Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 3: Văn bản. Lời má năm xưa

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Văn bản. Lời má năm xưa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

VĂN BẢN. LỜI MÁ NĂM XƯA

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 5 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu về tác giả và tác phẩm Lời má năm xưa.

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 2: Trình bày bố cục của văn bản Lời má năm xưa. Em hãy nêu nội dung chính mỗi phần

Trả lời:

Bố cục: 2 phần

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “cớ sự từ cái rình theo cuộc”: Nhân vật tôi cùng bạn bè dùng ná thun bắn con chim chài

+ Đoạn 2: Còn lợi: Nhân vật tôi hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm.

Câu 3: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lời má năm xưa?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

- Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé.

- Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ

Giá trị nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn

- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

Câu 4: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản “Lời má năm xưa”

Trả lời:

Văn bản "Lời má năm xưa" kể lại thời tuổi thơ của nhân vật tôi khi vô tình dùng ná thun để bắn con chim chài, sau bị má mắng và giảng giải, cậu đem chú chim về chăm sóc cho đến khi hết bệnh. Văn bản nói lên lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật "tôi".

Câu 5: Em hiểu thế nào về nhan đề văn bản “Lời má năm xưa”

Trả lời:

Về ý nghĩa nhan đề tác phẩm "Lời má năm xưa" nhan đề này nói lên những hồi tưởng của tác giả. Nhan đề góp phần bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện.

2.    THÔNG HIỂU ( 5 câu)

Câu 1: Qua văn bản, em hiểu được điều gì về tập tính của loài chim thằng chài?

Trả lời:

Tập tính săn bắt đó của mình thì loài chim ấy rất dễ bị mắc bẫy do con người.

Câu 2: Hãy tóm tắt quá trình nhân vật “tôi” hiểu ra và sửa chữa lỗi lầm từ lời răn dạy của mẹ

Trả lời:

- Từ câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” đã khiến nhân vật tôi thức tỉnh à má của nhân vật tôi chính là người đã cứu sống chim thằng chài.

- Nhân vật tôi đã có nhiều hành động chăm sóc và cứu sống chim thằng chài.

- Câu hỏi của người má: “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” được lặp lại hai lần trong văn bản. à Câu hỏi như một lời răn dạy, trách móc với người con phải biết yêu thương muôn loài, phải biết đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để thấu cảm.

- Sự lặp lại câu hỏi ấy vừa góp phần làm nổi bật tính chất của câu chuyện bởi đây là chuyện được kể lại, vừa nhằm nhấn mạnh tâm trạng hối hận, nỗi nhớ không quên được về lời má dặn của nhân vật tôi.

Câu 3: Ta có thể đánh giá thế nào về hành động bắn chim thằng chài của những cậu bé trong bài đọc?

Trả lời:

  • Bọn nhỏ rất giỏi và có kinh nghiệm trong việc rình bắt chim.
  • Bắn súng từ trước đến nay vẫn là một việc làm, thú vui yêu thích của trẻ con. Tuy nhiên dùng súng để bắn, giết các loài vật là không nên.

Câu 4: Qua văn bản này, em hiểu ra được bài học gì?

Trả lời:

Mỗi chúng ta nên yêu thương động vật, không nên vì thích thú cá nhân mà giết chóc lung tung.

Câu 5: Qua văn bản, em cảm nhận như thế nào về nhân vật người má

Trả lời:

  • Má là người từ bi, theo quan niệm của đạo Phật, biết yêu thương cây cối.
  • Má là người tốt, yêu động vật, biết đến nhân quả báo ứng.

3.    VẬN DỤNG ( 2 câu)

Câu 1: Tìm những chi tiết thể hiện tình yêu của nhân vật "tôi" đối với động vật? Em hãy phân tích tâm trạng của  nhân vật "tôi" khi "tần ngần nhìn bầu trời xanh và ngẫm nghĩ, thằng chài chính cống "thú diện nhơn tâm"!"

Trả lời:

Trong truyện, nhân vật chính đại diện cho tác giả thường đi chơi với lũ bạn. Những lúc đó, bọn trẻ nghịch ngợm thường lấy ná thun bắn vào những con chim bói cá. Những chú chim ấy cũng thường được gọi là thằng chài. Những con chim tội nghiệp đó con bị thương, con thì chết, những đứa trẻ ngây ngô cứ lấy đó làm trò tiêu khiển. Chẳng ai trong số chúng nghĩ rằng, những chú chim đó sẽ đau khổ như thế nào, sinh mạng của chúng sẽ mất đi vì những trò đùa của bọn nhỏ. Có lẽ lúc đó, chúng chưa hiểu được, cũng không muốn hiểu vì đang độ tuổi ham chơi, nghịch ngợm. Vậy là, chúng vô tình làm tổn thương những loại động vật nhỏ bé, hiền lành.

Câu nói của nhân vật người mẹ đã thức tỉnh nhân vật tôi là  “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”. Chỉ một câu hỏi đơn giản, nhưng người mẹ đã làm cho con bỗng hiểu được hành động của mình là sai trái. Mẹ bắt ông đi ra sông, vớt thằng chài vừa bị bắn lên bờ, chăm sóc nó, nhưng chú chim nhỏ lại như giận dỗi mà không thèm ăn những miếng mồi nhân vật tôi đút. Đây cũng là một hành động thể hiện cho sự “quay đầu” của một đứa nhóc nghịch ngợm. Hình ảnh người mẹ trong chi tiết này thật nổi bật. Mẹ là người đỡ đầu, dạy con những điều đúng sai, nên và không ở đời. Chính nhờ sự dạy dỗ của người mẹ, một sinh mệnh nhỏ được cứu, và sau này cũng có thể là nhiều sinh mệnh khác.

Trở về thực tại, sau rất nhiều năm, khi nhắc về câu chuyện đó vẫn khiến cho tác giả, lúc này đã trưởng thành hối hận và day dứt rất nhiều năm. Đặc biệt, câu nói của má “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?” xuất hiện lặp đi lặp lại và xuyên suốt cả câu chuyện như một lời dạy, lời nhắc nhở thấm đẫm tình người làm ta không thể nào quên. Lời nói đó làm nổi bật lên chủ đề và nhan đề của tác phẩm, cũng khiến người đọc cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng.

Câu 2: Vì sao đến cuối văn bản, nhân vật “tôi” lại thấy hối hận và bối rối khi nhớ đến chuyện cũ

Trả lời:

Vì nhân vật “tôi” khi còn bé đã bắn thằng chài và không biết giờ thằng chài còn sống hay không

Nhân vật “tôi” thấy bối rối và hối hận vì thấy mình đã làm trái ý mẹ dạy. Có thể nhân vật thấy mình đã làm mẹ buồn và thất vọng

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Lời má năm xưa

Trả lời:

Nếu phải chọn ra ý nghĩa cao cả nhất của văn chương, thì đó là việc văn chương đã cống hiến cho cuộc đời này những câu chuyện đẹp đẽ về con người và cuộc sống. Những rung cảm mạnh mẽ và những thông điệp đầy ý nghĩa qua lăng kính của cảm xúc trong tâm hồn người nghệ sĩ. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của nhà văn Trần Bảo Định qua đoạn trích Lời má năm xưa. Đến nay vẫn còn vấn vương trong lòng biết bao độc giả bởi những câu từ đầy ý nghĩa.

Văn bản Lời má năm xưa có cốt truyện đơn giản, xoay quanh những vấn đề thường thấy và trải qua đối với mỗi con người chúng ta và cả tác giả. Đây là một văn bản đầy ý nghĩa qua những lời dạy bảo của người má và cả nỗi ân hận day dứt của tác giả từ ngày ấy cho đến bây giờ.Tác phẩm đã bày tỏ nỗi ân hận của nhân vật xưng “tôi” khi kể lại câu chuyện 70 năm trước đã bắn bị thương một con chim thằng chài. Khi đi sâu vào phân tích văn bản,ta có thể thấy văn bản ý nghĩa đến nhường nào.

Mở đầu đoạn trích tác giả đã giới thiệu cho chúng ta những câu hò xuất xứ từ làng quê thân thương của mình : Ở quê tôi, trai gái đều thuộc lòng câu hò :

Chim thằng chài có ngày mắc bẫy
Em cho anh hay anh hãy tránh xa
Mẹ cha không thể chịu hòa 

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Đọc kết nối chủ điểm - Lời má năm xưa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay