Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 2 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 2. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 2

SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

Câu 1: Qua bức tranh thiên nhiên phong cảnh Hương Sơn, em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Trả lời:

+ Tác giả đã quan sát, miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn. + Tác giả đã quan sát, miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn.

+ Thể hiện niềm say mê với vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên cũng như sự hòa quyện của thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người. Cái đẹp đạt tới độ thánh thiện, thoát tục, khiến “khách tang hải giật mình...”. + Thể hiện niềm say mê với vẻ đẹp thanh khiết, trong ngần của thiên nhiên cũng như sự hòa quyện của thiên nhiên và những công trình kiến trúc tài hoa, khéo léo của con người. Cái đẹp đạt tới độ thánh thiện, thoát tục, khiến “khách tang hải giật mình...”.

Câu 2: Em hãy phân tích 5 câu thơ cuối “Chừng giang sơn còn đợi …. Phong cảnh càng yêu” để làm rõ hơn suy niệm của tác giả gửi gắm trong bài thơ

Trả lời:

- -         Sử dụng câu hỏi tu từ: giang sơn dường như có ý đợi chờ ai nên tạo hóa mới xếp đặt cảnh Hương Sơn đến như thế như đợi những người biết thưởng thức cái đẹp của nó, biết trân trọng nâng niu.

- -         Những từ ngữ mang đậm dấu ấn nhà Phật “lần tràng hạt”, “Nam vô Phật”, “từ bi”, “công đức”

- -         Kết cấu mở “càng...càng”: dường như tình - cảnh không có dấu chấm hết, cảnh vẫn bay trong không khí thần tiên và cảm xúc của con người đối với Hương Sơn là vô tận, vô biên.

 Thi nhân quên mình là thi sĩ để sống trong giây phút nỗi niềm của Phật Tử.

Câu 3: Câu thơ mở đầu bài thơ "Hương Sơn phong cảnh" gợi cảm hứng gì cho cả bài?

Trả lời:

Câu thơ mở đầu như một lời giới thiệu, gợi ra trước mắt người đọc một miền non nước rộng lớn.

Câu thơ thể hiện một cái nhìn bao quát về cảnh vật khi Chu Mạnh Trinh đến với Chùa Hương. Câu thơ đầu có bầu trời là cảnh thật còn cảnh Phật là nửa thực nửa mơ, vẽ lên một không gian yên tĩnh thấm đậm chất thiền mang một màu sắc tâm linh đạo Phật.

Tác giả so sánh cảnh Hương Sơn với cảnh tiên giới gợi lên sự bình yên, thanh tĩnh chốn Hương Sơn đồng thời gợi lên không khí tâm linh về với Bụt, Phật từ tấm lòng tác giả khi bắt gặp không gian mênh mông như chốn bồng lai.

Câu 4: Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng

Hãy phân tích về cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa.

Trả lời:

Nhà thơ tả cảm giác của khách vãn cảnh Hương Sơn khi nghe tiếng chuông chùa như sau:

Vẳng bên tai một tiếng chày kình,

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng

Chùa là nơi thanh tịnh, đây là nơi bình an, yên tĩnh để mọi người có thể thoát khỏi kiếp trần tục, quay trở về với cuộc sống bình an, không có chút sóng gió nào. Hình ảnh của tiếng chuông chùa làm văng vẳng bên tai những người khách khi đến đây, nó được thể hiện qua tiếng chày kình.

Du khách từ thế giới đầy biến động ngoài kia vào đây dường như cũng bừng tỉnh ngộ, nghĩa là cũng nhập vào làm một với cảnh Bụt chốn này.

Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này. Tại khoảnh khắc ấy, cả chim, cá và người đều dường như thoát tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.

Con người thoát khỏi kiếp trần tục, như đang vào một thế giới hoàn toàn khác, ở đó có thiên nhiên đẹp, có con người, có tiên, có bụt và có khung cảnh thiên nhiên đẹp tuyệt mỹ, con người như thoát xác và đến một cảnh giới khác, đến một vùng đất đẹp.

Câu 5: Đoạn kết bài thơ “Hương Sơn phong cảnh ca” nói lên tư tưởng và cảm hứng gì của tác giả?

Trả lời:

Là niềm xúc động thành kính trong cảm hứng tôn giáo trang nghiêm của đạo Phật.

Cảm hứng thiên nhiên chan hòa với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo.

Câu 6: Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh.

Trả lời:

 Sử dụng từ tạo hình, giọng thơ nhẹ nhàng, sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau, ngữ điệu tự do, phù hợp với tư tưởng phóng khoáng.

Bằng những thủ pháp nghệ thuật so sánh, câu hỏi tu từ nhà thơ đã mang đến cho chúng ta một bức tranh thiên nhiên Hương Sơn tuyệt đẹp mang đậm chất thiền mênh mông non nước. Từ con cá cho đến cánh rừng đều hiền hòa êm ái

Cảnh vật miêu tả sinh động, làm cho khung cảnh ở nơi đây trở nên tươi tăn, phảng phất có chút tiên cảnh, xa lánh với cuộc sống đời thường, trần tục, con người đến một vùng đất mới ở đó có cảnh vật đẹp, có tiên và bụt sống.

Nghệ thuật tả cảnh giàu chất tưởng tượng, phong phú về cảnh vật, không gian được miêu tả rộng rãi, thoáng đãng, màu sắc tươi tắn, âm thanh của tiếng chuông chùa làm cho những người khách còn thức tĩnh, chính những điều đó tạo nên một điểm mới, riêng biệt và làm mới mẻ thêm tâm

Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Câu 7: Em hãy phân tích, so sánh sự tương đồng và khác biệt của thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất và thứ tư.

Trả lời:

Cảnh sắc thiên nhiên chiều thu ở khổ 1 và khổ 4 đều là những bức tranh thiên nhiên miêu tả vẻ đẹp phong phú và giàu cảm xúc của mùa thu, thầm kín gợi lên khát khao lứa đôi.

Ở khổ 1 là bức tranh chiều thu tươi vui, trong ngần, mơ mộng với hình ảnh cặp chim chuyền ríu rít nơi vòm me, bầu trời thu xanh trong đang tuôn tràn ánh sáng ngọc qua kẽ lá và khúc giao hoà du dương của đất trời vào thu tựa như tiếng đàn lan toả dịu dàng, sâu lắng trong không gian. Đến khổ 4, cảnh chiều thu chuyển sang thời khắc mới: “chiều thưa” với “sương xuống dần”. Các hình ảnh ở đây đều đơn lẻ, cô độc: áng mây, cánh chim... đang vội vã, “phân vân” tìm nơi chốn của mình khi chiều lạnh dần buông.

Câu 8: Trong bài thơ, đoạn văn nào chỉ tả cảnh mà không có sự xuất hiện của "anh" và "em". Cảnh vật trong  những khổ thơ đó được miêu tả như thế nào?

Trả lời:

Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên

Cành me ríu rít cặp chim chuyền

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.

Cả đoạn thơ là một bức tranh toàn cảnh về buổi chiều mùa thu với đủ hình ảnh (chiều mộng, nhánh duyên), âm thanh (tiếng chim ríu rít), màu sắc (xanh ngọc) và sự chuyển động của vạn vật (nơi nơi động tiếng huyền). Dưới thấp trên cao, ở gần ở xa, tất cả đều xôn xao, ríu rít, nên thơ nên mộng, hòa quyện vào nhau, tạo nên âm hưởng sống động của chiều thu.

Chỉ bốn dòng thơ mà xuất hiện rất nhiều từ ngữ chưa từng có trong văn chương trước đó: chiều mộng, nhánh duyên và đặc biệt câu thơ:

Biết bao thi nhân đã viết về bầu trời xanh nhưng mấy ai đã cảm nhận được sắc xanh ngọc của bầu trời đang đổ xuống, tuôn chảy như Xuân Diệu.

Xuân Diệu không những nhìn cảnh vật bằng mắt mà còn nhìn bằng tâm hồn, cả nỗi lòng dào dạt cảm xúc của mình. Ông không những lắng nghe bằng tai mà còn đón nhận tất cả những âm vang của đất trời bằng toàn bộ "tâm cảm" của mình. Vì thế ông mới thấy chiều mộng, nhánh duyên, đổ trời xanh ngọc và những âm thanh huyền diệu của cuộc sống mà không phải ai cũng nhận ra.

Bằng tài năng và sự mẫn cảm của mình, Xuân Diệu đã đem đến cho người đọc bức tranh thu đẹp, trong sáng, tươi tắn. Đó là tất cả sự náo nức, dào dạt của trời thu và của lòng người. Thiên nhiên và sự sống có sự tương giao hòa hợp, có duyên với nhau, thơ mộng và trữ tình.

Buổi chiều là đề tài quen thuộc của thơ ca nói chung và trong thơ Xuân Diệu nói riêng. Buổi chiều thường đi vào văn chương với nỗi buồn quạnh quẽ, thê lương. Thơ Xuân Diệu cũng vậy. Duy chỉ có Thơ duyên nằm trong số ít ỏi những bài viết về buổi chiều mà không chứa đựng nỗi buồn hiu hắt. Cảnh thu ở đây tươi vui, náo nức, hồn nhiên, ấm áp. Thơ duyên, với khổ thơ đầu, đã đem đến cho buổi chiều, trong văn học nói chung và trong thơ Xuân Diệu một gương mặt mới.

Câu 9: Em thấy ấn tượng với hình ảnh nào nhất trong bài thơ? Nêu cảm nhận của em về hình ảnh đó

Trả lời:

"Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu,

Anh với em như một cặp vần."

"Vô tâm" phải chăng là sự lãnh cảm, rời xa hay chính là cái xa lạ nhưng có sự giao lưu, kết nối. Với thủ pháp so sánh nhà thơ Xuân Diệu đã đưa ra quan niệm của mình về chữ "duyên". Đối với ông thiên nhiên hòa hợp với thiên nhiên, con người say đắm trước cảnh vật vẫn là chưa đủ mà còn một "cặp bài trùng khác" là sự giao duyên giữa con người với nhau. Chẳng thế mà dù em vô tư bước đi không để ý gì về người đằng sau, còn anh thong dong ngắm nhìn trời đất cũng không đoái hoài gì người phía trước nhưng giữa họ lại có sự kết nối như "cặp vần" - gắn bó khăng khít, không thể tách rời. Một nhân sinh quan thật mới mẻ!

Câu 10: So sánh cách miêu tả mùa thu trong bài "Thơ duyên" của Xuân Diệu với cách miêu tả mùa thu trong bài  "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư.

Trả lời:

Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ là âm thanh riêng rẽ nào, cũng không phải là tập trung giản đơn của nỗi thổn thức trong đất trời, nỗi rạo rực trong lòng người và tiếng xào xạc của rừng già. Tiếng thu là một điệu huyền, một hòa ca vừa mơ hồ, vừa hiển hiện nỗi xôn xao ngấm ngầm trong lòng tạo vật đang hòa điệu với nỗi xôn xao của hồn thi nhân. Lưu Trọng Lư là một thi sĩ đa tình và mơ mộng, Ông say sưa tả những cái đẹp của con người và của tạo vật, tấm lòng ông lúc nào cũng thổn thức, cũng mơ màng. Tập Tiếng thu là những lời buồn thảm, những lời réo rắt làm xáo động tâm hồn người ta, như những tiếng của mùa thu. Tiếng thu nó gieo nhè nhẹ, chìm sâu trong tâm hồn ta những lúc thê lương hay buồn dịu, nó âm thầm và nỉ non khi mới đến cõi lòng ta, nó mơn man đến muôn vật mà gây lên một cảnh đìu hiu, mạnh mẽ. Qua đó chúng ta thấy rằng Tiếng thu của Lưu Trọng Lư tuy chịu ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn Pháp, nhưng vẫn mang dáng dấp của thơ ca truyền thống. Tiếng thu chính là niềm khát khao một chân trời mới, tự do, phóng khoáng, rộng mở với ước muốn thoát khỏi hoàn cảnh gò bó, tù túng của xã hội Việt Nam đương thời. Tiếng thu không chỉ là tiếng lòng của bạn đọc một thời mà nó sẽ sống mãi trong tâm hồn bao thế hệ bằng những rung động tinh tế và mơ màng đầy chất thơ.

Thơ duyên lại mở ra một thế giới thiên nhiên trong sáng, ấm áp, thế giới của vạn vật giao duyên, thế giới của cặp đôi. Trong Thơ duyên chúng ta một lần nữa bắt gặp một buổi chiều thu thật đẹp và thơ mộng. Cái đặc biệt trong bức tranh chiều thu này chính là ở sự nhịp nhàng, hòa điệu của cảnh vật thiên nhiên. Khi ta ngắm nhìn bầu trời thu qua vòm lá của cây, màu xanh của da trời chuyển sang màu xanh ngọc, vừa dịu mát, vừa nên thơ. Mùa thu ở đây không có lá vàng, lá úa, không thấy sự tàn phai mà ta thấy không gian của mùa xanh, không gian của sự sống. Trong bức tranh thu, xuất hiện tiếng “nhạc huyền”, là nhạc của dòng cảm xúc, nốt nhạc của tâm hồn khi đắm mình trong cảm xúc để lắng nghe tận trong thẳm sâu của lòng mình, tiếng của những âm thanh đan xen vào nhau cũng như tiếng lòng của thi nhân. Quả thật đó là một không gian tràn đầy sức sống, một không gian níu kéo lòng người. Toàn bộ cái “thần” của câu thơ là ở những cặp từ láy “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả”. Những từ láy miêu tả đường nét, dáng điệu mềm mại của cảnh vật, tạo nên nhạc điệu êm dịu. Hình ảnh “con đường”, làn gió và hàng cây tạo nên vẻ đẹp thấm thía của bức tranh thu khi lắng nghe những giao lưu bí ẩn trong trời đất. Không gian “con đường” với làn gió nhẹ “xiêu xiêu” vuốt ve, chỉ đủ sức làm cho hàng cây “xiêu xiêu”, lướt nhẹ mềm mại theo chiều gió, mất vẻ an bằng xiêu xiêu theo chiều gió. Đó là không gian thơ mộng và trữ tình, ở Xuân Diệu mùa thu hòa mùa thu bừng lên sức sống tươi xanh của mùa xuân.

Câu 11: Chủ thể chữ tình của bài thơ là ai? Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Trả lời:

Chủ thể trữ tình xuyên suốt bài thơ chính là ''anh''. Từng khổ thơ là những cảm xúc của nhân vật trữ tình đối với tình yêu, được miêu tả qua khung cảnh thiên nhiên chiều thu. Tình yêu, rung động trong tình yêu chính là cảm hứng chủ đạo mà Xuân Diệu đưa vào. Chữ duyên, chữ tình được khắc họa dựa trên những  thay đổi của thiên nhiên, từ lúc nắng lên cho tới lúc chiều tàn

Câu 12: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Lời má năm xưa?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

- Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé. - Thể hiện tình yêu thương các loài vật nhỏ bé.

- Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ - Sự hiểu biết về thể giới tự nhiên muôn màu, muôn vẻ

Giá trị nghệ thuật:

- Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn - Tình huống truyện độc đáo hấp dẫn

- Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ - Ngôn ngữ giản dị, mang màu sắc Nam Bộ

Câu 13: Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản “Lời má năm xưa”

Trả lời:

Văn bản "Lời má năm xưa" kể lại thời tuổi thơ của nhân vật tôi khi vô tình dùng ná thun để bắn con chim chài, sau bị má mắng và giảng giải, cậu đem chú chim về chăm sóc cho đến khi hết bệnh. Văn bản nói lên lòng yêu thương loài vật của con người. Đây cũng là bài học mà người mẹ muốn dạy cho nhân vật "tôi".

Câu 14: Qua văn bản, em hiểu được điều gì về tập tính của loài chim thằng chài?

Trả lời:

Tập tính săn bắt đó của mình thì loài chim ấy rất dễ bị mắc bẫy do con người.

Câu 15: Để khắc phục lỗi dùng từ không đúng phong cách, người viết cần phải làm gì?

Trả lời:

Người viết cần quan tâm đến hoàn cảnh giao tiếp, nắm vững đặc điểm phong cách ngôn ngữ của kiểu, loại văn bản được sử dụng.

Câu 16: Tìm và sửa lỗi dùng từ trong trường hợp sau đây:

  • a. Thiên nhiên đất nước ta tươi đẹp ghê gớm. (Bài văn miêu tả của học sinh)
  • b. Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ta rất tốt bụng.
  • c. Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần trí thức trong sách giáo khoa.
  • d. Anh ấy chẳng quan tâm những gì tôi nói.

Trả lời:

Câu a: Lỗi dùng từ không đúng với kiểu văn bản. Từ “ghê gớm” vốn mang nghĩa xấu nhưng đã được chuyển nghĩa để chỉ mức độ cao, thường được dùng trong khẩu ngữ (Bộ phim này hay ghê gớm). Tuy nhiên, ngữ liệu đã cho thuộc bài văn miêu tả của học sinh nên việc dùng từ “ghê gớm” là không phù hợp.

Cách sửa: Thay từ “ghê gớm” bằng từ chỉ mức độ khác. Thiên nhiên đất nước ta vô cùng tươi đẹp.

- Câu b: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Bà ta” có sắc thái nghĩa xấu, không thích hợp để miêu tả “bà chủ nhà trọ” (tốt bụng) trong trường hợp này. Cách sửa: Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ấy rất tốt bụng. - Câu b: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Bà ta” có sắc thái nghĩa xấu, không thích hợp để miêu tả “bà chủ nhà trọ” (tốt bụng) trong trường hợp này. Cách sửa: Tôi rất quý bà chủ nhà trọ. Bà ấy rất tốt bụng.

-Câu c: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Trí thức” dùng để chỉ “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể dùng “trí thức” mà phải dùng “tri thức” (những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội). -Câu c: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. “Trí thức” dùng để chỉ “người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình”. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta không thể dùng “trí thức” mà phải dùng “tri thức” (những điều hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội).

Cách sửa: Để làm được các bài tập thực hành, chúng tôi phải đọc thật kĩ phần tri thức trong sách giáo khoa.

Câu d: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp của từ. Từ “quan tâm” không thể kết hợp trực tiếp với “những gì tôi nói” mà cần có thêm một quan hệ từ “đến” hoặc “tới”.

Cách sửa: Anh ấy chẳng quan tâm đến những gì tôi nói.

Câu 17: Đặt câu với những từ ngữ sau để làm rõ sự khác biệt về ý nghĩa của chúng

  • a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng
  • b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn
  • c. Văn học, văn hoá, văn chương
    • a. Bóng bẩy, bóng nhẫy, bóng loáng
    • b. Cứng cỏi, cứng cáp, cứng rắn
    • c. Văn học, văn hóa, văn chương

Câu 19: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 chữ về chủ đề vẻ đẹp của thiên nhiên trong đó có sử dụng ít nhất ba từ ngữ mô tả thiên nhiên trong văn bản Hương Sơn phong cảnh.

Trả lời:

Bài thơ nằm trong bộ tác phẩm viết về Hương Sơn, bao gồm Hương Sơn phong cảnh ca, Hương Sơn Nhật Trình và Hương Sơn hành trình. Điểm độc đáo của Hương Sơn phong cảnh ca là tác giả sử dụng thể thơ nói tự do, không bị bó hẹp trong khuôn khổ lục bát hay Đường luật thông thường. Với tinh thần sảng khoái và sự choáng ngợp trước cảnh thiên nhiên quá đỗi mộng mơ, tác giả thể hiện sự thích thú, đồng thời là sự tôn trọng thiên nhiên và tình yêu tổ quốc thiết tha, dạt dào. Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện cùng với tâm hồn lãng đãng, bồng bềnh, tác giả đã để lại một thi phẩm mang chiều sâu cả về khía cạnh miêu tả cũng như biểu cảm. Phong cảnh Hương Sơn hiện lên vừa kì vĩ, lý thú lại vừa gần gũi, yên bình, mang đến cho con người cảm giác khoáng đạt, thoát ly trần tục. Cảnh đẹp là thế, nhưng viết ra được, truyền tải được cảnh đẹp đến người đọc hay không, đó là cái tài hơn người của Chu Mạnh Trinh.

Câu 20: Thay thế các câu sau đây bằng các câu có dùng từ Hán Việt sao cho tương đồng về ý nghĩa và trang nhã hơn:

  • a. Ăn uống ở Việt Nam có rất nhiều thứ.
  • b. Tổng thống Pháp và vợ sẽ đến thăm chơi nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.
  • c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong vườn hoa chung, xả rác nơi ở chung là hành động cần phải dẹp bỏ.
  • d. Người đứng đầu các nước đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình làm ăn buôn bán đang có nhiều thay đổi rắc rối hiện nay.

đ. Tiền công viết báo của ông ấy rất cao.

Trả lời:

a. Ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, phong phú.

b. Tổng thống Pháp và phu nhân sẽ công du nước ta vào khoảng từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 11 năm nay.

c. Bẻ bông, giẫm lên cỏ trong công viên, xả rác nơi công cộng là hành động cần phải dẹp bỏ

d. Người đứng đầu các quốc gia đều bày tỏ sự lo sợ trước tình hình kinh tế đang có nhiều thay đổi phức tạp như hiện nay.

đ. Nhuận bút của ông ấy rất cao.

=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 2: Ôn tập

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay