Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập bài 8 (P3)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập bài 8. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 8

ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI

Câu 1: Theo em, yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của câu truyện là gì? Viết một đoạn văn ngắn, trình bày cảm nhận của em khi đọc truyện ngắn "Giang" của tác giả Bảo Ninh

Trả lời:

Theo em, yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của câu truyện là cách tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất riêng.

Bằng việc sử dụng ngôi kể thứ nhất để thuật, tác giả đã thành công trong việc kể lại những trải nghiệm trong cuộc đời của các nhân vật. Các nhân vật hiện lên một các chân thực với những câu chuyện thấm đẫm chuyện tình, chuyện đời. Những xúc cảm, nước mắt từ chiến tranh được nhà văn đúc kết một cách chắt chiu nhất để viết nên một câu chuyện vô cùng ý nghĩa.

Câu 2: Tác giả Bảo Ninh đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể truyện. Theo bạn, điều này có ảnh hưởng gì đến cách thể hiện tình cảm và kí ức của tác giả?

Trả lời:

Tác giả Bảo Ninh đã sử dụng ngôi thứ nhất để kể truyện. Theo tôi, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cách thể hiện tình cảm và kí ức của tác giả. Ngôi thứ nhất giúp tác giả trải lòng mình một cách chân thành và xúc động, đồng thời tạo ra sự gần gũi và thấu hiểu với độc giả. Ngôi thứ nhất cũng cho thấy sự cá nhân hóa và sự chủ quan của tác giả trong việc nhìn nhận và diễn đạt những gì anh ta đã trải qua.

Câu 3: Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong trích đoạn phần đọc hiểu (trích Giang, Bảo Ninh)

Trả lời:

Gợi ý dàn ý:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Khái quát về chủ đề, nhân vật trong truyện ngắn. - Khái quát về chủ đề, nhân vật trong truyện ngắn.

2. Thân bài

Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm:

* Tóm tắt đoạn trích.

* Phân tích, đánh giá chủ đề:

- Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai nhân vật “Tôi” và Giang (trong thời điểm chiến tranh) - Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai nhân vật “Tôi” và Giang (trong thời điểm chiến tranh)

- Tình cảm quân dân, sự tin tưởng và yêu thương tuyệt đối của người dân dành cho chiến sĩ (thể hiện qua hành động của Giang) - Tình cảm quân dân, sự tin tưởng và yêu thương tuyệt đối của người dân dành cho chiến sĩ (thể hiện qua hành động của Giang)

- Những nỗi đau chiến tranh mang lại (sự chia ly, hi sinh, mất mát,…)  - Những nỗi đau chiến tranh mang lại (sự chia ly, hi sinh, mất mát,…)

=> Khẳng định giá trị của chủ đề.

* Phân tích, đánh giá nhân vật:

- Nhân vật “Tôi”:  - Nhân vật “Tôi”:

+ Thân phận, tuổi tác, tình huống gặp gỡ Giang và những rung động đầu tiên của “tôi”;  + Thân phận, tuổi tác, tình huống gặp gỡ Giang và những rung động đầu tiên của “tôi”;

+ Thái độ, hành động của “tôi” khi gặp lại bố Giang;  + Thái độ, hành động của “tôi” khi gặp lại bố Giang;

+ Những suy tư, chiêm nghiệm của “Tôi” trong hai đoạn văn cuối bài (thời gian có thể xóa nhòa đi mọi thứ nhưng không thể xóa đi kí ức của con người, những mất mát, đau khổ của chiến tranh vẫn sẽ luôn âm ỉ trong tâm trí những người lính). + Những suy tư, chiêm nghiệm của “Tôi” trong hai đoạn văn cuối bài (thời gian có thể xóa nhòa đi mọi thứ nhưng không thể xóa đi kí ức của con người, những mất mát, đau khổ của chiến tranh vẫn sẽ luôn âm ỉ trong tâm trí những người lính).

- Nhân vật Giang: thái độ, hành động của Giang khi gặp gỡ “tôi”, Giang qua lời kể của bố (nhắc mãi về “tôi”, muốn gửi cho một bức ảnh,…) - Nhân vật Giang: thái độ, hành động của Giang khi gặp gỡ “tôi”, Giang qua lời kể của bố (nhắc mãi về “tôi”, muốn gửi cho một bức ảnh,…)

- Nhân vật bố Giang (tham mưu trưởng sư): phân tích thân phận, tính cách, cách đối xử với nhân vật “tôi”, sự hi sinh,… - Nhân vật bố Giang (tham mưu trưởng sư): phân tích thân phận, tính cách, cách đối xử với nhân vật “tôi”, sự hi sinh,…

* Đánh giá về nghệ thuật:

- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc. - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.

- Lựa chọn điểm nhìn trần thuật: nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian => câu chuyện được tái hiện trọn vẹn, chân thực.  - Lựa chọn điểm nhìn trần thuật: nhân vật “tôi”, theo trình tự thời gian => câu chuyện được tái hiện trọn vẹn, chân thực.

- Xây dựng các cuộc đối thoại đặc sắc thể hiện được tính cách, nội tâm nhân vật. - Xây dựng các cuộc đối thoại đặc sắc thể hiện được tính cách, nội tâm nhân vật.

3. Kết bài

Đánh giá chung về chủ đề, nhân vật và nếu cảm nghĩ của bản thân.

Câu 4: Trong buổi học cuối cùng này tâm trạng của chú bé Phrăng có thay đổi không? Hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó?

Trả lời:

+ Ngạc nhiên:  + Ngạc nhiên:

+ Choáng váng, sững sờ + Choáng váng, sững sờ

+ Tự giận mình , đau lòng  + Tự giận mình , đau lòng

+ Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên. + Lúng túng, lòng rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên.

+ Nuối tiếc, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay. + Nuối tiếc, ân hận về sự lười nhác học tập, ham chơi của mình lâu nay.

Câu 5: Phân tích một số chi tiết cụ thể (suy nghĩ, cách nhìn nhận về thầy Ha-men và thái độ đối với việc học tiếng Pháp) để làm rõ diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong "Buổi học cuối cùng".

Trả lời:

- Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng. - Thấy thầy Ha-men ăn mặc trang trọng, nói năng dịu dàng.

- Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. - Nhận thấy lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng.

- Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành. - Tiếc nuối vì đã không chăm chỉ học hành.

- Thương, tội nghiệp thầy. - Thương, tội nghiệp thầy.

Câu 6: Văn bản Buổi học cuối cùng có nhiều chi tiết miêu tả đặc sắc: thầy Ha-men "người tái nhợt", "nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và "đầu dựa vào tường", "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu",... Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng gì của thầy Ha-men?

Trả lời:

Các chi tiết này đã giúp tác giả khắc họa được tâm trạng đau buồn, xúc động, thất thần của thầy Ha-men khi buổi học cuối cùng tiếng của "Tổ quốc đang ra đi" đã kết thúc, đã đến lúc thầy phải rời vùng An-dát đã gắn bó từ lâu.

Câu 7: Trong truyện Buổi học cuối cùng, em thích nhất là chi tiết gì? Vì sao

Trả lời:

Trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê, để lại trong tôi ấn tượng nhiều hơn cả chính là chi tiết cả lớp học im lặng tập viết, chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Lớp học phải tập trung lắm mới có thể im lặng. Cũng phải vì tập trung lắm, im lặng lắm nên những tiếng sột soạt trên giấy vốn nhỏ, lại được nghe thấy rõ mồn một và được miêu tả. Chi tiết cho thấy cái nhìn tinh tế của nhà văn về cuộc sống. Đồng thời cũng cho thấy sự nghiêm trang của một lớp học vùng An-dát trong buổi học Pháp văn - tiếng mẹ đẻ của họ lần cuối cùng. Sự nghiêm trang ấy thể hiện lòng biết ơn, tôn trọng với người thầy đã gắn bó với họ suốt 40 năm, đồng thời cũng thể hiện tình yêu, lòng tôn kính với quê hương, Tổ quốc.

Câu 8: Phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng

Trả lời:

An-phông-xơ Đô-đê là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của Pháp, những sáng tác của ông thấm đượm chất đồng dao, dân ca nhẹ nhàng và trong sáng, diễn tả cảm động những nỗi đau và tình yêu thương, đặc biệt là tình yêu quê hương, đất nước. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật đó là tập truyện “Chuyện kể ngày thứ hai” với trích đoạn “Buổi học cuối cùng” kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát.

“Buổi học cuối cùng” là truyện ngắn với chủ đề về tinh thần yêu nước, cụ thể là tình yêu ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc. Tác phẩm ra đời vào thời điểm đã kết thúc chiến tranh Pháp - Phổ, nước Pháp thua trận, hai vùng đất An-dát và Lo-ren bị nhập vào nước Phổ. Các trường học ở khu vực này buộc phải chuyển sang học tiếng Đức. Câu chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu bé Phrăng. Vào buổi sáng hôm ấy, cậu đến lớp hơi muộn và rất ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu bé choáng váng khi nghe thông tin từ thầy Ha-men, thầy nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Phrăng thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay cả trong buổi sáng hôm ấy cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Buổi học diễn ra trong không khí trang nghiêm, thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, giảng bài say sưa đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói lên lời, cố viết thật to lên bảng: “Nước Pháp muôn năm”.

Khung cảnh trước khi bắt đầu buổi học của Phrăng là một không gian tươi sáng, đẹp đẽ: trời ấm áp, sáp hót ven rừng. Đó là quang cảnh thích hợp để dạo chơi, tất cả như mời gọi cậu bé. Người dân tập trung trước bảng cáo thị ở trụ sở xa - nơi những tin tức chẳng lành. Không khí lớp học hôm đó bỗng khác thường, không ồn ào tiếng đọc bài hay tiếng gõ thước của thầy giáo mà thật lặng im, thầy Ha-men thật dịu dàng. Thầy thông báo với cả lớp, đó là buổi học Pháp văn cuối cùng, niềm mong mỏi lớn nhất của thầy là: “Thầy mong các con hết sức chú ý”. Trong buổi học hết sức trang trọng và thiêng liêng đó, thầy đã nói về tiếng Pháp, kiên nhẫn giảng giải, thầy nói: “khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Câu nói nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do. Đó chính là giá trị tinh thần, của cải vô giá của mỗi dân tộc. Lòng yêu nước và sự trân trọng tiếng Pháp ở thầy Ha-men đã làm khơi dậy tình yêu nước của mọi người trong hoàn cảnh quê hương bị chiếm đóng, ngay cả cậu bé Phrăng. Trong buổi học ấy, cậu đã tự giận mình, đau lòng, rầu rĩ không dám ngẩng đầu lên, trong tâm trí cậu là sự nuối tiếc, ân hận vô cùng về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Cuối cùng cậu cũng hiểu được ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.

Thông qua truyện ngắn, độc giả cảm nhận được thông điệp sâu sắc về tiếng nói dân tộc, đó là giá trị văn hóa cao quý, yêu tiếng nói cũng là yêu đất nước, dân tộc mình. Tình yêu với ngôn ngữ dân tộc cũng là một biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Tự do của một dân tộc gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc mình. Truyện ngắn cũng cho thấy tác giả là một người yêu nước, yêu độc lập tự do và am hiểu sắc về tiếng mẹ đẻ.

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, theo lời kể của cậu bé Phrăng làm tăng tính chân thực của câu chuyện vì người kể là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến. Đồng thời, lựa chọn ngôi kể này cũng giúp tâm trạng của Phrăng được bộc lộ, thể hiện chân thành, sâu sắc. Tình huống truyện được xây dựng đặc sắc, cảm động, tạo sự đồng cảm trong lòng người đọc. Tác phẩm cũng thể hiện được nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của nhà văn thông qua ngôn ngữ, hành động, ngoại hình,…

“Buổi học cuối cùng” là tác phẩm viết về câu chuyện ở một vùng đất, nhưng có ý nghĩa với tất cả các dân tộc, đất nước. Đó là bài học thấm thía về tình yêu nước, lòng tự tôn dân tộc mà một trong số những biểu hiện cụ thể là giữ gìn tiếng nói dân tộc. Sự thức tỉnh dù muộn màng của Phrăng là minh chứng cho sự thấu hiểu tầm quan trọng của ngôn ngữ dân tộc, cũng là niềm tin vào một tương lai đất nước thống nhất, tự do, hòa bình.

Câu 9: Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu: “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,..

Trả lời:

Câu “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,... có hai chuỗi liệt kê.

- Chuỗi thứ nhất: “hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu” cho thấy trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống - Chuỗi thứ nhất: “hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu” cho thấy trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống

- Chuỗi thứ hai: “các cháu, các con, các em,.. nói đến các thành viên trong gia đình. - Chuỗi thứ hai: “các cháu, các con, các em,.. nói đến các thành viên trong gia đình.

=> Tác dụng: Biện pháp tu từ liệt kê nhấn mạnh tầm quan trọng của vợ và con trong tâm thức của ông Bằng, vợ và con ông vẫn như đang hiển hiện và hết lòng độ trì cho những người thân còn sống.

Câu 10: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp chêm xen được sử dụng trong các câu sau:

a) Nguyễn Trãi là tác giả của “Dư địa chí”, một cuốn sách có giá trị về địa lí, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ. (Phạm Văn Đồng)

b) Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt - cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. (Nguyễn Minh Châu)

c) Đã nhìn thấy cây đàn ấy thì phải đánh - đánh cái cuộc đời mình vào đấy - để rồi xem nó ra được thành tiếng gì. (Nguyễn Tuân)

d) Tôi để Vinh, một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn, ở lại đài quan sát rồi cùng các chiến sĩ bước theo ma xơ. (Vũ Cao Phan)

Trả lời:

Câu a:

Thành phần chêm xen là "một cuốn sách có giá trị về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ".

Tác dụng: thành phần "một cuốn sách có giá trị về địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị của nước ta thời bấy giờ" bổ sung ý nghĩa cho cụm “Dư địa chí”. Nhờ đó, người đọc có thể hiểu thêm về giá trị của cuốn sách trên nhiều phương diện đời sống của cuốn sách.

Câu b:

Thành phần chêm xen là "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt".

Tác dụng: thành phần "cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt" phụ chú ý nghĩa cho từ ngữ miêu tả về loài hoa bằng lăng.

Câu c:

Thành phần chêm xen là "đánh cái cuộc đời mình vào đấy".

Tác dụng: phụ chú ý nghĩa cho động từ "đánh" để thể hiện giá trị của tiếng đàn - không chỉ là âm thanh mà còn là nỗi niềm của người thể hiện.

Câu d:

Thành phần chêm xen là "một tiểu đội trưởng trinh sát già dặn".

Tác dụng: nhấn mạnh hình tượng của nhân vật Vinh, vừa là người giữ chức vụ đội trưởng, vừa có kinh nghiệm đầy mình.

Câu 11: Phân tích bộ phận in đậm trong các câu sau đây về các mặt:

Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu

Dấu câu tách biệt bộ phận đó

Tác dụng của bộ phận đó đối với việc bổ sung thông tin, biểu hiện tình cảm, cảm xúc

  • a. Thị Nở xích lại. Đặt bàn tay lên ngực hắn (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong), thị hỏi hắn:
  • b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói hét và ốm đau.
  • c. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)                                   
    • a.  (thị suy nghĩ đến bây giờ mới xong)
    • b. cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau
    • c. có ai ngờ và thương thương quá đi thôi là phần chêm xen, nằm ở cuối câu, được tách bằng dấu ngoặc đơn.
  • a. Trước hết, người Hà Nội, kết quả của tinh hoa bốn phương tụ hội, đua trí, đua tài học hỏi người ngoài và nâng cao nên trở thành những người Việt Nam lao động giỏi, làm thợ giỏi, làm thầy cũng giỏi. (Trần Quốc Vượng)
  • b. Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau. Bóng dì và ông in trên mặt sóng lẫn trong bóng chiều cháy đỏ. (Sương Nguyệt Minh)
  • c. Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó - những ai đó - trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai? (Vũ Cao Phan)
    • a. đua trí, đua tài học hỏi người ngoài. Tác dụng: bổ sung ý nghĩa cho câu.
    • b. đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Tác dụng: bổ sung thông tin cho câu.
    • c. những ai đó. Tác dụng: tăng sắc thái biểu cảm cho câu.
  • a. Cô gái như chùm hoa lặng lẽ
  • b. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và đau ốm. (Nam Cao)
    • a. Tác dụng: bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cô gái đến với chàng trai với thái độ trách móc chàng trai vô tâm một cách kín đáo.
    • b. Tác dụng: bổ sung ý nghĩa cho câu giúp cho nỗi lo sợ của nhân vật Chí Phèo được bộc lộ rõ nét hơn.

Câu 17: Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”.

Trả lời:

Giá trị biểu cảm của từ láy “xun xoe” trong câu thơ “Từng đàn con trẻ chạy xun xoe”:

-Thể hiện tâm trạng nô nức, háo hức… -Thể hiện tâm trạng nô nức, háo hức…

-Niềm vui sướng của con trẻ khi xuân về -Niềm vui sướng của con trẻ khi xuân về

Câu 18:

“…Thong thả, dân gian nghỉ việc đồng,

Lúa thì con gái mượt như nhung

Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,

Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Trên đường cát mịn, một đôi cô,

Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.

Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,

Lần lần tràng hạt niệm nam vô.”

                   (Trích Xuân về - Nguyễn Bính)

   Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên.

Trả lời:

Dàn bài gợi ý

a, Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Bính, tác phẩm Xuân về và đoạn thơ

b, Thân bài

Cảm nhận về đoạn thơ

- Vẻ đẹp đồng quê xuân về: - Vẻ đẹp đồng quê xuân về:

Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày, ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân; Cánh đồng làng bát ngát vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi; Mùi thơm nồng nàn, quấn quít …

→ Cảnh đồng xuân, vườn xuân thật trữ tình nên thơ, tràn đầy sức sống dưới con mắt yêu yêu đời của nhà thơ.

- Cảnh đi trẩy hội mùa xuân: - Cảnh đi trẩy hội mùa xuân:

“Một đôi cô” duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc đi trẩy hội chùa; Các cụ già, bà già “tóc bạc” lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô…

→ Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã hồn hậu đáng yêu.

Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật. Có thể theo hướng:

- Nghệ thuật: Hình ảnh thơ tươi sáng, gần gũi; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gợi cảm… - Nghệ thuật: Hình ảnh thơ tươi sáng, gần gũi; ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, gợi cảm…

- Đoạn thơ là bức tranh đồng quê vào xuân bình dị, tươi sáng, tràn đầy sức sống, cảnh hội xuân tưng bừng, đậm đà truyền thống văn hóa dân tộc; Qua đó, ta thấy tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, con người của tác giả, ông luôn yêu và muốn níu giữ bản sắc v - Đoạn thơ là bức tranh đồng quê vào xuân bình dị, tươi sáng, tràn đầy sức sống, cảnh hội xuân tưng bừng, đậm đà truyền thống văn hóa dân tộc; Qua đó, ta thấy tấm lòng tha thiết với thiên nhiên, con người của tác giả, ông luôn yêu và muốn níu giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

c, Kết bài

- Khẳng định lại vấn đề - Khẳng định lại vấn đề

Câu 19: Anh/chị hãy nhận xét về tâm hồn, tình cảm của thi sĩ trong bài thơ.

Trả lời:

Bài thơ đã cho thấy sự quan sát tỉ mỉ, cẩn thận của tác giả với từng cảnh vật, con người và sự thay đổi nó khi xuân về. Chính tỏ tác giả phải là người yêu mùa xuân, yêu thiên nhiên và con người thì mới có thể miêu tả hay và rõ nét như thế.

Câu 20: Phân tích tác phẩm Giang

Trả lời:

Cuộc sống hòa bình, yên ổn dường như đã quá quen thuộc với con người thời nay. Nhưng để có được bầu trời xanh tự do ngày hôm nay là sự đánh đổi, hi sinh của biết bao thế hệ đi trước. Họ đã bỏ lại sau lưng nhiều ước vọng, hoài bão để vác súng ra trận, đổi "mùa xuân" tuổi trẻ của bản thân lấy "mùa xuân" vĩnh cửu cho dân tộc. Với truyện ngắn "Giang" của Bảo Ninh, ta sẽ được tìm hiểu sâu hơn về đất nước và con người trong thời chiến.

Tác phẩm đã đề cập đến chủ đề hết sức quen thuộc: chiến tranh. Bằng ngòi bút tài hoa của mình, nhà văn Bảo Ninh đã tái hiện cuộc sống của con người nhỏ bé trong giai đoạn đấu tranh bảo vệ độc lập - tự do cho dân tộc. Không chỉ mang đến những kỉ niệm đẹp giữa nhân dân với chiến sĩ, "Giang" còn gợi lại vô vàn nỗi đau, mất mát mà chiến tranh đem lại.

Tác phẩm đưa đến cho ta bức tranh về tình quân - dân gắn kết, bền chặt. Nó được thể hiện qua cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhân vật "tôi" với cô gái Nhật Giang. Sự tinh tế, chu đáo của cô gái trẻ đã làm anh lính sững sờ, đồng thời không kém phần cảm động, vui sướng. Từ đó, mối quan hệ của hai con người trẻ tuổi càng thêm kết nối, thân quen. Thái độ của bố Giang - vị trung tá cao lớn - ban đầu khá nghiêm nghị, khiến nhân vật "tôi" hốt hoảng, lo lắng. Nhưng sau khi được con gái giới thiệu, ông trở nên rất thân thiện. Ông còn cho phép Giang lấy chiếc xe đạp của mình để đưa chàng lính trẻ về đơn vị cho kịp giờ. Trong lần gặp lại trên chiến trường, ông rất vui vẻ, hồ hởi. Ông kể cho anh lính về con gái mình, hẹn anh "bữa sau" gặp sẽ đưa anh tấm ảnh mà con bé gửi.

Bên cạnh đó, tuy không đi sâu vào miêu tả những trận chiến ác liệt nhưng qua câu chuyện, độc giả vẫn thấy được những đau thương, mất mát mà thời kì bom đạn khói lửa ấy mang lại cho con người. Đó là sự chia xa của gia đình Giang khi "mẹ mất năm ngoái, anh trai thì mới vừa đi Bê tháng trước". Bố cô phải mượn một túp nhà đơn sơ để đón con gái lên ăn Tết cùng. Đến cuối, cả vị tham mưu trưởng đáng kính ấy cũng phải rời bỏ Giang. Ông đã hi sinh trên chiến trận, để lại đứa con gái chờ đợi ở nhà, đồng thời để lại khoảng trống lớn trong lòng và cái hẹn "bữa sau" chẳng bao giờ thực hiện được với anh lính trẻ. Chiến tranh đã chia cắt mọi người. Không chỉ không thể gặp lại vị tham mưu trưởng đáng kính, nhân vật "tôi" còn mất đi cơ hội gặp lại cô bé Nhật Giang ngày nào. Nó đã trở thành sự mất mát, thành nỗi buồn "thoảng nhanh nhưng không tắt lịm" trong lòng người lính. Và đó cũng chính là hoàn cảnh chung, là thực tế phũ phàng mà những con người thời chiến buộc phải chấp nhận.

Để thể hiện được những nội dung hết sức sâu sắc ấy, không thể không nhắc đến thành công nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất, đặt điểm nhìn vào chàng lính trẻ cùng những tình huống truyện độc đáo đã mang đến sức thuyết phục cho câu chuyện. Ta như được tận mắt chứng kiến từng diễn biến, sự kiện, cùng vui cùng buồn với các nhân vật, từ đó biết ơn sự hi sinh cao cả của các thế hệ trước. Họ chính là những người anh hùng vô danh, đánh đổi hạnh phúc bản thân để đem đến cuộc sống hòa bình như bây giờ cho dân tộc. Không chỉ vậy, các nhân vật trong tác phẩm cũng được xây dựng một cách vô cùng gần gũi, chân thực. Mỗi người lại có cho mình những nét tính cách riêng độc đáo, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Ta thấy anh lính mười bảy tuổi với sự phơi phới của tuổi trẻ; vị trung tá quân đội vừa cao lớn, nghiêm nghị, vừa thân thiện, dễ gần; cô gái tinh tế, nhiệt tình, ân cần với cái tên thật đẹp: Phạm Nhật Giang. Tất cả đều góp phần tạo nên một thế giới thu nhỏ trên trang giấy, tái hiện lại cuộc sống đầy màu sắc của con người trong thời chiến.

Bằng sự tài hoa của mình, nhà văn Bảo Ninh đã đem đến một tác phẩm hết sức chỉn chu cả về nội dung và nghệ thuật. "Giang" đã tái hiện hết sức chân thực cuộc sống của con người thời chiến với tình quân - dân thắm thiết, sâu nặng. Những nỗi đau mà chiến tranh mang lại được kể một cách nhẹ nhàng, càng khắc sâu hơn kí ức mất mát vào lòng độc giả. Từ đó, ta lại càng thêm biết ơn những thế hệ đi trước. Tình yêu nước cháy bỏng cùng lòng quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ đã thôi thúc họ cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Nhờ vậy mà ta mới có được cuộc sống hòa bình, yên ổn như bây giờ. Nghệ thuật kể chuyện tài tình cũng góp phần khiến trải nghiệm đọc của ta thêm chân thực và đầy cảm xúc. Nó đã giúp cho "Giang" nổi bật lên giữa vô vàn các tác phẩm khác cùng chủ đề.

Chiến tranh qua đi để lại cho con người bao mất mát, đau thương. Nhìn vào đó, ta lại càng phải thêm trân trọng nền hòa bình, độc lập bây giờ. Tuy vậy, dù đã ở thế kỉ XXI, tình hình chính trị thế giới hiện vẫn hết sức căng thẳng. Có thể lấy cuộc chiến giữa Nga và Ukraine làm ví dụ. Nó đã gây nên hàng loạt mất mát cả về người và của, ảnh hưởng lớn đến kinh tế và chính trị toàn cầu. Vậy nên, mỗi người cần hết sức nỗ lực bảo vệ xã hội. Hãy kêu gọi mọi người phản đối chiến tranh, giữ cho cộng đồng chung luôn tiến bộ, yên bình, tạo ra môi trường phát triển tốt nhất cho thế hệ tương lai.

Ý nghĩa: thành tích nhà trường đi xuống, GV không an tâm làm việc, phản ánh lên BGH nhưng không được cải thiện

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay