Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 4: Văn bản. Lý ngựa ô ở hai vùng đất

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Văn bản. Lý ngựa ô ở hai vùng đất. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

VĂN BẢN. LÝ NGỰA Ô Ở HAI VÙNG ĐẤT

( 13 câu)

1.    NHẬN BIẾT ( 3 câu)

Câu 1: Em hãy giới thiệu khái quát tác giả và tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất.

Trả lời:

  • a. Tác giả
  • b. Tác phẩm

Câu 2: Em hãy nêu bố cục bài thơ và nội dung chính từng phần

Trả lời:

-  Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “ngựa ô này”): Câu hát ở làng anh.

+ Phần 2 (Còn lại): Câu hát ở làng em.

Câu 3: Trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ “Lý ngựa ô ở hai vùng đất”

Trả lời:

  • a. Nội dung
  • b. Nghệ thuật

Câu 1: Văn bản cho hấy, trong cảm nhận của chủ thể trữ tình, những câu Lí ngựa ô hát ở “làng anh” và “làng em” khác nhau như thế nào ? Hãy điền vào bảng sau:

Làng anh

(Bắc Bộ)

Quê em

 (Trung Bộ)

  

Trả lời:

Làng anh

(Bắc Bộ)

Quê em

 (Trung và Nam Bộ)

Những trải nghiệm bay bổng, tình nghĩa: ai cũng ngỡ mình đang đi trong mây ai chẳng tin mình đang giong ngựa sắt câu hát bác cầu qua một thời Quan họ câu hát xui nhau nên vợ nên chồng.

Những trải nghiệm gắn với bối cảnh không gian gập ghềnh, rộng mở:

gập ghềnh câu lí ngựa ô qua

ngựa tung bờm bay qua biển lúa

ngựa ghìm cương nơi sông xoè chín cửa tiếng hí chào xa khơi...

Câu 2: Qua văn bản, những câu hát làng anh hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- “Làng anh ở ven sông”: hát vào tháng Tư khi chuẩn bị hội Gióng.

- Câu hát Lí ngựa ô ở ''làng anh'' hát theo đường đánh giặc, ai nghe cũng ngỡ mình đang đi trong mây, chẳng ai tin mình đang giong ngựa sắt.

- Có thể thấy thời điểm “làng anh” là đang đi lính, ra trận.

Câu 3: Qua văn bản, những câu hát làng em hiện lên như thế nào?

Trả lời:

- Bên em: “móng ngựa gõ mê say”, “qua phá rộng duềnh doàng lên đợt sóng”.

- Ở bên em, câu hát Lí ngựa ô như một lời mời gọi, mang cảm giác mộc mạc của làng quê, sông nước miền Trung.

Câu 4: Em hãy phân tích vẻ đẹp ý nghĩa của từng câu hát

Trả lời:

- Tuy người hát khác nhau, không gian hát và âm điệu khác nhau nhưng những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân.

- Qua làn điệu, câu hò là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, ước mơ và khát vọng của con người à Họ đưa vào đó những mong ước, khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm.

- Bao trùm bài thơ là âm thanh nhịp điệu những câu hát gợi nhắc vó ngựa Thánh Gióng qua thời gian à cùng với đó là lòng yêu quê hương, đất nước.

3.    VẬN DỤNG ( 5 câu)

Câu 1: Em hãy nhận xét về giọng điệu, mạch cảm xúc được thể hiện trong bài thơ. Theo em, nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Trả lời:

Bài thơ “Lý ngựa ô ở hai vùng đất” đã ra đời trong một mạch văn hào sảng khí thế của người lính trận. Giọng điệu du dương, lúc thăng lúc trầm.

Nhân vật trữ tình là nhân vật trữ tình “anh” được miêu tả nằm ở “ven sông”. Và đặc biệt đây là nơi gắn với truyền thuyết Thánh Gióng, câu chuyện truyền thuyết có xuất hiện ngựa sắt, con vật đồng hành cùng Thánh Gióng đánh giặc.

Câu 2: Thông qua bài thơ, nhân vật trữ tình muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm gì?

Trả lời:

Văn bản cho thấy sự đặc sắc của làn điệu lí ngựa ô. Qua làn đó, kín đáo bộc lộ tâm tư của chàng trai và cô gái với nỗi nhớ nhung khắc khoải, mong chờ trong tình yêu

Câu 3: Bài thơ sử dụng thể thơ gì? Nêu tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó.

Trả lời:

Bài thơ sử dụng thể thơ tự do. Tác dụng của thể thơ tự do: thơ tự do sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: nhân hoá, trùng điệp, liệt kê, lặp từ,… qua các khổ thơ mà không cần phải tuân theo bất kỳ quy tắc nghiêm ngặt nào về nhịp điệu, cách gieo vần, số câu, số chữ… như thơ truyền thống vì thế mang lại nhiều tác dụng như:

  • Giúp tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình. Đảm bảo mạch cảm xúc tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ. 
  • Thể thơ này giúp tác giả mang tới  một nhân vật có linh hồn thực sự, giàu biểu cảm, mang tới cách nói gần gũi, thiêng liêng, sâu xa.
  • Thể thơ tự do không làm cho bài thơ bị ép buộc, gò bó bởi bất cứ thể thơ nào;
  • Giúp cho tác giả có thể dễ dàng thể hiện được mạch cảm xúc của mình hơn.
  • Giúp cho việc bộc lộ cảm xúc, chủ đề dẫn dắt ý tưởng được tự nhiên, có tầm khái quát, nhưng vẫn thấm thía, xâu xa. 

 

Câu 4: Em hãy chỉ ra một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ. 

Trả lời:

Nghệ thuật điệp cấu trúc cú pháp: "sao em", "sao anh", "sao chỉ thấy" thể hiện niềm tự hào của tác giả về câu hát lý ngựa ô. 

Bằng sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp tu từ: điệp cấu trúc, ẩn dụ, điệp từ; thể thơ tự do dạt dào xúc cảm, tác phẩm Lý ngựa ô ở hai vùng đất đã thể hiện được vẻ đẹp và sức sống của những điệu lý, điệu hò, ẩn sâu trong những câu hát đó là nét đẹp tâm hồn, là khát vọng của người dân. Họ đưa vào đó những mong ước, khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm, cùng với đó là lòng yêu quê hương, đất nước.

Câu 5: Đọc bài thơ “Lí ngựa ô ở hai vùng đất”, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao dân ca nói chung?

Trả lời:

 Những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân. Họ gửi gắm vào đó những mong ước, những khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm và lòng yêu quê hương, đất nước.

4.    VẬN DỤNG CAO ( 1 câu)

Câu 1: Phân tích tác phẩm Lí ngựa ô ở hai vùng đất

Trả lời:

“Khớp con ngựa ngựa ô
Khớp con ngựa ngựa ô
Ngựa ô anh khớp, anh khớp cái kiệu vang, ớ ơ ờ ớ ơ…
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm, dây cương nhuộm thắm
Cán roi anh bịt đồng thoà.
Là đưa, í a đưa nàng, đưa nàng…
Anh đưa nàng về dinh…”

Đây là những câu hát em thường được nghe qua chiếc đài radio của ông em khi còn nhỏ. Lớn lên, em tìm hiểu và biết được đây là lời bài hát của bài Lý Ngựa Ô, một bài hát nổi tiếng của dân ca Nam Bộ. Bài hát đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc vì nhịp điệu vui tươi, cùng với đó là hình ảnh những chú ngựa với nhiều sắc thái thật sinh động.

Gần đây, em được biết thêm trong nền văn học Việt Nam cũng có một bài thơ viết về làn điệu lý ngựa ô có tên Lý ngựa ô ở hai vùng đất. Bài thơ thuộc thể loại thơ tự do của tác giả Phạm Ngọc Cảnh, nằm trong tập Đêm Quảng Trị.

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ vô cùng đặc biệt đó là trong mạch văn hào sảng khí thế của người lính ra trận. Bài Lý ngựa ô ở hai vùng đất đã kể lại cuộc chiến tranh đã qua của nước ta, xen lẫn vào đó chính là tình yêu đôi lứa được thể hiện thông qua làn điệu dân gian quen thuộc. 

Đầu tiên, những làn điệu Lý ngựa ô được hát ở bên anh trong phần đầu của bài thơ:

“Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu

……

Cả một vùng sông ai chẳng hát
Sao không nghe câu lý ngựa ô này.”

Nó lẽ hình ảnh những con ngựa đã xuất hiện trong tâm trí nhân vật anh ngay từ khi còn nhỏ. “Anh lớn lên vó ngựa cuốn về đâu”, ở đây nhà thơ Phạm Ngọc Thạch đã sử dụng nghệ thuật hoán dụ ngay câu đầu tiên của bài thơ với từ “vó ngựa” để chỉ giặc ngoại xâm. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay