Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 2: Văn bản đọc Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản đọc Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA

(17 câu)

1.     NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Đinh Trọng Lạc

Trả lời:

- Đinh Trọng Lạc, quê ở Hà Nội.

- Nhà phê bình ngôn ngữ nổi tiếng.

Câu 2: Văn bản thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Nghị luận văn học

Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Trả lời:

Nghị luận

Câu 4: Tóm tắt nội dung văn bản.

Trả lời:

Văn bản phân tích đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Câu 5: Văn bản chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu ... "kỉ niệm của tuổi thơ.": Giá trị của các biện pháp tu từ.

- Phần 2: Tiếp ... "vô bờ bến của bà.": Cách ngắt nhịp trong bài thơ.

- Phần 3: Còn lại: Hình ảnh đặc sắc.

2.     THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là gì?

Trả lời:

 Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là nói về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.

Câu 2: Nhan đề của văn bản liên quan đến nội dung chính như thế nào?

Trả lời:

Nhan đề của văn bản liên quan đã thể hiện rõ nội dung chính của văn bản “Tiếng gà trưa”

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên

Trả lời:

- Anh bộ đội trên đường hành quân, khi dừng chân bên xóm nhỏ, nghe tiếng gà nhảy ổ.

+ “Cục…cục tác cục ta với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát tiếng gà

+ Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác nghe thay cho thín giác thấy và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại

→ Tiếng gà làm ta quay lại với những kí ức tuổi thơ.

Câu 4: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ.

Trả lời:

- Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ này, là từ để chỉ và lưu ý người nghe tưởng tượng

- Đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lỗng lẫy

- Biện pháp tu từ so sánh “Lông óng như màu ánh nắng” à làm cho bức tranh gà mái trở nên đẹp đẽ.

→ Đưa anh chiến sĩ trở về với kỉ niệm người bà tẩn tảo, suốt đời lo toan cho cháu để được vui sướng

Câu 5: Phân tích nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thứ 4

Trả lời:

- Tất cả sáu dòng thơ của khổ thơ dưới đây chỉ làm thành một câu đơn phát triển với những thành phần chính và phụ được tách biệt ra thành từng dòng riêng “Cứ hằng năm, hằng năm…Cháu được, quần áo mới”

→ Nhịp điệu thơ chậm rãi, độc thoại, bên trong đầy chất suy tưởng

Câu 6: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng

Trả lời:

- Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất nó chứa đựng tình cảm thiêng liêng, cao quý của tác giả

- Phép lặp “vì” à thể hiện ý chí mạnh mẽ chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân trong đó có cả bà với bao kỉ niệm tuổi thơ

3.     VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản nghị luận Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa" là nói về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa.

- Ca ngợi sự cảm nhận tinh tế, tỉ mỉ, sâu sắc của nhà văn Đinh Trọng Lạc.

Câu 2: Nêu giá trị nghệ thuật của văn bản

Trả lời:

Nghệ thuật phân tích, đánh giá, bình luận cụ thể để thấy được tình cảm thiêng liêng, da diết giữa hai bà cháu.

Câu 3: Phân tích tác phẩm Vẻ đẹp của bài thơ "Tiếng gà trưa"

Trả lời:

Đinh Trọng Lạc là nhà ngôn ngữ học, nhà phê bình văn học nổi tiếng của văn học Việt Nam. Trước khi qua đời, ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu như Phong cách học tiếng Việt (1997), Phong cách học với sự phát triển lời nói của học sinh (1993). ),…

Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Đinh Trọng Lạc trích trong "Theo Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4,5 - NXB Giáo dục, 2002". Vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa qua cái nhìn chân thật của tác giả thấy được những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu, tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm, tình quê hương đất nước. Bài thơ làm theo thể loại năm tiếng, có cách diễn đạt tình cảm tự nhiên và nhiều hỉnh ảnh bình di, chân thực. Tác phẩm chia  4 đoạn:  đoạn 1: Từ đầu đến “kỉ niệm của tuổi thơ”: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên, đoạn 2: Tiếp theo đến “để cho cháu được vui sướng”: Phân tích khổ thơ thứ hai trong bài thơ đoạn 3: Tiếp theo đến “vô bờ bến của bà”: Nét đặc biệt trong sau câu thơ đầu khổ thơ thứ 4, đoạn 4: Còn lại: Phân tích vẻ đẹp trong khổ thơ cuối cùng. Văn bản thuộc thể loại nghị luận. 

Mở đầu tác phẩm, tác giả sử dụng những hình ảnh quen thuộc như một xóm nhỏ, ổ gà và liên hệ đến hình ảnh con gà trong sáng tác của Trần Đăng Khoa. Kết thúc tác phẩm, là những tình cảm, cảm xúc của tác giả đối với hình tượng trong Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.

Về nội dung, văn bản giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa, nhận biết và phân tích được các biện pháp tu từ trong bài để làm rõ giá trị, sự tinh tế của một tác phẩm văn học. Về nghệ thuật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi; cách triển khai ý kiến, lí lẽ, bằng chứng rõ ràng, mạch lạc; lối viết hấp dẫn, thuyết phục. 

4.     VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Khổ thơ cuối cùng hay nhất, cảm động nhất,...là người bà yêu quý với bao kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ [...]" (SGK, tr.89)

Câu 1: Vì sao người viết cho rằng "Khổ thơ cuối cùng hay nất, cảm động nhất" trong bài thờ "Tiếng gà trưa"?

Trả lời:

Người viết cho rằng "Khổ thơ cuối cùng hay nất, cảm động nhất" trong bài thờ "Tiếng gà trưa" vì nó chứa đựng những tìn cảm thiêng liêng, cao quý, sâu sắc và chân thành. Đó là tình cảm gia đình, là tình yêu tổ quốc của người lính.

Câu 2: Em cảm nhận được thái độ, tình cảm nào của người viết đối với khổ thơ nói riêng bà bài thơ "Tiếng gà trưa" nói chung?

Trả lời:

Em cảm nhận được thái độ trân trọng, yêu thích của người viết đối với khổ thơ nói riêng bà bài thơ "Tiếng gà trưa".

Câu 3: Việc người viết trích dẫn khổ thơ cuối của bài thơ có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc người viết trích dẫn khổ thơ cuối của bài thơ có tác dụng giúp người đọc dễ theo dõi nội dung.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay