Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 6. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 6

NÂNG NIU KỈ NIỆM

Câu 1: Cảm nhận về tình cảm của người con dành cho mẹ thể hiện trong bài thơ Nắng mới

Trả lời:

Bài thơ là dòng hồi tưởng đầy xúc động của chủ thể trữ tình về hình ảnh người mẹ đã mất. Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choán đầy tâm trí. Cảm xúc bâng khuâng, buồn nhớ của chủ thể trữ tình trong bài thơ khi nhớ về mẹ khiến người đọc có thể cảm nhận được tình cảm yêu thương da diết của người con dành cho mẹ. Với con, mọi cảnh, mọi vật gắn với kỉ niệm về mẹ đều khiến con rưng rưng nhớ mẹ. Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn mất mẹ của tác giả.

Câu 2: Hãy tìm ba hình ảnh trong bài thơ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau được tác giả sử dụng để khắc hoạ về người mẹ. Qua những hình ảnh ấy, người mẹ hiện lên như thế nào trong nỗi nhớ của tác giả?

Trả lời:

- Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”. - Hình ảnh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”.

- Qua những chi tiết đó hình ảnh người mẹ hiện lên thật bình dị, hiền hòa, một người mẹ rất đỗi thân quen như mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời. - Qua những chi tiết đó hình ảnh người mẹ hiện lên thật bình dị, hiền hòa, một người mẹ rất đỗi thân quen như mẹ ta mà cũng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.

Câu 3: Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?

Trả lời:

 Không thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất và thứ hai vì chúng mang ý nghĩa và được đặt trong ngữ cảnh khác nhau.

+ Với động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, ý chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. Đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ. + Với động từ “hắt” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới hắt bên song”, ý chỉ luồng ánh sáng được chiếu vào song cửa. Đây là chi tiết khơi gợi, đánh thức tâm tư, kỉ niệm ùa về của tác giả khi bắt đầu bài thơ nói về người mẹ.

+ Với động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”, ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện, tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả. + Với động từ “reo” trong câu thơ “Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội”, ý chỉ sự nhấn mạnh về hình ảnh nắng gần gũi, thân thiện, tạo nên một không gian sinh động, qua đó ta thấy được tình cảm gắn bó, nỗi nhớ da diết của tác giả.

Câu 4: Trong kí ức tuổi thơ của nhân vật “tôi” ở bài Nắng mới, người mẹ hiện lên qua những hình ảnh được lựa chọn, để lại ấn tượng sâu đậm cho tác giả.

Với em, hình ảnh, chi tiết nào về người mẹ của mình khiến em thấy yêu thương nhất? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).

Trả lời:

Tình mẫu từ là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý. Hình ảnh người mẹ luôn quan tâm và chăm sóc tôi chu đáo là điều tôi luôn nhớ nhất về mẹ. Tôi vẫn nhớ khi còn nhỏ, sức khỏe của tôi không tốt. Những lúc tôi bị ốm, mẹ lại chăm sóc cho tôi. Mẹ đưa tôi đi bệnh viện, nấu cho tôi, cho tôi uống thuốc. Mẹ thức suốt đêm canh tối ngủ. Mẹ vất vả nuôi tôi lớn khôn. Những tình cảm ấy tôi luôn trân trọng và giữ gìn. Tôi cũng hiểu được rằng tất cả những điều mẹ làm đều xuất phát từ tình yêu thương, lo lắng cho mình.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây được xem là mắc lỗi về trật tự từ? Hãy đưa ra cách sửa lỗi cho trường hợp ấy

  • a. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.
  • b. Là thể thơ ngắn nhất thế giới, hai-cư được xem như một “đặc sản” của văn chương Nhật Bản.
  • c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.
  • d. Rất nhiều hình ảnh đời thường xuất hiện trong thơ hai-cư Nhật Bản.

e. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.

g. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.

h. Trong bài thơ “Tiếng thu”, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.

i. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng

Trả lời:

Các câu cần phải sửa lỗi:

a. Một bộ phận độc giả đông đảo đã không cảm nhận được cái mới ngay trong thơ Hàn Mặc Tử.

=> Một bộ phận đông đảo độc giả đã không cảm nhận được cái mới trong thơ Hàn Mặc Tử.

c. Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch sự kiện hơn là mạch cảm xúc của bài thơ.

=> Nói chung, người đọc thơ trữ tình cần quan tâm đến mạch cảm xúc hơn là mạch sự kiện của bài thơ.

e. Thơ Đường luật mặc dù chặt chẽ bố cục nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.

=> Thơ Đường luật mặc dù có bố cục chặt chẽ nhưng vẫn có những khoảng trống liên tưởng khơi gợi.

g. Điều làm thích thú người đọc ở bài thơ này là cách độc đáo gieo vần.

=> Điều làm người đọc thích thú ở bài thơ này là cách gieo vần độc đáo.

h. Trong bài thơ “Tiếng thu”, đóng vai trò quan trọng là các từ láy tượng thanh.

=> Trong bài thơ “Tiếng thu”, các từ láy tượng thanh đóng vai trò rất quan trọng.

i. Nhà thơ cho phép thơ lãng mạn giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng.

=> Nhà thơ lãng mạn cho phép thơ giải phóng cảm xúc của mình một cách rất phóng khoáng

Câu 6: Giải thích hiệu quả biểu đạt của từ tắm được in đậm trong đoạn văn sau:

          Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở suối. Chàng tắm trong cái không khí tươi mát này. Những ngày bận rộn ở tỉnh giờ xa quá. Khu vườn với các cây quen đã nhận biết chàng rồi. (Trích Dưới bóng hoàng lan, Thạch Lam)

Trả lời:

- … tắm ở suối: từ tắm được dùng để biểu đạt nghĩa gốc của từ là miêu tả hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ. - … tắm ở suối: từ tắm được dùng để biểu đạt nghĩa gốc của từ là miêu tả hành động giội nước lên người hoặc ngâm mình trong nước cho sạch sẽ, mát mẻ.

- … tắm trong cái không khí tươi mát này: trong trường hợp, từ tắm được dùng để biểu đạt nghĩa chuyển của từ với ý nghĩa là “đắm mình trong không khí tươi mát, dịu nhẹ, ngọt ngào của khu vườn và ngôi nhà thân thuộc”. Cách sử dụng từ tắm như vậy đã thể hiện được trọn vẹn niềm hạnh phúc của Thanh khi được trở về, dường như sự trở về đã giúp chàng có cơ hội để gột rửa, trút bỏ tất cả những lo toan, mệt nhọc của cuộc sống bên ngoài, đem đến cho chàng sự nhẹ nhõm, thanh thản và tươi mát trong tâm hồn. Cách dùng từ như vậy cũng khiến người đọc hiểu hơn về tình cảm của Thanh dành cho ngôi nhà của mình. - … tắm trong cái không khí tươi mát này: trong trường hợp, từ tắm được dùng để biểu đạt nghĩa chuyển của từ với ý nghĩa là “đắm mình trong không khí tươi mát, dịu nhẹ, ngọt ngào của khu vườn và ngôi nhà thân thuộc”. Cách sử dụng từ tắm như vậy đã thể hiện được trọn vẹn niềm hạnh phúc của Thanh khi được trở về, dường như sự trở về đã giúp chàng có cơ hội để gột rửa, trút bỏ tất cả những lo toan, mệt nhọc của cuộc sống bên ngoài, đem đến cho chàng sự nhẹ nhõm, thanh thản và tươi mát trong tâm hồn. Cách dùng từ như vậy cũng khiến người đọc hiểu hơn về tình cảm của Thanh dành cho ngôi nhà của mình.

Câu 7: Phép điệp đã được sử dụng trong suốt năm đoạn thơ của văn bản Hà Nội – Phố (Phan Vũ). Hãy tìm và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của phép điệp trong văn bản trên.

Trả lời:

- Điệp ngữ: Em ơi! Hà Nội – Phố!, ta còn em… - Điệp ngữ: Em ơi! Hà Nội – Phố!, ta còn em…

- Hiệu quả của phép thứ nhất: thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của tác giả đối với Hà Nội. - Hiệu quả của phép thứ nhất: thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của tác giả đối với Hà Nội.

- Hiệu quả của phép điệp thứ hai: vừa thể hiện nỗi xót xa về những gì được gọi là kí ức Hà Nội đẹp đẽ, vừa khẳng định pha lẫn niềm mong mỏi vẻ đẹp lịch sử, văn hóa, con người của Hà Nội còn mãi,… - Hiệu quả của phép điệp thứ hai: vừa thể hiện nỗi xót xa về những gì được gọi là kí ức Hà Nội đẹp đẽ, vừa khẳng định pha lẫn niềm mong mỏi vẻ đẹp lịch sử, văn hóa, con người của Hà Nội còn mãi,…

Câu 8: Cách sắp xếp trật tự từ trong các ngữ liệu dưới đây thể hiện ý nghĩa và sắc thái biểu cảm khác nhau như thế nào?

a) Anh về bao giờ?

Bao giờ anh về?

b) Bức tranh ấy rất đẹp.

Bức tranh rất đẹp ấy

c) Đau đớn thay phận đàn bà! (Nguyễn Du)

Phận đàn bà đau đớn thay!

d) Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ, đổi chè, đồng xanh ngào ngạt. (Tố Hữu)

Trả lời:

a) Anh về bao giờ? là câu hỏi về quá khứ, sự việc đã xảy ra.

Bao giờ anh về? là câu hỏi về tương lai, sự việc chưa xảy ra.

b) Bức tranh ấy rất đẹp là một câu hoàn chỉnh, có kết cấu C - V.

Bức tranh rất đẹp ấy là một cụm danh từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh.

c) Câu Đau đớn thay phận đàn bà! có tính biểu cảm, hình tượng và nhấn mạnh nhờ đảo ngữ.

Câu Phận đàn bà đau đớn thay! chỉ có tính biểu cảm, tính nhấn mạnh chưa cao vì vẫn theo trật tự thông thường.

d) Câu thơ Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! có cấu trúc đảo ngữ, tạo nên được cách nói đầy biểu cảm và hình tượng

Câu 9: Trong câu thơ "Xanh xanh bãi mía bờ dâu" (Hoàng Cầm, Bên kia Sông Đuống), có phải tác giả mắc lỗi về trật tự của từ không?

Trả lời:

Nếu theo đúng trật tự từ, thì tác giả nên ghi là : Bãi mía, bờ dâu xanh xanh

Tuy nhiên, đây không phải mắc lỗi về trật tự từ, mà đây chính là ngụ ý của tác giả. Tác giả muốn đảo từ “xanh xanh” lên đầu câu để nhấn mạnh, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ.

Câu 10: Hãy tìm những lỗi dùng từ và trật tự từ trong những câu sau và sửa chúng.

a, Có lẽ thơ Hai-cư dường như là thể thơ kiệm lời bậc nhất

b, Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều trí thức bổ ích

c, Bài thơ có nhiều lỗi diễn đạt hơi bị lạ so với ngôn ngữ thông thường

d, Bài thơ đã thi vị miêu tả khung cảnh mùa xuân làng quê

Trả lời:

a, Lỗi lặp từ “thơ”

Sửa thành: Có lẽ Hai-cư là thể thơ kiệm lời bậc nhất

b, Lỗi dùng sai từ “trí thức”

Sửa thành: Việc chăm chỉ đọc sách giúp ta tích lũy được nhiều tri thức bổ ích

c, Lỗi dùng từ sai “Hơi bị lạ” => thường dùng trong văn nói

Sửa thành: Bài thơ có nhiều lối diễn đạt khác lạ so với ngôn ngữ thông thường

d, Sửa thành: Bài thơ đã miêu tả khung cảnh mùa xuân làng quê một cách thi vị.

Câu 11: Hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong câu văn "Cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn, mày phải chịu một trăm bạc trắng" (Tô Hoài) là gì ?

Trả lời:

Thu hút sự chú ý của người đọc vào cụm từ Cả tiền phạt, tiền thuốc ...

Nhấn mạnh việc liệt kê các loại tiền mà người nghe phải đóng.

Câu 12: Trình bày tác giả và tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan”

Trả lời:

a, Tác giả

Tên: Thạch Lam ( 1910 – 1942)

Quê: Cẩm Giàng – Hải Dương

Sau khi đỗ tú tài ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn

Ông là người thông minh, trầm tĩnh, đôn hậu và rất tinh tế.

Về quan điểm sáng tác Thạch Lam quan điểm văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực nó có tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn"

Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943), ...

- Phong cách nghệ thuật:  - Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. + Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện. + Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. + Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. - Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

  • b. Tác phẩm

Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm truyện ngắn in trong tập Tuyển tập Thạch Lam.

Văn bản xoay quanh một lần trở về quê thăm bà của nhân vật Thanh - mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Trong cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa, những hình ảnh quen thuộc hiện lên, và bên cạnh mái tóc của bà, mùi hương hoàng lan nơi vườn và bên tóc mai của Nga khiến chàng trai trẻ xốn xang. Nhưng câu chuyện vẫn khép lại trong cảnh Thanh trở về tỉnh

Câu 13: Trong lần trở về quê thăm bà này Thanh có tâm trạng ra sao?

Trả lời:

Sau 2 năm trở về thăm quê, trở về với không gian thân thuộc, ngôi nhà của bà Thanh cảm thấy thật bình yên và thong thả. Bởi căn nhà đối với Thanh là một nơi mát mẻ hiền lành, có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.

Nhận ra cây hoàng lan, Thanh nhớ đến câu chuyện tuổi thơ, Thanh hay nhặt hoa dưới gốc cây. Ngày ấy cha mẹ Thanh hãy còn, Thanh nhận ra thời gian trôi quá nhanh

Thể hiện sự hoài niệm của nhân vật Thanh

Câu 14: Những yếu tố nào cho thấy ở đoạn trích Dưới bóng hoàng lan, đời sống tình cảm của nhân vật được tác giả đặc biệt chú ý miêu tả?

Trả lời:

Đời sống tình cảm của nhân vật được nhà văn chú ý miêu tả qua một số yếu tố: cảm xúc của Thanh khi trở về, nhìn lại căn nhà, khu vườn thân quen; sự chăm sóc của bà dành cho Thanh và những tình cảm của Thanh đối với bà; những lời đối thoại thân tình, trìu mến giữa hai bà cháu; hồi ức đẹp đẽ của Thanh về những ngày sống với bà ở căn nhà, khu vườn thân thuộc này.

Câu 15: Em có nhận xét gì về giọng văn của đoạn trích Dưới bóng hoàng lan? Cơ sở nào giúp em rút ra những nhận xét như vậy?

Trả lời:

Giọng văn của đoạn trích nhẹ nhàng, trầm ấm, đầy chất trữ tình, được tạo nên bởi các yếu tố: cảm xúc nâng niu, thương mến đối với sự vật được miêu tả; từ ngữ miêu tả có tính chất thanh nhẹ, tạo cảm giác thân quen, gần gũi; tiết tấu các câu văn chậm rãi, nhịp nhàng, êm dịu,...

Câu 16: Từ “Tây Tiến” được lặp lại bao nhiêu lần trong đoạn trích? Tác dụng của phép lặp ấy là gì?

Trả lời:

Từ “Tây Tiến” được lặp lại ba lần trong đoạn thơ. Việc lặp lại ba lần từ “Tây Tiến” trong đoạn thơ cho ta hình dung nỗi nhớ Tây Tiến trong lòng nhà thơ là da diết, nó cứ trở đi trở lại trong lòng nhà thơ. Phép lặp này cũng cho chúng ta ấn tượng sâu sắc về hình ảnh trung tâm của nỗi nhớ trong lòng nhà thơ.

Câu 17: Em hãy trình bày các biện pháp tu  từ được tác giả sử dụng trong 14 câu thơ đầu của bài thơ “Tây Tiến”, từ đó nêu tác dụng của chúng.

Trả lời:

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật nhằm đặc tả thiên nhiên vùng núi miền Tây Bắc. Biện pháp nhân hóa (thác gầm thét, cọp trêu người), biện pháp điệp từ “dốc”, “ngàn thước”, đảo ngữ “heo hút” lên trước “cồn mây”, hệ thống từ ngữ tạo hình giàu cảm xúc ( khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút), cách sử dụng các thanh điệu độc đáo những câu thơ sử dụng nhiều thanh trắc kết hợp với câu thơ toàn thanh  bằng. Bên cạnh đó, Quang Dũng cũng rất tài tình khi dùng từ chỉ độ sâu để nói về độ cao, ông lấy “thăm thẳm” của vực để nói về cái hùng vĩ của núi.

14 câu thơ đầu tiên chủ thể trữ tình ẩn đi ở đây đã khắc họa vẻ đẹp Tây Tiến vô cùng hùng vĩ, hung hiểm nhưng rất lãng mạn, hào hoa. Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đi kèm với hệ thống từ ngữ giàu hình tượng đã giúp tác giả đặc tả điều đó một cách thành công.

Câu 18: Nỗi nhớ Tây Tiến ở đoạn thơ thứ tư được tác giả diễn tả như thế nào?

Trả lời:

Nỗi nhớ Tây Tiến tha thiết, khắc khoải, ám ảnh:

- Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi: diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về. - Thăm thẳm, không hẹn ước, một chia phôi: diễn tả nỗi nhớ, lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày trở về.

- Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu. - Nỗi khắc khoải, thương nhớ những ngày đã qua trong quá khứ chiến đấu.

- Tây Tiến mùa xuân ấy: thời của hào hùng, lãng mạn đã qua. - Tây Tiến mùa xuân ấy: thời của hào hùng, lãng mạn đã qua.

- Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi: nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng. - Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi: nhà thơ dành tất cả tình cảm, trái tim cho Tây Tiến và cho quá khứ hào hùng.

⇒ Nỗi nhớ Tây Tiến luôn khắc khoải, tha thiết trong lòng nhà thơ như một minh chứng về sức sống mãnh liệt của kỉ niệm, kí ức những ngày gian khổ hào hùng. 

Câu 19: Những hình ảnh “hoa súng tím”, “chùm phượng hồng”, “tiếng ve”…có tác dụng gì để diễn tả cảm xúc của nhà thơ?

Trả lời:

Hình ảnh “hoa súng tím”, “cành phượng hồng” và “tiếng ve”…những hình ảnh quen thuộc gắn liền với tuổi học trò được tác giả lồng ghép thật khéo để thể hiện cảm xúc của nhân vật. Hình ảnh hoa súng tím như là sự đọng lại, sự dồn tự để cháy lên một lần cuối của con đường học trò sắp kết thúc. “Chùm phượng hồng” gợi cảm giác bồi hồi, nuối tiếc làm ai đã đánh rơi những phút ban đầu. “Tiếng ve” là âm thanh đặc trưng của mùa hạ, cũng là mùa chia tay của lứa tuổi học trò hồn nhiên

Tất cả các hình ảnh như “phượng hồng” , “tiếng ve”, “hoa súng tím” được tác giả nhân hóa nhằm thể hiện nỗi nhớ buồn thương da diết, và sự bâng khuâng của chủ thể về một miền ký ức học trò xa xôi.

Câu 20: Việc sử dụng đại từ nhân xưng “ anh”, “một người”, “tôi” là chỉ ai? Việc sử dụng đại từ đó có tác dụng thế nào?

Trả lời:

Đại từ nhân xưng “ta”, “tôi” hay “anh” thực chất cũng chính là một mà thôi. Đó là chủ thể trữ tình song nó được đặt tương quan ở nhiều mối quan hệ khác nhau: anh là tương quan với em, tôi tương quan với bạn, ta….Sự thay đổi tinh tế trong việc sử dụng các đại từ nhân xưng đã giúp tác giả bộc lộ cảm xúc của chính mình và nói thay tâm trạng của người khác, nhờ vậy bài thơ dễ dàng chạm đến cảm xúc của nhiều người và tìm được tiếng nói đồng cảm. Khi thì chủ thề là anh vì muốn gửi gắm những nỗi niềm riêng tư với em –mối tình đầu của anh; khi thì chủ thể là tôi vì muốn được chia sẻ những cảm xúc của lòng mình với bạn (tất cả mọi người, trong đó có em). Khi thì chủ thể trữ tình lại là ta trong cuộc trò chuyện cùng hoa mướp, lúc ấy ta vừa là tâm tình với chính mình vừa muốn bộc lộ với những người khác. Cảm xúc trào dâng mãnh liệt vượt qua ranh giới những nỗi niềm riêng.

Từ người trong câu thơ “Có lẽ một người đã bắt đầu yêu” có thể hiểu là chỉ chung cho tất cả ai đang có những rung động đầu đời, những cũng có thể hiểu chính là anh, tôi, ta hay nói cách khác là chủ thể trữ tình.  “Người” ấy đang khám phá, dự đoán cảm xúc tình yêu mới chớm nở của chính mình, của người khác được thể hiện qua cụm từ “có lẽ”

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay