Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(15 câu)

1.     NHẬN BIẾT (6 câu)

Câu 1: Biện pháp tu từ là gì? Nêu một  vài biện pháp tu từ em biết.

Trả lời:

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tương với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

- Một số biện pjasp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,...

Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Trả lời:

So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.

Câu 3: Em hãy đặt hai câu có sử dụng biện pháp so sánh.

Trả lời:

  • Tiếng chim hót líu lo như tiếng sáo du dương.
  • Sông ngòi vùng Cà Mau chằng chịt hệt như mạng nhện.

Câu 4: Câu hỏi tu từ là gì?

Trả lời:

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi, nhằm nhấn mạnh nội dung người dùng muốn gửi gắm.

Câu hỏi tu từ được đặt ra nhằm tập trung sự chú ý của người nghe, người đọc vào một mục đích cụ thể nào đó. Do đó, câu hỏi tu từ về hình thức là một câu hỏi nhưng thực chất đó là câu phủ định có cảm xúc hay câu khẳng định.

Loại câu này thường được dùng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm cho lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú. Trong cuộc sống hàng ngày, người ta bắt gặp câu hỏi tu từ được mọi người dùng trong giao tiếp với nhau.

 

Câu 5: Tác dụng của câu hỏi tu từ?

Trả lời:

Nhằm khẳng định, hoặc nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa nào đó mà người nói hoặc người viết muốn biểu đạt đến người khác. Thông tin được truyền đạt phải dễ hiểu, dễ tiếp thu đối với người đọc, người nghe. Thông tin luôn mang ý nghĩa tượng trưng cho một vấn đề nào đó

Câu 6: Đặc điểm câu hỏi tu từ?

Trả lời:

Câu hỏi tu từ có hình thức của một câu nghi vấn, có dấu hỏi chấm ở cuối câu.

Nó luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán nào đó, có thể là khẳng định hoặc là phủ định nội dung phán đoán của người đặt ra câu hỏi.

Được dùng với mục đích để khẳng định và nhấn mạnh ý mà người nói muốn biểu đạt. Hoặc được dùng theo cách ẩn dụ, nói lái đi để thể hiện ý chê trách một điều gì đó.

- Câu hỏi tu từ sẽ luôn ngầm ẩn một nội dung phán đoán phủ định hoặc khẳng định của người đặt câu hỏi.

- Người ta dùng câu hỏi tu từ nhằm mục đích khẳng định, nhấn mạnh ý mà mình muốn nói. Hoặc dùng câu hỏi tu từ theo cách ẩn dụ, nói lái đi để thể hiện ý kiến chê trách điều gì đó.

- Câu hỏi tu từ có chứa từ phủ định nhưng có nội dung khẳng định ngầm với mệnh đề tương ứng. Ngược lại, những câu không có từ phủ định nhưng nội dung lại ngầm thể hiện ý phủ định của mệnh đề tương ứng.

Câu hỏi tu từ bao gồm câu hỏi tu từ có giá trị phủ định và câu hỏi tu từ có giá trị phủ định.

2.      THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại

“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”

Trả lời:

Bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc trừu tượng đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn tâm tư của tác giả.  Phép so sánh đó như là một cách làm phóng đại hóa nỗi lòng, cảm xúc nóng rực như đống than, đống lửa.

Câu 2: Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”

Trả lời:

Phép so sánh ở câu trên để nói đến công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ là vô bờ bến. Mỗi em học sinh cần phải biết quý trọng, yêu thương và hiếu thảo với bố mẹ mình hơn nhé.

Câu 3: Đặt câu hỏi tu từ trong mỗi tình huống

  1. Bày tỏ cảm xúc khi được nhận một món quà từ người thân.
  2. Bày tỏ suy nghĩ về một nhân vật trong tác phẩm văn học đã học hoặc đã đọc

Trả lời:

  1. Món quà này là để tặng cho con sao?
  2. Có lẽ Thúy Kiều đã để lại cho người đọc nhiều sự đồng cảm, thương xót bởi sự tài hoa bạc mệnh của nàng?

Câu 4: Chuyển đổi các câu sang hình thức câu hỏi tu từ:

  1. – Tôi không làm sao đến sớm hơn được, ấy là tôi đã cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài đấy.
  2. – Hãy thong thả, chú mình.

Trả lời:

  1. Tôi không biết làm sao có thể đến sớm được đây, tôi có thể cho hai chục chú thợ bạn xúm lại chiếc áo của ngài?
  2. Chú mình có thể thong thả chút không?

3.     VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:

“Anh đội viên mơ màng.

Như nằm trong giấc mộng.

Bóng bác cao lồng lộng.

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

Trả lời:

- Hình ảnh so sánh thứ nhất là phép so sánh ngang bằng “anh đội viên” và “nằm trong giấc mộng”, gợi lên cảm giác mơ màng như đang ngủ của anh đội viên.

- Hình ảnh so sánh thứ hai là phép so sánh hơn kém “bóng bác cao lồng lộng” và “ngọn lửa hồng”, ý chỉ Bác như ngọn lửa tinh thần ấm áp, sưởi ấm cho đồng bào ta.

Câu 2: Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu thơ sau:

a.“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

  1. Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Trả lời:

  1. Tác dụng: giúp nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân khi làm nông
  2. Tác dụng: giúp nhấn mạnh công lao sinh thành, nuôi dạy, giáo dục và chăm lo của cha mẹ lớn lao như thế nào.

Câu 3: Tìm năm thành ngữ so sánh dùng biện pháp nói quá
Trả lời:

Kêu như trời đánh.

- Dữ như cọp.

Khỏe như voi.

Ăn như lợn.

Nhanh như chớp.

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng phép so sánh và nhân hóa.

Trả lời:
Bầu trời buổi sáng sớm thật là trong lành làm sao. Những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động.

Đoạn văn đã sử dụng biện pháp nhân hóa và so sánh ở:

- Nhân hóa: cô mây, các bé sương, chị gió, chú chim

- So sánh: Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương.

Câu 2: Viết một đoạn văn, hoặc làm một bài thơ có dùng biện pháp nói quá.
Trả lời:

          Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

          Voi uống nước, nước sông phải cạn

          Đánh một trận sạch không kinh ngạc

          Đánh hai trận, tan tác chim muông.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay