Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 3: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(12 câu)

1.     NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Từ ngữ địa phương là gì?

Trả lời:

Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

Câu 2: Nêu ví dụ về từ ngữ  địa phương.

Trả lời:

thầy, u, tía, má, thơm, heo, tru, bông, …


Câu 3:  Tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học là gì.

Trả lời:

– Tạo bối cảnh cụ thể: Việc sử dụng từ ngữ địa phương giúp tác giả thể hiện không gian, thời gian và bối cảnh của tác phẩm một cách cụ thể và rõ ràng.

– Hiểu rõ hơn về văn hóa và cuộc sống địa phương: Từ ngữ địa phương có khả năng miêu tả hiện thực cuộc sống con người một cách chân thực và chi tiết.

– Thể hiện đa dạng ngôn ngữ: Các từ ngữ địa phương thường phản ánh cách nói, ngôn ngữ và cách giao tiếp đặc trưng của từng vùng miền.

– Thể hiện tính cách của nhân vật: Từ ngữ địa phương cũng có thể được sử dụng để khắc họa tính cách và đặc điểm của nhân vật.

Câu 4: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô".

- Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô - từ "bẹ" là từ địa phương. 

- Từ "ngô" là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

Câu 5: Đặt 1 câu có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Con heo này mập ghê ! ( heo là từ ngữ địa phương của người miền Nam )

2.     THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

  1. a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
  2. b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
  3. c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
  4. d) Khi làm bài tập làm văn.
  5. e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
  6. g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

Trả lời:

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Câu 2: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

                                                                          (Hò ba lí của Quảng Nam)

Câu 3: Tìm các câu ca dao, tục ngữ có chứa từ ngữ địa phương miền bắc

Trả lời:

  1. Đường xứ Nghệ quanh quanh
    Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
  2. Ai đi trẩyhội chùa Hương
    Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
    Mớ rau sắng, quả mơ non
    Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

3.     VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Theo vùng miền, từ địa phương được chia làm mấy loại?

Trả lời:

+ Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa,…

+ Từ ngữ địa phương Trung Bộ: mi – mày, tau – tao, chủi – chổi, đọi – bát, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu / nào,…

+ Từ ngữ địa phương Nam Bộ: ba, má, bạc hà, chả lụa, chảnh, bắp, trễ, nói xạo, xỉn,…

Câu 2: Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm mấy phần?

Trả lời:

– Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm 2 loại:

+ Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ toàn dân: tô – bát, tê – kia, honda – xe máy, xỉn – say, trứng gà – hột gà, xà bông – xà phòng,…

+ Từ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: cậu (nghĩa toàn dân là em trai của mẹ, nghĩa địa phương là anh trai của mẹ), té (nghĩa toàn dân là hắt nước, nghĩa địa phương là ngã), râu (nghĩa toàn dân chỉ một bộ phận trên cơ thể, nghĩa địa phương là trâu), lái (nghĩa toàn dân chỉ hành động điều khiển các phương tiện vận tải đi đúng hướng, nghĩa địa phương là lưới – vật thường dùng để ngăn chặn hoặc đánh bắt cá),…

4.     VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về. Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xối xả, nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran, năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường. Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng, còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian, bắp đã chín vàng.

– Từ ngữ địa phương: Bắp

Câu 2: Liệt kê ít nhất 5 từ ngữ địa phương ở vùng miền em sống, sau đó tìm các tử ngữ đồng nghĩa ở các địa phương khác.

Trả lời:

STT

Từ ngữ địa phương ở vùng miền em sống

Từ ngữ đồng nghĩa ở địa phương khác

1

bát

chén

2

ra

3

Cái gì

chi

4

mẹ

U, bầu

5

Sao

răng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay