Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời Bài 2: Văn bản đọc Chất làm gỉ
Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản đọc Chất làm gỉ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN. CHẤT LÀM GỈ (16 câu)1. NHẬN BIẾT (6 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả.
Trả lời:
- Ray Bradbury Douglas (22 tháng 8 năm 1920 — 5 tháng 6 năm 2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng, và bí ẩn người Mỹ.
- Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như The Martian Chronicles (1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951), Ray Bradbury là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ 20 và 21 của nước Mỹ. Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình.
Câu 2: Tác phẩm viết theo thể loại gì?
Trả lời:
Truyện ngắn
Câu 3: Phương thức biểu đạt chính của tác phẩm là gì?
Trả lời:
Tự sự
Câu 4: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
Trả lời:
- Trích Truyện khoa học viễn tưởng chọn lọc, Thái Hà dịch
Câu 5: Tóm tắt tác phẩm bằng vài câu văn
Trả lời:
Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi.
Câu 6: Bố cục văn bản chia làm mấy phần?
Trả lời:
- Phần 1 (từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”): Cuộc nói chuyện của trung sĩ và viên đại tá
- Phần 2 (còn lại): Chất làm gỉ có thật
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nội dung chính của văn bản Chất làm gỉ?
Trả lời:
Văn bản "Chất làm gỉ" nói về mong muốn chấm dứt chiến tranh của viên trung sĩ bằng cách tạo ra một loại chất khiến tất cả các loại súng máy, xe tăng bị gỉ khi tiếp xúc. Qua đó, văn thể hiện ước mơ về một về một thế giới hòa bình, không chiến tranh, không có những cuộc chiến tranh, những cuộc chạy đua vũ khí...
Câu 2: Tìm những chi tiết về lý tưởng và khát vọng của anh trung sĩ
Trả lời:
Lí tưởng, khát vọng:
- Tôi muốn sống không có chiến tranh.
- Tôi muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, nhữngchiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa, và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường. Đó, mơ ước của tôi là như vậy đó.
Câu 3: Tìm chi tiết nói lên hành động và việc làm của nhân vật trung sĩ.
Trả lời:
- Anh trung sĩ đã nghiên cứu rất lâu về “chất làm gì
- Phát minh của anh ta rất có cơ sở và liên quan tới kiến thức khoa học “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. ...các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định.”
=> Anh trung sĩ là người có trí tuệ thông minh và có tấm lòng tốt bụng, cao cả. Đại diện cho những con người yêu hòa bình.
Câu 4: Em hãy ghi lại những kiến thức khoa học được thể hiện trong văn bản "Chất làm gỉ". Phân tích vai trò của các kiến thức khoa học có trong truyện khoa học viễn tưởng.
Trả lời:
Những kiến thức khoa học được thể hiện trong văn bản "Chất làm gỉ": “Phát minh này dựa trên cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá hủy sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lí và luyện kim… Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”
Vai trò của các kiến thức khoa học có trong truyện khoa học viễn tưởng: Tăng tính chân thật cho câu chuyện.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
"(...) Anh trung sĩ nhún vai, đưa mắt nhìn hai bàn tay mình: Tôi muốn sống không có chiến tranh ...Đó, ước mơ của tôi là như vậy đó."
Anh trung sĩ có ước mơ gì? Qua những ước mơ đó, em hiểu gì về nhân vật anh trung sĩ trong đoạn văn?
Trả lời:
Anh trung sĩ có ước mơ về một thế giới hòa bình không có chiến tranh. Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường.
Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm
Trả lời:
Văn bản Chất làm gỉ nói về ý tưởng vô hiệu hóa những vũ khí và các loại công cụ nhằm phục vụ cho chiến tranh của viên trung sĩ trẻ tuổi. Qua đó ca ngợi trí tuệ thông minh và tấm lòng tốt bụng cao cả của người trung sĩ, phê phán, lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Câu 3: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
Trả lời:
- Thành công trong việc xây dựng hình tượng anh lính thông minh, tốt bụng.
- Cốt truyện độc đáo hấp dẫn, thu hút người đọc
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Cho đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
- (...) Tôi nghiên cứu cái này đã lâu. Tôi đã mơ ước về nó từ nhiều năm nay. (...) Tôi chỉ muốn vô hiệu hóa các cỗ đại bác, các loại súng, đạn, xe tăng, máy bay chiến đấu, tàu chiến,... Nếu cần, tôi có thể bắt thiết bị của tôi tác động lên cả đồng, nhôm. Chỉ cần đi ngang qua bất kì loại vũ khí nào là tôi có thể bắt nó tan vụn ra thành bụi ngay.
Đại tá cúi gập người và ngó nhìn trung sĩ một lúc. Sau đó, ông rút trong túi ra chiếc bút máy làm bằng vỏ đạn và bắt đâu viết vào tờ phiếu: “Tôi muốn sau bữa trưa nay, anh đến gặp bác sĩ Mét-thiu đề ông ta khám cho anh. Tôi không muốn nói là anh bị ôm nặng, nhưng tôi cảm thấy anh cần có sự giúp đỡ của bác sĩ ."
- Đại tá hẳn nghĩ rằng tôi đánh lừa đại tá - Trung sĩ nói - Không, tôi nỏi thật đấy. (...) Những quốc gia khác không thể cứ dụng thiết bi này, vì tôi sẽ hủy điệt ngay bất cứ phương tiên kĩ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, tôi sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiên tranh [...]
- Anh hãy đưa cái phiếu này cho bác sĩ Mét-thiu. - Đại tá nói nhấn mạnh từng chữ.
Câu 1: Đoạn văn bản trên là cuộc đối thoại giữa ai với ai? Nội dung chính của cuộc hội thoại là gì?
Trả lời:
Đoạn văn bản trên là cuộc đối thoại giữa trung sĩ và đại tá
Nội dung chính của cuộc hội thoại là việc anh trung sĩ muốn chế tạo ra một chất làm gỉ.
Câu 2: Em hãy cho biết thái độ cảu các nhân vật trong cuộc hội thoại? Theo em, vì sao họ lại có thái độ như vậy?
Trả lời:
Thái độ cảu các nhân vật trong cuộc hội thoại:
- Viên trung sĩ: Chắc chắn, cương quyết.
- Đại tá: Hoài nghi và cho rằng anh trung sĩ cần đi gặp bác sĩ.
Theo em họ có thái độ như vậy là vì anh trung sĩ đang khát khao về một thế giới hòa bình không chiến tranh. Còn ông đại tá không tin rằng những điều anh trung sĩ nói có thể thành hiện thực.
Câu 3: Từ đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 6 - 8 câu trình bày suy nghĩ của em về những phẩm chất cần có của người làm công việc nghiên cứu khoa học.
Trả lời:
Qua đoạn trích trên, ta thấy rằng, một khoa học gia giữ vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thế giới. Khoa học có thể đưa người đến cuộc sống tốt hơn, nhưng có thể dẫn người ta đến những bất hạnh. Chính vì vậy, một khoa học gia không chỉ trau dồi tri thức mà còn phải rèn luyện đạo đức bản thân. Nếu trong suy nghĩ của những khoa học gia là hướng đến những điều tốt đẹp thì tạo ra những phát mình mang đến hạnh phúc cho nhân loại và ngược lại. Khoa học gia cần luôn đặt phẩm chất trong nghiên cứu khoa học lên hàng đầu.