiểu rõ hơn vẻ đẹp nhân vật và khát vọng của người Ê-đê trong quá trình chinh phục tự nhiên, khám phá thế giới.
Tác phẩm kể về cuộc hành trình chinh phục nữ thần Mặt Trời của người anh hùng Đăm Săn. Sau khi giải cứu được Hơ Nhị và Hơ Bhị khỏi tay Mtao Mxây, Đăm Săn trở thành một tù trường giàu mạnh và vang danh khắp núi rừng. Tuy nhiên, chàng vẫn quyết tâm đi chinh phục nữ thần Mặt Trời. Chàng muốn nữ thần về làm vợ để "từ người Ê-đê bên bờ sông cho đến người Mnông ở dưới thấp không ai dám trái lời". Chuyến đi của Đăm Săn đã trải qua nhiều khó khăn, chàng đi một mình nhiều ngày, băng qua nhiều rừng núi để đến nhà nữ thần Mặt Trời. Vậy mà chàng lại bị nữ thần Mặt Trời từ chối "Ta là con của Trời, dù ngươi mới chỉ được ăn cơm, tắm nước lã, hương nghệ chưa vương cũng mặc". Mặc cho lời cảnh báo của nữ thần rằng chàng sẽ chết khi mặt trời lên, Đăm Săn vẫn thản nhiên ra về. Khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc Đăm Săn và ngựa chìm hẳn xuống bùn.
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 2: Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời