Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Văn bản. Đi san mặt đất

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1 Văn bản. Đi san mặt đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

VĂN BẢN. ĐI SAN MẶT ĐẤT

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 4 câu)

Câu 1: Em hãy tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và bố cục bài Đi san mặt đất

Trả lời:

  • a. Tác giả 
  • b. Tác phẩm 

Câu 2: Em hãy trình bày về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đi san mặt đất

Trả lời:

a, Giá trị nội dung:

Văn bản cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, qua đó thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa.

b, Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ

- Ngôn từ giản dị, dễ hiểu

- Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người

Câu 3: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản “Đi san mặt đất”

Trả lời:

Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô. Truyện kể lại quá trình loài người đi san mặt đất. Qua đó cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa. Thể hiện quan niệm, cái nhìn của người xưa về thế giới tự nhiên và tình cảm yêu mến, ngợi ca của tác giả đối với công ơn của thế hệ cha anh đi trước

Câu 4: Trình bày bố cục của văn bản “Đi san mặt đất”. Em hãy nêu nội dung chính của từng phần

Trả lời:

Văn bản gồm 2 phần:

- Phần 1 (Từ đầu … cùng đi): Hoàn cảnh sống của con người

- Phần 2 ( tiếp theo … hết): Cách con người khám phá bầu trời và mặt đất.

2.    THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Thông qua văn bản, em hiểu thêm gì về hoàn cảnh sống của con người thời xa xưa.

Trả lời:

- Con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên

+ Ăn chung, ở chung giữa thiên nhiên

+ Trồng bắp trên núi cao

+ Uống nước nơi mỏm đá

=> Cuộc sống con người có nhiều khó khăn, thử thách khi con người phải phụ thuộc vào thiên nhiên để có cái ăn, cái mặc.

=> Lý giải cuộc sống của con người của ban sơ và thể hiện khát vọng muốn vượt lên thiên nhiên để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 2: Thông qua văn bản “Đi san mặt đất”, em biết gì về cách con người khai phá mặt đất

Trả lời:

- Con người khai phá mặt đất

+ Kiếm con trâu để bắt cày bừa, san đất

+ Đào hang để tìm những tài nguyên dưới lòng đất

+ San mặt đất cho cóc, ếch ngoi lên

- Con người đoàn kết chinh phục thiên nhiên

=> Ca ngợi ý nghĩa vai trò của con người đối với thiên nhiên. Con người đã cố gắng làm chủ thiên thiên và muôn loài, giúp cho cuộc sống của chính mình trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn.

=> Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân.

 

Câu 3: Thông qua văn bản “Đi san mặt đất”, em có nhận xét gì về nghệ thuật và các biện pháp tu từ được người Lô Lô sử dụng

Trả lời:

Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc.

Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho truyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện.

Câu 4: Em hãy phân tíhc quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô Lô xưa

Trả lời:

+ Thời gian: "Ngày xưa, từ rất xưa" là thời gian cổ xưa nên không thể xác định.

+ Không gian: Không gian hoang sơ khi "Bầu trời nhìn chưa phẳng/ Mặt đất còn nhấp nhô".

+ Nội dung: Người Lô Lô phải "đi san mặt đất", kiếm những con trâu "sừng cong", "sừng dài" để cày bừa san phẳng mặt đất. Con người đã tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc.

- Đánh giá: Con người tự ý thức việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

Câu 5: Em hãy trình bày ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Đi san mặt đất”

Trả lời:

●        Nhan đề “Đi san mặt đất” nói lên quá trình “đi san” của người Lô Lô. Trong văn bản, người Lô Lô phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất” bởi vì:

●        “Bầu trời nhìn chưa phẳng”.

●        “Mặt đất còn nhấp nhô”.

●        Công việc ấy do các thành phần đảm nhiệm: “con trâu sừng cong”, “con trâu sừng dài”, con người, cóc, ếch, trời.

3.    VẬN DỤNG ( 3 câu)

Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Em có đồng ý với quan điểm này không? Em có nhận xét gì về ý nghĩ, thông điệp, giá trị nghệ thuật của các văn bản truyện thần thoại.

Trả lời:

Ý kiến trên em đồng tình bởi thiên nhiên ra đời từ lúc nào và nó được hình thành như thế nào đến nay với con người vẫn còn có những luồng ý kiến khác nhau. Những câu chuyện thần thoại mà con người nghĩ ra chỉ là một cách linh hoạt hơn, hấp dẫn hơn để lí giải cho những bí ẩn thiên nhiên - một vấn đề khoa học khá trừu tượng và sâu xa. Ý nghĩa của các truyện thần thoại là  tìm hiểu vũ trụ, lý giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Cả hệ thống thần thoại các dân tộc Việt Nam đã đi từ nguyên sơ đến chỗ phát triển cao hơn với dung lượng rộng lớn hơn trong các áng mo, các sử thi - khan với các hình thức diễn xướng dân gian, và qua quá trình giao lưu, tiếp biến, thần thoại đã cùng với các thể loại khác của văn học dân gian làm nên kho tàng văn hoá quý giá của cả dân tộc Việt Nam ta. Thần thoại Việt Nam đã là nguồn tư liệu quý giá cho tất cả các ngành khoa học xã hội ngày nay. Thần thoại tuy không phải là tài liệu sử học thực sự nhưng vì nó đã phản ánh ít nhiều tình trạng sinh hoạt xã hội loài người trong lịch sử, vì vậy các sử gia phong kiến Việt Nam xưa trong khi viết sử đã tham khảo nhiều ở thần thoại. Việc đặt thần thoại lên đầu quyển sử, làm thành một phần Ngoại kỷ như Ngô Sĩ Liên tuy là “Không chính xác nhưng cũng nói lên một điều là thần thoại đã có cống hiến trong chừng mực nào đó cho lịch sử, là cái bóng của những sự việc lịch sử đời xưa” (Nguyễn Đổng Chi). Thần thoại còn đặt nền móng cho tôn giáo. Đối với người nguyên thuỷ thì chưa có tôn giáo, mà vạn vật đều hữu linh, thần thoại đã tạo nên tín ngưỡng bái vật giáo nguyên thuỷ, là dây nối giữa vật tổ và thị tộc, thần thoại dần dần đã tô điểm, bổ sung và làm nền móng cho thế giới thần của tôn giáo. Thần thoại còn là nguồn cảm hứng vô tận cho mọi sáng tác văn học nghệ thuật, mỹ học, hội hoạ, v.v...Về thông điệp,  biết ơn, bảo vệ, giữ gìn để nó xứng đáng với công lao của các vị thần. Về giá trị nghệ thuật, đa phần những tác phẩm thần thoại có cốt truyện ở dạng đơn giản, chưa có nhiều chi tiết, thể hiện cách lý giải còn thô sơ rời rạc trong nhận thức về thế giới của con người thời cổ. Ở những cốt truyện này thường có kết cấu: Một thần - một nhân vật - một hành động. Nhân vật thường xuất hiện đột ngột trong cõi hỗn mang, hình dạng khổng lồ, thực hiện công việc của người sáng tạo ra thế giới. Kết cấu này chủ yếu là những thần thoại kể về nguồn gốc vũ trụ, thiên nhiên. Nhân vật của thần thoại là kết quả của sự tưởng tượng mộng mơ của con người thời cổ đại. Do vậy nhân vật của thần thoại hầu như đều được mô tả với hình dạng khổng lồ, có sức mạnh to lớn, có tính cách đơn giản một chiều. Các nhân vật như thần Mưa, thần Sấm, thần Gió, thần Biển, thần Nước, thần Lửa, v.v... mỗi thần chỉ thực hiện một chức năng, một hành động. Đối với các nhân vật sáng tạo văn hoá cũng vậy, mỗi thần đem tới một chiến công, một sự đóng góp cho xã hội loài người. Các nhân vật cặp đôi như hai thần Đực – Cái, Lạc Long Quân – Âu Cơ (Việt), ông Thu Tha – bà Thu Thiên (Mường), Báo Luông – Slao Cải (Tày), vợ chồng Ải Lậc Cậc (Thái)... đã tạo nên nòi giống, dân tộc. Các nhân vật dũng sĩ như Thánh Dóng, Sơn tinh Thủy tinh (Việt), Lệnh Trừ (Tày)... đã có công chống lại thiên tai, giặc dữ bảo vệ cương vực địa bàn sinh tụ v.v... Nghệ thuật phóng đại đã làm cho thần thoại thêm hấp dẫn bởi những hình tượng nhân vật mang tầm cỡ lớn lao với sức mạnh siêu nhiên mà con người đời sau không bắt chước được. Cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có được sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại với chúng ta ngày nay. Có thể nói phóng đại là nghệ thuật chủ yếu của thần thoại. Để diễn tả sự siêu việt của các nhân vật, thần thoại đã xây dựng hình tượng các vị thần, vị nào cũng có một hình thù to lớn dị thường: Thần Trụ Trời có bước chân bước từ đỉnh núi này sang đỉnh núi nọ. Thần Biển mỗi lần vùng vẫy là có sóng to gió lớn, nước dâng ngập tràn khắp nơi. Cánh tay của ông Chày bà Chày kéo được cả trời đất... Thần thoại cũng dùng biện pháp ẩn dụ “Trời tròn như cái bát úp, đất phẳng như cái mâm vuông”. Cách nói ẩn dụ này đã làm cho thần thoại ẩn dấu nhiều nghĩa phong phú mà ngày nay khi nghiên cứu thần thoại như là một đối tượng của sáng tác nghệ thuật, chúng ta cần xem xét kĩ tính chất ẩn dụ này để “giải mã” đúng đắn các thần thoại cổ. Thần thoại đã tạo nên cho con người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt. Một nhà nghiên cứu phương Đông người Nga M.N. Tkachốp đã có nhận xét xác đáng rằng: “Những quan điểm thần linh siêu nhiên vốn là tư duy truyền thống của người Việt Nam từ thời xa xưa và được bắt nguồn chính từ thần thoại. Những lời giải cho sự “kì lạ” không phải là quá hiếm hoi, và đã nằm trong những hoàn cảnh đã tạo nên nó. Một người Việt Nam dù sinh ra trong gia đình làm nghề cày ruộng hay một gia đình quý tộc thì từ tấm bé đều biết ánh sáng loé lên của tia chớp và tiếng sấm là dấu hiệu thần Sấm đang đến, vung lưỡi tầm sét của mình để thực hiện ý muốn của ông Trời trừng phạt một kẻ nào đó phạm tội ác. Anh ta biết rằng cơn gió mát mẻ và trận cuồng phong dữ dội là do bởi chiếc quạt lông của thần Gió cụt đầu mà ra, còn con rồng khổng lồ đang dồn đuổi đám mây mưa trên bầu trời chính là thần Mưa. Còn nếu ông Thần Nông xuất hiện trong giấc mơ của ai đó một cách vui vẻ thì có nghĩa là mùa màng thất bát đang đón chờ anh ta, còn nếu thần xuất hiện trong bộ dạng phờ phạc thì là sự báo trước một mùa màng bội thu... Trong mỗi dòng sông, trong những cánh rừng rậm và hang núi, đang sống những vị thần mà mọi người đều biết rõ tập tục và thói quen của họ”

Câu 2: Cuộc sống của người mặt đất từ xa xưa có đặc điểm gì? Theo em, cuộc sống đó có gì bất cập?

Trả lời:

- Người tối cổ: cuộc sống "ăn hang, ở lỗ" rất bấp bênh, sống theo bầy đàn, dựa vào săn bắt, hái lượm, biết dùng lửa, ghè đẽo đá làm công cụ...

- Người tinh khôn: sống theo từng thị tộc, làm chung, ăn chung, biết trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm và đồ trang sức ...

-> Cuộc sống không có tính cá nhân và lối sống vẫn theo kiểu hoang dã như các động vật khác. 

Câu 3: Truyện “Đi san mặt đất” có gì khác so với câu chuyện “Pro mê tê và loài người” về nguyên nhân hình thành trái đất, vạn vật?

Trả lời:

Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần

Truyện "Đi san mặt đất" của người Lô Lô không chỉ đơn thuần là lời lí giải về sự bằng phẳng của mặt đất và bầu trời mà còn phản ánh nhận thức của người Lô Lô xưa về quá trình tạo lập thế giới. Theo cách lí giải của họ, để có được mặt đất, bầu trời bằng phẳng như ngày nay thì người Lô Lô xưa đã phải đi san mặt đất. Con người đã tự biết tập hợp sức mạnh của cộng đồng để chung tay thực hiện công việc. Và qua đây, ta thấy được con người trong buổi sơ khai đã có ý thức trong việc cải tạo thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của chính mình.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Em hãy phân tích tác phẩm Đi san mặt đất

Trả lời:

Có lẽ, những bí ẩn về thiên nhiên vẫn là một câu hỏi lớn đối với con người thời cổ. Chính vì vậy, họ đã sáng tạo nên các câu chuyện để trả lời cho những thắc mắc của bản thân. Đọc truyện "Đi san mặt đất", ta thấy được cách phân chia bầu trời và mặt đất. Đọc "Prô-mê-tê và loài người", ta được giải đáp về cách các vị thần tạo ra muôn vật và loài người. Không giống hai tác phẩm trên, truyện "Đi san mặt đất" lại là những lí giải đơn giản về quá trình loài người chung lòng, góp sức san phẳng mặt đất để làm ăn mà không có sự xuất hiện của các vị thần. Truyện gây ấn tượng bởi những đặc sắc trong chủ đề và hình thức nghệ thuật.

Truyện "Đi san mặt đất" có chủ đề viết về quá trình khai hoang và cải tạo tự nhiên của người Lô lô xưa, quá trình này cần có sự giúp sức của tất cả mọi người lúc bấy giờ. Người Lô Lô xưa đã có những nhận thức khá nguyên sơ, đơn giả về thế giới vũ trụ, đồng thời họ cũng có ý thức trong việc cải tạo thế giới sống quanh mình Khi Trái Đất vẫn còn hoang sơ thì người xưa đã cùng nhau đi trình khai hoang và cải tạo tự nhiên. Đó là thời gian không thể xác định, mà người cổ xưa chỉ biết là:

"Ngày xưa, từ rất xưa... 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay