Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 5 (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 5. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
ÔN TẬP BÀI 5
NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG
Câu 1: Ngoài nghệ thuật cải lương, bạn có biết bộ môn nghệ thuật nào ở Việt Nam có tiếp nhận những yếu tố hiện đại từ nước ngoài trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền hay không? Bạn đánh giá như thế nào về sự tiếp nhận này ?
Trả lời:
+ Đó là đờn ca tài tử (đờn ca tài tử). + Đó là đờn ca tài tử (đờn ca tài tử).
+ Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây Ghi-ta phím lõm. + Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm bốn loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt). Về sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây Ghi-ta phím lõm.
+ Sự tiếp nhận ấy rất cần thiết và bổ ích trong nền nghệ thuật Việt Nam. Việc tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ những yếu tố hiện đại của nước ngoài dựa trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền vừa giúp giữ được những nét đẹp truyền thống, vừa có chút sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn người nghe + Sự tiếp nhận ấy rất cần thiết và bổ ích trong nền nghệ thuật Việt Nam. Việc tiếp thu, học hỏi có chọn lọc từ những yếu tố hiện đại của nước ngoài dựa trên nền tảng nghệ thuật cổ truyền vừa giúp giữ được những nét đẹp truyền thống, vừa có chút sáng tạo, mới lạ, hấp dẫn người nghe
Câu 2: Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?
Trả lời:
Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp người đọc hiểu thêm về lời thuyết minh, hình dạng cây đàn ra sao; sự khác nhau giữa cần đàn guitar thường và cần đàn guitar lõm; nó được sử dụng rộng rãi trong môi trường nào; dàn nhạc cải lương bao gồm những nhạc cụ nào.
Câu 3: Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của phần chú thích ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,...
Trả lời:
Cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đi kèm:
- Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh. - Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh.
- Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau. - Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau.
- Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng hơn. - Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng hơn.
Câu 4: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát tác phẩm Đàn ghi ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương
Trả lời:
Câu 5: Qua văn bản, em hãy phân tích nhân vật mẹ Đốp
Trả lời:
- Mẹ Đốp là người thích đả kích, châm chọc chức xã trưởng, thể hiện qua các câu thoại sau: - Mẹ Đốp là người thích đả kích, châm chọc chức xã trưởng, thể hiện qua các câu thoại sau:
- Mộc đạc vang lừng hòa cả xã - Mộc đạc vang lừng hòa cả xã
Kim thanh dóng dả khắp đòi nơi
- Bất phận danh nhi tài túc - Bất phận danh nhi tài túc
Vô chế lệnh nhi dân tòng.
- Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt một mình một chiếu thảnh thơi ngồi. - Muôn việc sửa sang quyền cắt đặt một mình một chiếu thảnh thơi ngồi.
- Mẹ Đốp dùng những từ ca ngợi nghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu: Các cụ chửa được ngồi, Thầy sai con đi rao mõ. - Mẹ Đốp dùng những từ ca ngợi nghề của mình cũng được trân trọng, cũng được dân bầu: Các cụ chửa được ngồi, Thầy sai con đi rao mõ.
- Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được: Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh. - Nói về chồng luôn dùng những từ thẳng thắn để nói về những gì chồng đạt được: Bố cháu cắp tráp theo hầu cụ Bá lên tỉnh.
Câu 6: Trình bày thể loại và bố cục của văn bản “Xã trưởng – Mẹ Đốp”
Trả lời:
- Thể loại: chèo - Thể loại: chèo
- Bố cục: 2 phần: - Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ xã trưởng + Phần 1 (Từ đầu ... xã ngồi): Thái độ xã trưởng
+ Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ Đốp + Phần 2 (Còn lại): Thái độ của mẹ Đốp
Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn ngắn để tóm tắt nội dung chính của đoạn trích “Xã trưởng – Mẹ Đốp”
Trả lời:
Đoạn trích được trích từ vở chèo Quan m Thị Kính, nội dung xoay quanh cuộc trao đổi giữa xã trưởng và mẹ Đốp về việc đi rao mõ. Qua lời thoại, giọng điệu, hai nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình: nếu Xã trưởng là người kênh kiệu, coi thường người thấp kém hơn mình thì mẹ Đốp là nhân vật tạo nên yếu tố hài hước cho vở chèo qua lời nói châm chọc, đả kích xã trưởng. Đoạn trích cho thấy sự phê phán đối với những tầng lớp chức dịch như xã trưởng nhưng lại có tính trêu ghẹo, đùa cợt người khác, ham sắc và khinh người đồng thời thể hiện xã hội cổ hủ, lạc hậu xưa với những giáo điều, quy định khắt khe qua hình phạt gõ mõ đối với Thị Mầu.
Câu 8: Em hãy cho biết: Biểu đồ, sơ đồ được dùng trong văn bản có tác dụng gì?
Trả lời:
- Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin. Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng; sơ đồ Venn dùng để so sánh; biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin;... - Các biểu đồ, sơ đồ giúp các thông tin trong văn bản trở nên cụ thể, trực quan, đồng thời cho thấy mối quan hệ logic giữa các thông tin. Có rất nhiều dạng biểu đồ, sơ đồ: biểu đồ tròn thể hiện vòng tuần hoàn của các sự vật, hiện tượng; sơ đồ Venn dùng để so sánh; biểu đồ thời gian dùng để biểu đạt sự phát triển; sơ đồ cây thể hiện hệ thống cấp bậc của thông tin;...
Câu 9: Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Tăng cường các biện pháp phòng bệnh do nhiễm vi rút Adeno
(BGĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn hỏa tốc gửi các ngành, địa phương về việc tăng cường các biện pháp phòng bệnh do nhiễm vi rút Adeno nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho người dân trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút này do sức đề kháng kém như: Trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn tuổi và người bị bệnh mạn tính.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Y tế tăng cường giám sát, theo dõi số ca mắc vi rút Adeno trên địa bàn. Hướng dẫn triển khai áp dụng các biện pháp dự phòng nhiễm vi rút Adeno.
Kiểm soát chặt chẽ sự lây lan của vi rút Adeno, phát hiện sớm các ca bệnh. Bảo đảm người bệnh được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời tại các tuyến, hạn chế tối đa các biến chứng nặng và tử vong do nhiễm vi rút Adeno. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh bảo đảm đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế cho công tác khám chữa bệnh, người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, sớm nhất, ngay tại cơ sở.
Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường tuyên truyền giáo dục sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường phòng bệnh trong nhà trường. Bảo đảm đủ nước sạch cho sinh hoạt tại trường học, rửa tay bằng xà phòng, không dùng chung khăn mặt. Cung cấp cho học sinh, phụ huynh học sinh những thông tin cần thiết về bệnh do vi rút Adeno, để phòng tránh lây nhiễm. Thực hiện đeo khẩu trang tại nơi công cộng, tránh tiếp xúc với trẻ em bị ốm, mắc bệnh. Bảo tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch vắc xin phòng Covid-19 và các loại vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền về khả năng lây lan, những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời; các di chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh nhiễm vi rút Adeno.
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tính đến ngày 12/9/2022, tổng số ca nhiễm vi rút Adeno được ghi nhận tại bệnh viện là 412 ca, nhiều hơn tổng số ca bệnh cả năm 2021 và tăng hơn 44,1% so với cùng kỳ, trong đó đã có 6 trường hợp bệnh nhân tử vong có nhiễm vi rút này. Tính từ ngày 5-11/9/2022, Bệnh viện Nhi Trung ương đã ghi nhận 151 trường hợp dương tính với vi rút Adeno, tăng gần 2,2 lần so với tuần trước đó. |
UBND huyện, thành phố tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tiêm vét vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng trên địa bàn, nhất là nhóm trẻ em từ 5-<18 tuổi. Bảo đảm triển khai hiệu quả công tác tiêm chủng vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia.
Quan sát văn bản thông tin vừa trình chiếu trên, em hãy cho biết văn bản trên đã sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ nào?
Trả lời:
Văn bản trên sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như: số liệu, dùng biểu đồ, dùng hình ảnh.
Câu 10: Vẽ sơ đồ biểu thị các yếu tố: Thời gian, sự kiện, thành tựu, mong muốn, những ngã rẽ…Biểu thị được các lĩnh vực trong cuộc sống theo lựa chọn cá nhân…
Trả lời:
Câu 11: Văn bản Huyện Trìa xử án thuộc thể loại gì? Em hãy trình bày hiểu biết của mình về thể loại đó.
Trả lời:
Văn bản “Huyện Trìa xử án” thuộc thể loại tuồng đồ
Là loại tuồng hài (tuồng gây cười), được xây dựng trên cảm hứng hài kịch, thiên về châm biếm, đả kích, không bị ràng buộc vào những điển luật nghiêm ngặt như tuồng thầy.
Câu 12: Em hãy trình bày bố cục văn bản Huyện Trìa xử án và nêu nội dung chính từng phần
Trả lời:
Bố cục: 2 phần
- Từ đầu ... bày thiệt nào: Lời thoại nhân vật huyện Trìa. - Từ đầu ... bày thiệt nào: Lời thoại nhân vật huyện Trìa.
- Còn lại: Quá trình xử án. - Còn lại: Quá trình xử án.
Câu 13: Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông có quá trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh). Hãy tóm tắt quá trình ấy và làm rõ tác động qua lại giữa các nhân tố/ hành động và biểu hiện độ căng của xung đột.
Trả lời:
Qua các lời thoại, văn bản cho thấy xung đột giữa hai nhân vật Huyện Trìa và Bà Huyện, vợ ông, có thể tóm tắt quá trình nảy sinh, phát triển, lên đến cao trào (điểm đỉnh) của xung đột như sau:
Quá trình nảy sinh, phát triển xung đột giữa Huyện Trìa và Bà Huyện
Quá trình | Tác động qua lại giữa các nhân tố/ hành động | Độ căng của xung đột biểu hiện qua lời thoại |
Nảy sinh | Tại nhà Huyện Trìa, trước khi Thị hến cho Gia đinh đến mời Huyện Trìa - Lời Đề Hầu tố Huyện Trìa với Bà Huyện. - Huyện Trìa oán trách vợ. - Bà Huyện theo dõi, biết rõ sự việc, nổi cơn thịnh nộ, lột trang phục của Huyện Trìa để trói chân chồng. | Bà Huyện: Mụ phen này quyết phá tan hoang Ông đã đành bạc ngãi bạc tình, Mụ cũng quyết lột trần lột trụi |
Phát triển | Tại nhà Huyện Trìa, khi Gia đinh của Thị Hến đến mời Huyện Trìa - Huyện Trìa lấy cắp khăn, thay đổi hình dạng trốn vợ ra đi; - Bị Bà Huyện canh chừng, Huyện Trìa vẫn quyết chí tìm cách lẻn đi. | Huyện Trìa: Nghĩ vợ con quá chán Nỗi duyên nợ bằng xăng Vào buồng kia ăn cắp cái khăn, Ra ngõ nọ sửa sang nhan sắc. Thói mụ thiệt hay ghen lặt vặt Nghĩ mình đà lắm việc lăng nhăng. Chỉ Thanh Hà nhẹ gót phăng phăng Mang nón ngựa chúc ba phơi phới |
Cao trào/ Điểm đỉnh | Trên đường Huyện Trìa đến nhà Thị Hến - Đêm tối Bà Huyện vẫn cố đuổi theo - Huyện Trìa tắt đuốc, giả làm tiếng cú, Bà Huyện sợ trời tối, sợ ma không dám đuổi theo, nhưng vô cùng căm tức. | Bà Huyện: Bất ngãi! Chơn bất ngãi! Mưu thâm! Quả mưu thâm! Tắt đuốc đi đường sá chẳng thấy tăm Trời tối quá bụi bờ không lướt tới. Tại ta hay ghen dại, Nên chồng phải làm ma (Nói thiệt) Ông dầu ló cổ về nhà Mụ quyết ra tay xé lỗ! |
Câu 14: Nêu đặc điểm lời thoại của nhân vật trên sân khấu qua toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng. Theo em, vì sao lời thoại trên sân khấu lại có đặc điểm như vậy?
Trả lời:
Theo dõi toàn bộ những câu đối đáp trong cảnh tuồng, có thể nhận ra đặc điểm của lời thoại không chỉ trong nghệ thuật tuồng mà còn trong cả nghệ thuật sân khấu nói chung. Đó là:
- Lời thoại phải phản ánh rõ nét tính cách nhân vật (thậm chí, trong tuồng, chèo, lời xưng danh của nhân vật còn mang tính chất đúc kết về bản chất của chính người nói, chẳng khác gì một lời nhận xét khách quan của người đứng bên ngoài). - Lời thoại phải phản ánh rõ nét tính cách nhân vật (thậm chí, trong tuồng, chèo, lời xưng danh của nhân vật còn mang tính chất đúc kết về bản chất của chính người nói, chẳng khác gì một lời nhận xét khách quan của người đứng bên ngoài).
- Lời thoại phải thể hiện được hành động và thúc đẩy hành động (trong cảnh tuồng Huyện đường, lời thoại nào cũng tiết lộ cho biết việc nhân vật đang làm hoặc sắp làm). - Lời thoại phải thể hiện được hành động và thúc đẩy hành động (trong cảnh tuồng Huyện đường, lời thoại nào cũng tiết lộ cho biết việc nhân vật đang làm hoặc sắp làm).
- Lời thoại hàm chứa những thông tin về bối cảnh của sự việc đang xảy ra (khi tri huyện phàn nàn: “A, thầy Đề này, hôm nay sao mà [...] Nhà lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”, lập tức người đọc hình dung ra cảnh vắng vẻ nơi huyện đường - một tình trạng mà cả tri huyện lẫn đề lại đều không mong muốn, vì như vậy là cả hai mất cơ hội kiếm chác). - Lời thoại hàm chứa những thông tin về bối cảnh của sự việc đang xảy ra (khi tri huyện phàn nàn: “A, thầy Đề này, hôm nay sao mà [...] Nhà lại vắng bẩm thân/ Dân xã không đấu cáo”, lập tức người đọc hình dung ra cảnh vắng vẻ nơi huyện đường - một tình trạng mà cả tri huyện lẫn đề lại đều không mong muốn, vì như vậy là cả hai mất cơ hội kiếm chác).
- Lời thoại vừa hướng về nhân vật cùng đối thoại trong câu chuyện, vừa hướng đến khán giả, giúp khán giả nhanh chóng nhận ra thực chất của con người, sự việc đang hiện diện hay đang diễn ra trên sân khấu (lời xưng danh của tri huyện thể hiện rất rõ tính chất này). - Lời thoại vừa hướng về nhân vật cùng đối thoại trong câu chuyện, vừa hướng đến khán giả, giúp khán giả nhanh chóng nhận ra thực chất của con người, sự việc đang hiện diện hay đang diễn ra trên sân khấu (lời xưng danh của tri huyện thể hiện rất rõ tính chất này).
Câu 15: Em hãy tìm hiểu và so sánh sự giống và khác nhau giữa tuồng và chèo? Kể thêm một số tác phẩm tuồng, chèo mà em biết.
Trả lời:
- Điểm giống nhau: - Điểm giống nhau:
+ Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa. + Đề tài: chèo cổ và tuồng đồ thường lấy cảm hứng từ cuộc sống và phản ánh những thói đời trong xã hội xưa.
+ Nhân vật: mang tính ước lệ. + Nhân vật: mang tính ước lệ.
+ Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại. + Lời thoại: có đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
- Điểm khác nhau: - Điểm khác nhau:
Chèo cổ | Tuồng cổ | |
Đề tài | Xoay quanh vấn đề giáo dục, ứng xử giữa người với người, thường theo triết lí dân gian hoặc tư tưởng Nho giáo. | - Lấy từ truyện cổ dân gian hoặc tích truyện có sẵn. - Nhằm phê phán thói xấu của xã hội phong kiến, của thế lực ở những bọn quan lại. |
Nhân vật | Nhân vật thường không đi kèm với lời danh xưng. | - Nhân vật chính xuất hiện với lời xưng danh. - Lời thoại của nhân vật luôn có ý mỉa mai, châm biếm nhau và gây cười. |
Câu 16: Có người cho rằng Nghêu, Sò, Ốc , Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất là do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Trả lời:
Đây là một nhận định khá đúng đắn. Trước đó là ta thấy được cảnh Huyện Trìa xét xử vụ án giữa Thị Hến và vợ chồng Trùm Sò. Mặc dù là xử án nhưng rốt cục cũng chả có phân minh tội lỗi rõ ràng, đúng đắn. tất cả là do cảm tính và ham muốn của Huyện Trìa. Còn đến lớp cuối, đây là đúng khoảnh khắc xét tội. Tự phạm nhận nhận ra lỗi của mình, tự mình chấp nhận hình phạt.
Câu 17: Văn bản “Thị mầu lên chùa” thuộc thể loại gì? Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về thể loại đó.
Trả lời:
Văn bản thuộc thể loại chèo.
- Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng họợ, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. - Chèo cổ (chèo sân đình) là một loại hình nghệ thuật tổng họợ, kết hợp hài hòa nhiều chất liệu: dân ca, múa dân gian và các loại hình nghệ thuật dân gian khác ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
- Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện). Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật. - Chèo được xem là một hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng (không có người kể chuyện như trong truyện). Cũng như kịch nói chung, kịch bản chèo tập trung thể hiện hành động, dẫn dắt xung đột qua ngôn ngữ của nhân vật.
Câu 18: Em hãy trình bày giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản “Thị Mầu lên chùa”
Trả lời:
- a. Nội dung
- b. Nghệ thuật
Câu 19: Theo em, mục đích của Thị Mầu lên chùa để làm gì?
Trả lời:
Mục đích: Thị Mầu lên chùa, mang tiền cùng gạo của cha mẹ tiến cúng chỉ là cái cớ. Mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu là bày tỏ tình cảm với chú tiểu. Thị Mầu tranh thủ mọi cơ hội để bộc lộ lòng mình.
Câu 20: Lời thoại của Thị Mầu đã cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích.
Trả lời:
Theo lời nói, lời hát, hành động của nhân vật, người đọc nhận ra diễn biến tâm trạng của Thị Mầu:
- Từ rộn ràng, tươi vui, náo nức khi lên chùa “Tôi lên chùa thầy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm…” - Từ rộn ràng, tươi vui, náo nức khi lên chùa “Tôi lên chùa thầy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm…”
đến choáng váng, đắm đuối, si mê táo bạo tỏ bày tình cảm và quyết liệt “tấn công" đối tượng bằng tất cả sự “bùng nổ" của dòng nham thạch đầy sức sống. “Người đâu mà đẹp như sau băng thế nhỉ”
buồn bã, thất vọng khi không được đáp lại, để rồi như gồng mình lên, bất chấp, thách thức mọi khuôn khổ, phép tắc, định kiến giáo điều của quan niệm phong kiến trong tình yêu. “Đôi ta chỉ quyết đợi chờ lấy nhau”’ “Tri âm chẳng tỏ tri âm/Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng”; “Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn /Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ”
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Ôn tập bài 5- Nghệ thuật truyền thống (tuồng/ chèo)