Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(12 câu)

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Thế nào là trạng ngữ của câu?

Trả lời:

Trang ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa về thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, phương tiện…

Câu 2: Nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?

Trả lời:

Đặc điểm của trạng ngữ:

  • Có thể đứng ở trước, sau nòng cốt câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ.
  • Thường được ngăn cách với chủ ngữ và vị ngữ bởi dấu phẩy.
  • Cấu tạo: Có thể là một từ, có thể là một cụm từ, trạng ngữ thường bắt đầu bằng một quan hệ từ: trên, dưới, trong, ngoài, bằng, với, qua, vì, do, bởi, tại…+ danh từ.

Câu 3: Mở rộng trạng ngữ của câu là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

Mở rộng trạng ngữ là cách thêm từ hoặc cụm từ, từ láy để bổ sung thông tin, làm rõ đặc điểm, thời gian,.. cho trạng ngữ chính.

− Ví dụ:

Sáng, lớp em trực tuần

⇒⇒ Mở rộng trạng ngữ: Một sáng tinh mơ, lớp em trực tuần.

→→ Thông tin được rõ ràng, chi tiết hơn về đặc điểm buổi sáng( tinh mơ).

Câu 4: Tác dụng của trạng ngữ là gì?

Trả lời:

Tác dụng của trạng ngữ:

+ Trạng ngữ giúp giải thích rõ thời gian, địa điểm cụ thể trong một tình huống giao tiếp, giúp người dùng hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện đó.

+ Giúp giải thích nguyên nhân và kết quả trong câu.

+ Là thành phần phụ nòng cốt trong câu, giúp người viết, người đọc có thể truyền đạt đầy đủ nội dung.

Câu 5: Từ láy là gì? Có mấy loại từ láy?

Trả lời:

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

- Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

+ Từ láy toàn bộ: Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần

+ Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần.

  1. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Hãy viết một câu. Mở rộng trạng ngữ của câu thành cụm từ và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ của câu

Trả lời:

Đặt câu: Sáng, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.
=> Mở rộng trạng ngữ thành cụm từ: Sáng hôm nay trời trong và xanh, bà ngoại đưa em đi chợ huyện.
- Tác dụng: bổ sung, nhấn mạnh và làm rõ thời gian cho cụm chủ vị trong câu đồng thời làm rõ đặc điểm của sự việc được nhắc đến

Câu 2: Điền cụm từ làm trạng ngữ cho câu sau:

  1. …………, hoa phượng nở rộng như những bông lửa đỏ thật thích mắt.
  2. Tôi đã tìm thấy cuốn nhật kí của mình…………………………………
  3. ……………….., gió lạnh se se, đường phố lại vàng rực màu lá cây.
  4. Tôi thường đi đến trường cùng với bố…………………………………

Trả lời:

  1. Cứ vào độ tháng sáu
  2. giữa đống sách vở hốn độn trên bàn.
  3. Cứ mỗi mùa thu đến
  4. bằng chiếc xe máy dream Thái cũ kĩ.

Câu 3: Mở rộng thành phần trạng ngữ cho câu sau và nêu tác dụng của việc dùng cụm từ mở rộng làm thành phần trạng ngữ

  1. Mùa xuân, cây cối lại đâm chồi nảy lộc
  2. Trên gương mặt mẹ, tôi thấy rõ những nhọc nhằn, vất vả.
  3. Trên sông, thuyền buồm đi lại nhộn nhịp.

Trả lời:

  1. Cứ đến mùa xuân -> bổ sung ý nghĩa về sự lặp lại của thời gian.
  2. Trên khuôn mặt chằng chịt nếp nhăn và tàn nhan của mẹ -> bổ sung thêm thông tin về khuôn mặt già nùa và vất vả của mẹ.
  3. Trên khắp mặt sông -> bổ sung thông tin độ rộng của không gian.

Câu 4: Xác định thành phần trạng ngữ trong các câu sau:

  1. Hôm nào, lớp con đi lao động?

  - Chiều mai, lớp con đi lao động, mẹ ạ.

  1. Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả.

Trả lời:

  1. Trạng ngữ: Chiều mai -> trạng ngữ chỉ thơi gian, thành phần này không thể vắng mặt.
  2. Trạng ngữ: Ven rừng -> trạng ngữ chỉ nơi chốn, vị trí của những cây lim, cây vải dược nói đến, cho nên nó cũng không thể vắng mặt.
  1. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Tìm trạng ngữ, gạch chân và cho biết đặc điểm của mỗi trạng ngữ:

  1. Hàng năm vào mùa nước cạn, giữa sông làng nổi lên một dải cát
  2. Thằng Mên hỏi sau một phút lặng im
  3. Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
  4. Chỉ ở khúc sông làng chúng, những con chim chìa vôi mới làm tổ như thế.

Trả lời:

  1. Hàng năm vào mùa nước cạn -> đứng trước chủ ngữ, bổ sung ý nghĩa về thời gian
  2. sau một phút im lặng -> đứng sau vị ngữ, bổ sung ý nghĩa về thời gian.
  3. trong các bụi cây -> đứng ở sau vị ngữ, bổ sung ý nghĩa về địa điểm.
  4. chỉ ở khúc sông làng chúng -> đứng trước chủ ngữ, bổ sung ý nghĩa về địa điểm.

Câu 2: Hãy viết 2 câu mở rộng trạng ngữ và phân tích các thông tin mà trạng ngữ mang lại.

Trả lời:

Câu 1. Liên tục từ đêm qua đến giờ, mưa vẫn ào ào trút nước.

=> Thành phần trạng ngữ mở rộng là “Liên tục từ đêm qua đến giờ” => mưa nhiều mưa liên tục và kéo dài.

Câu 2. Cả ngày hôm qua, con bé Lan nhớ mẹ không ngừng khóc.

Thành phần trạng ngữ mở rộng là “Cả ngày hôm qua” => Con bé nhớ mẹ rất nhiều.

  1. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 12: Viết một đoạn văn 5-7 câu về tình cảm của bố đối với em trong đó có ít nhất 1 câu có mở rộng thành phần chủ ngữ hoặc trạng ngữ và 1 từ láy.

Trả lời:

Trong gia đình của mình người dạy em nhiều bài học cũng như mang đến cho em nhiều điều kì thú nhất là bố của em. Bố không phải là siêu nhân nhân lại là người có thể giải quyết tất cả mọi việc, bố cũng chẳng phải là máy tính nhưng lại chứa một lượng dữ liệu vô cùng khổng lồ. Những câu chuyện bố kể đều mang đến cho em rất nhiều bài học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay