Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 4 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 4. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 4

NHỮNG DI SẢN VĂN HOÁ

Câu 1: Em hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của hai văn bản Nhà hát Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch Truyện Kiều sang Tiếng Nhật

Trả lời:

  • a. Nội dung
  • b. Nghệ thuật

Câu 2: Em hãy nhận xét quan điểm của tác giả trong 2 tác phẩm Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống và Thêm một bản dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Nhật

Trả lời:

  • a. Bản tin [1] Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang khánh thành phòng truyền thống
  • b. Bản tin [2] Thêm một bản dịch "Truyện Kiều" sang tiếng Nhật

Câu 3: Hoàn thành  bảng so sánh dưới đây, chỉ ra một số điểm tương đồng , khác biệt (nếu có) giữa văn bản 2 và văn bản 3

Yếu tố so sánhVăn bản 2Văn bản 3
Độ dài, số đoạn  
Nhan đề  
Đề mục  
Phương tiện giao tiếp  
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện  

Trả lời: 

Yếu tố so sánhVăn bản 2Văn bản 3Tương đồng/ khác biệt
Độ dàiĐộ dài khoảng 200 chữLà một đoạn tin ngắn, độ dài khoảng hơn 100 chữĐều là bản tin
Số đoạn3 đoạn1 đoạn 
Nhan đềMột sự kiệnMột sự kiện 
Đề mục3 đề mục Văn bản 3 không có đề mục như văn bản 2
Phương tiện giao tiếpHình ảnh số liệu Văn bản 3 không có phương tiện giao tiếp
Thời điểm đưa tin và thời điểm diễn ra sự kiện

Đưa tin : 29/4/2021

Diễn ra: 29/4/2021

Đưa tin : 15/5/2005

Diễn ra: 17/3/2005

Văn bản 2 đưa tin cùng lúc diễn ra sự kiện

Văn bản 3 đưa tin sau khi sự kiện đã diễn ra

Câu 4: Xác định thông tin theo các câu hỏi mà người viết bản tin đặt ra khi viết bản tin và hoàn thành bảng dưới đây

Các câu hỏiThông tin VB2Thông tin VB3
Việc gì?  
Ai liên quan?  
Xảy ra khi nào?  
Xảy ra ở đâu?  

Trả lời:

Các câu hỏiThông tin trong văn bản 2Thông tin trong văn bản 3
Việc gì?Khánh thành phòng truyền thốngTruyện Kiều có bản dịch tiếng Nhật
Ai liên quan?Nghệ sĩ Đoàn Cải Lương Nam Bộ và Đoàn Văn công Giải PhóngÔng Sagi Sato và nữ thi  sĩ Yoshiko Kuroda
Xảy ra khi nào?29/4/202117/3/2005
Xảy ra ở đâu ?Nhà hát Cải Lương Trần Hữu TrangThành phố Okayama

Câu 5: Em hãy cho biết phương tiện phi ngôn ngữ được dùng trong văn bản có tác dụng gì?

Trả lời:

- Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.  - Mỗi loại phương tiện phi ngôn ngữ có chức năng biểu đạt nghĩa khác nhau.

+ Các số liệu thường được sử dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.  + Các số liệu thường được sử dụng đề cung cấp những thông tin cụ thể, chinh xác.

+ Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.  + Các đường nối giữa các hình vẽ thường được dùng để biểu đạt mối quan hệ giữa các thông tin.

+ Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.  + Các biểu đồ, sơ đồ giúp trình bày thông tin một cách hệ thống.

+ Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,.. + Các hình ảnh làm tăng tính hấp dẫn và trực quan của thông tin,..

Tùy theo mục đích sử dụng mà người viết lựa chọn loại phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp.

Câu 6: Quan sát hình ảnh đồ hoạ về Lễ hội Xuân hồng – lễ hội hiến máu lớn nhất cả nước dưới đây và trả lời câu hỏi:

a, Những phương tiện phi ngôn ngữ nào xuất hiện trong hình ảnh? 

b, Biểu đồ cung cấp những thông tin gì về lượng máu tiếp nhận được qua Lễ hội Xuân hồng các năm?

Trả lời: 

a) Sơ đồ, hình ảnh, kí hiệu, số liệu. 

b) Biểu đồ cho biết sự thay đổi về lượng máu tiếp nhận được qua Lễ hội Xuân hồng các năm: Năm 2008, lượng máu tiếp nhận thấp nhất chỉ có 2 610 đơn vị máu. Lượng máu tiếp nhận tăng dần qua từng năm: năm 2015 là trên 5 000 đơn vị máu, năm 2016 là 8.000 đơn vị máu, năm 2017 là 9 336 đơn vị máu. Năm 2018 đạt lượng máu tiếp nhận cao nhất là 10 267 đơn vị máu. Sau đó, năm 2019, lượng đơn vị tiếp nhận giảm còn 7 311 đơn vị máu.

Câu 7: Vẽ sơ đồ biểu thị các yếu tố: Thời gian, sự kiện, thành tựu, mong muốn, những ngã rẽ…Biểu thị được các lĩnh vực trong cuộc sống theo lựa chọn cá nhân… 

Trả lời: 

Câu 8: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Chợ Nổi - Nét văn hoá sông nước miền Tây. 

Trả lời:

  • a. Nội dung
  • b. Giá trị nghệ thuật

Câu 9: Chỉ ra và nêu tác dụng của một số trích dẫn, chú thích có trong đoạn trích Chợ Nổi - Nét văn hoá sông nước miền Tây. 

Trả lời:

Một số trích dẫn, chú thích có trong đoạn trích:

* Các trích dẫn trực tiếp: “bẹo hàng”; “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?”; […]

* Các chú thích ở phần chính văn là: (còn gọi là “bẹo hàng”); (loại kèn nhỏ, bằng nhựa); (loại kèn lớn, còn gọi là kèn cóc).

=>Tác dụng của các trích dẫn: Mang tính xác thực, làm cụ thể hóa, làm sinh động, phong phú nội dung đoạn văn; giúp người đọc hiểu rõ hơn cách rao hàng đặc biệt của những người bán hàng khu chợ nổi ở miền Tây.

Câu 10: Qua văn bản, em thấy những nét đặc sắc gì của chợ nổi miền Tây

Trả lời:

- Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe. - Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua bằng xuồng, ghe.

- Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột anten di động. - Rao hàng bằng cây bẹo dựng đứng trên xuồng nhìn như cột anten di động.

- Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm bằng tay, có kèn đạp bằng chân,.. - Chế ra cách ''bẹo'' hàng băng âm thanh lạ tai của những chiếc kèn: có kèn bấm bằng tay, có kèn đạp bằng chân,..

- Những tiếng rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn,… - Những tiếng rao: Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn,…

Câu 11: Viết đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng) nêu suy nghĩ về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây.

Trả lời:

* Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành;

* Nội dung:

Chợ nổi là nét văn hoá đặc sắc đã hình thành từ lâu, gắn bó với lối sống gắn liền sông nước của nhân dân bao đời, trở thành nét đẹp riêng của vùng đất đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi đã trở thành nơi giao thương, mua bán chính các mặt hàng nông sản của bà con nhân dân miền Tây, giao thương phát triển từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh tế khu vực Tây Nam Bộ phát triển.

Chợ nổi còn là một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, một nét văn hóa đặc trưng của miền Tây.

Câu 12: Từ văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây, SGK Ngữ văn 10 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo, hãy viết bài văn giới thiệu chợ nổi miền Tây.

Trả lời:

Dàn ý hướng dẫn:

1. Mở bài

- Giới thiệu chợ nổi - một nét văn hóa độc đáo của miền Tây.  - Giới thiệu chợ nổi - một nét văn hóa độc đáo của miền Tây.

2. Thân bài

- Giải thích khái niệm chợ nổi. Giới thiệu bao quát về chợ nơi đây.  - Giải thích khái niệm chợ nổi. Giới thiệu bao quát về chợ nơi đây.

- Về địa điểm họp chợ.  - Về địa điểm họp chợ.

- Khung cảnh lúc chợ họp. - Khung cảnh lúc chợ họp.

- Những hàng hóa mua bán, trao đổi nơi đây.  - Những hàng hóa mua bán, trao đổi nơi đây.

- Cách bày bán, trang trí hàng hóa. - Một số chợ nổi tiêu biểu của miền Tây.  - Cách bày bán, trang trí hàng hóa. - Một số chợ nổi tiêu biểu của miền Tây.

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về chợ nổi miền Tây.

Câu 13: Đoạn in nghiêng ở đầu văn bản Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam được gọi là gì? Đoạn văn in nghiêng này có vai trò thế nào đối với việc truyền tải thông tin chính của văn bản?

Trả lời:

Đoạn in nghiêng ở đầu văn bản được gọi là Sa-pô. Vai trò của Sa – pô:

- Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì. - Hoàn thiện tít (title), bằng cách nói rõ chủ đề bài viết và góc độ mà bạn lựa chọn, giúp độc giả hình dung bài viết sẽ nói gì.

- Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết. - Tóm tắt thông tin, đưa ra thông tin chủ yếu của bài viết.

Câu 14: Trong văn bản Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam có sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào không? Theo em hiệu quả của phương tiện đó?

Trả lời:

Văn bản sử dụng tranh Đông Hồ, liên quan đến nội dung bài học, giúp người đọc hiểu rõ về chất liệu giấy, màu sắc, đề tài… của tranh Đông Hồ

Câu 15: Qua văn bản Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam, em thấy có điểm gì nổi bật vào khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm?

Trả lời:

 Cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy.

Là thời điểm mà vua chúa, quan lại hay qua thăm mà mua đồ ở làng Hồ nên làng rất vui nhôn, tất bật và rực rỡ sắc màu.

Câu 16: Nhận xét cách triển khai thông tin, cách lập luận của tác giả văn bản Tranh Đông Hồ- Nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam

Trả lời:

Nhan đề, đề mục: chia rõ từng phần

Sapo: có tác dụng dẫn dắt , tạo được sự thú vị và kích thích người đọc xem bài viết.

Nội dung ở các mục 1, 2, 3 của văn bản đã có sự liên kết, bổ sung cho nhau. Đồng thời làm cụ thể hóa những thông tin chính đã được nêu ra ở phần đoạn văn in nghiêng ở ngay đầu văn bản.

=> Phần nhan đề, sa-pô và đề mục giúp các thông tin chính trong văn bản được thể hiện rõ ràng, mạch lạc, tuân theo một bố cục hợp lý. Từ đó, các thông tin được trình bày một cách đầy đủ, không lộn xộn và người đọc cũng không bị ngợp khi tiếp cận văn bản.

Câu 17: “Khi in, người làm tranh đặt cả xấp giấy in thành từng chồng trước mặt, tay phải cầm “tay co” đóng sau lưng ván in, (1) “bìa” đã quét đẫm màu, được làm theo kiểu hộp mực dấu để lấy màu vào (2), rồi úp mặt ván khắc đã thấm màu đỏ lên mặt giấy như cách đóng triện, xong lật ngửa ván khắc lên, tờ giấy đã (3) ván khắc vì màu được pha bằng hồ nếp đặc quánh.”

Điền từ còn thiếu vào chỗ các số

Trả lời:

Úp ván xuống

Bản khắc

Dính vào

Câu 18: Đọc bài thơ “Lý ngựa ô ở hai vùng đất”, em hiểu thêm gì về vẻ đẹp và sức sống của những câu lí, câu hò và của ca dao dân ca nói chung?

Trả lời:

 Những câu lí, câu hò và ca dao, dân ca nói chung như thể hiện vẻ đẹp, khát vọng của người dân. Họ gửi gắm vào đó những mong ước, những khát khao về sự yên bình, tình yêu lứa đôi, những tâm tư tình cảm và lòng yêu quê hương, đất nước.

Câu 19: Em hãy nêu bố cục bài thơ và nội dung chính từng phần của văn bản Lý ngựa ô ở hai vùng đất

Trả lời:

- -  Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “ngựa ô này”): Câu hát ở làng anh. + Phần 1 (từ đầu đến “ngựa ô này”): Câu hát ở làng anh.

+ Phần 2 (Còn lại): Câu hát ở làng em. + Phần 2 (Còn lại): Câu hát ở làng em.

Câu 20:  Phân tích tác phẩm Chợ nổi-nét văn hóa sông nước miền Tây

Trả lời:

Miền Tây màu mỡ với các dòng kênh rạch nối nhau chằng chịt luôn thu hút du khách ghé thăm. Không chỉ bởi những cánh đồng cò bay thẳng cánh, những rừng tràm bạt ngàn hay những dòng sông chở nặng phù sa, miền Tây còn thu hút du khách bởi cuộc sống bình dị chân chất của người nông dân, bởi những sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc biệt. Và một trong những nét sinh hoạt độc đáo ở miền sông nước tạo ấn tượng với du khách chính là cảnh mua bán nhộn nhịp trên sông, nét văn hoá chợ nổi.

Ở miền Tây, hầu như vùng sông nước nào cũng có chợ nổi. Chợ ở đây có khi chỉ là dăm ba thuyền mua bán trên sông và cũng có khi là cả một cái chợ lớn tụ tập đông đúc nơi ngã ba sông lớn.

Những cái tên như chợ nổi Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền (Cần Thơ), chợ nổi Ngã Bảy (Phụng Hiệp – Cần Thơ), chợ nổi Ngã Năm (Thạnh Trị – Sóc Trăng), chợ nổi Sông Trẹm (Thới Bình – Cà Mau hay chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ luôn là những cái tên được nhiều người biết đến khi đi du lịch miền Tây.

Chợ nổi họp cả ngày nhưng đông nhất là vào buổi sáng, khi mặt trời chưa lên và sương còn giăng bảng lảng mặt sông. Trên tất cả những dòng kênh, dù mặt người chưa tỏ nhưng tiếng máy nổ, tiếng chèo khua đã vang động hướng về phía chợ. Và dù chỉ mới 5 giờ sáng nhưng chợ nổi đã đông người mua kẻ bán cùng những du khách muốn một lần khám phá chợ nổi cũng tranh thủ dậy thật sớm đi chơi chợ.

Lúc tinh sương ấy, thư thả ngồi trên chiếc ghe nhỏ len lỏi giữa chợ xem bà con buôn bán và thưởng thức cà phê, ăn tô bún cua ngay trên xuồng sẽ mang lại cảm giác tuyệt vời khiến không du khách nào muốn bỏ qua.

Đi chợ nổi lúc sáng sớm cũng là lúc du khách thấy được rất nhiều cảnh mua bán tấp nập của người dân trên chiếc xuồng nhỏ, còn khi đi muộn thì chợ chỉ còn lại những thuyền lớn của thương lái ở lại để đón buổi chợ hôm sau. Có thể nói, chợ nổi chẳng thiếu thứ gì. Bánh mì, bánh bao, bún, hủ tiếu, trái cây, rau củ, vé số… bạn có thể mua bất cứ thứ gì, từ to đến nhỏ ở chợ nổi.

Chợ nổi miền Tây bán phần lớn là hàng hóa sản vật của miền Tây Nam bộ, nhưng mỗi chợ có những mặt hàng riêng nổi trội, đặc sản của vùng mình. Chợ nổi Cái Bè thường là các loại cây trái ngon của vùng Nam bộ mùa nào quả đó như sầu riêng, măng cụt… Chợ nổi Cái Răng là các loại rau củ quả như bầu, bí, khoai lang, rau các loại, thơm… Chợ nổi Phụng Hiệp có các loại đặc sản của miền Tây như chuột đồng, rùa, rắn, trăn…

Chợ nổi khác chợ trên bờ ở chỗ người bán chẳng cần rao hàng, không ồn ào, vồn vã, không níu kéo nhưng lại có sức thu hút khách. Người mua chỉ cần nhìn các mặt hàng treo trên cây bẹo ngay mũi ghe là biết chủ ghe bán gì. Hình thức “bẹo hàng”, tức là quảng bá hàng hóa tại chỗ này đã tạo nên nét riêng biệt và nổi bật của chợ nổi miền Tây.

Đối với những người mua bán lênh đênh sông nước miền Tây, chiếc ghe không chỉ là cửa hàng mà còn là ngôi nhà di động của họ, mọi hoạt động mua bán, sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên ghe. Thế nên chợ nổi không chỉ đơn giản là chợ mà còn là nhà, không chỉ là văn hóa chợ mà còn là nét sinh hoạt của bà con miệt sông nước miền Tây. Qua bao đời, các chợ nổi – nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ vẫn được giữ nguyên cho đến ngày nay.

Nếu đã một lần đến với chợ nổi, bạn sẽ không thể quên cái không khí đông vui, tấp nập, cái thú của sự bồng bềnh chao đảo do những con sóng nhỏ từ các ghe, xuồng lướt qua lại rộn ràng cả khúc sông rộng. Vậy nên nếu có dịp, bạn hãy ghé thăm chợ nổi để khám phá bảo tàng “sống” về một nền văn hóa sông nước miền Tây đầy thú vị.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay