Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10: Lắng nghe trái tim mình (Thơ) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 10

LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH (THƠ)

Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Paulo Coelho

Trả lời:

- Paulo Coelho sinh ngày 24-8-1947

- Quê quán: Brazil

- Cuộc đời:

+ Cũng như bao đứa trẻ cùng thời khác, ông học tiểu học, trung học rồi trung học phổ thông tại quê hương.

+  Với sự cố gắng và nỗ lực của mình, Paulo Coelho đã đỗ vào trường luật

+ Tuy nhiên đến năm 1970, ông quyết định bỏ học để đi du lịch qua mexico, Peru, Bolivia, Chile, một số nước ở châu  u và Bắc Phi.

+ Sau thời gian này, ông trở về Brazil và bắt đầu với công việc soạn lời nhạc cho nhạc Pop.

+ Đến năm 1974, do những hành động chống lại chế độ độc tài ở Brazil, ông đã bị bắt giam trong thời gian ngắn.

+ Hiện ông đang là một tiểu thuyết gia nổi tiếng

- Tác phẩm chính: Nhà giả kim, Ngoại tình, Phù thủy phố Portobello, …

Câu 2: Bố cục tác phẩm Lời trái tim chia làm mấy phần?

Trả lời:

Lời trái tim có bố cục gồm 2 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “với nhau một lời nào”: Hành trình vượt qua sa mạc của cậu bé Santiago và nhà giả kim

- Phần 2: Cuộc trò chuyện giữa Santiago và nhà giả kim về trái tim

Câu 3: Khi vượt qua sa mạc, cậu bé nhận ra điều gì?

Trả lời:

+ Quả tim cậu không phải lúc nào cũng ngoan nhưng nó không bao giờ câm nín.

+ Trước kia, trái tim Santiago chỉ “muốn được đi”, giờ nó “chỉ muốn mau đến đích”

+ Có lúc trái tim “kể hàng giờ về nỗi nhớ”

+ Có lúc trái tim lại “xúc động” trước cảnh mặt trời mọc trên sa mạc

+ Trái tim cậu “đập nhanh” khi nghĩ về kho báu

+ Nó không bao giờ “câm nín”

Câu 4: Em hiểu "lời của trái tim" ở đây thực chất là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến hành động của mỗi người?

Trả lời:

Em hiểu "lời của trái tim" ở đây thực chất là những cảm xúc, những điều mình muốn và không muốn làm. Nó ảnh hưởng rất nhiều tới những cung bậc cảm xúc của chúng ta. Khi lắng nghe trái tim mình, chúng ta sẽ thấy nó có những cung bậc cảm xúc đa dạng: buồn, vui, hân hoan, thương nhớ nhưng không bao giờ trái tim “câm nín” cả. Chúng ta nên lắng nghe trái tim mình, luôn luôn sống có ước mơ và cố gắng để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp của mình.

Câu 5: Trái tim có những lí lẽ riêng của nó, vậy, theo em, việc làm theo những gì trái tim mách bảo có luôn là một quyết định đúng đắn và khiến chúng ta cảm thấy thoải mái?

Trả lời:

Trái tim có những lí lẽ riêng của nó, vậy, theo em, việc làm theo những gì trái tim mách bảo luôn là một quyết định đúng đắn và khiến chúng ta cảm thấy thoải mái. Khi chúng ta lắng nghe trái tim mình, chúng ta sẽ sống có ước mơ và cố gắng để thực hiện ước mơ, lí tưởng cao đẹp của mình.

Câu 6: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Đợi mẹ?

Trả lời:

Giá trị nội dung:

Bài thơ "Đợi mẹ" được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một trái tim luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

Giá trị nghệ thuật:

- Lời thơ nhẹ nhàng, thiết tha, đầy cảm xúc

- Hình ảnh sinh động, từ ngữ gợi hình, gợi cảm

Câu 7: Em có nhận xét gì về tình cảm mẹ con qua bài thơ Đợi mẹ?

Trả lời:

+ Sau một ngày làm việc vất vả, mẹ trở về nhà, âu yếm yêu thương bế em bé đi ngủ. Em rất thương mẹ, nhưng dường như ngày nào mẹ cũng đi làm về muộn, em ngày nào cũng đợi ngóng mẹ về, giờ hành động đó đã quen đến nỗi trong mơ em vẫn mơ là mình đang đợi mẹ về.

→ Những bài thơ viết về mẹ luôn có sức lay động, truyền cảm đặc biệt. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi con người. Ai trong thẳm sâu tâm hồn, trái tim mình đều có hình bóng người mẹ kính yêu.

Câu 8: Bài thơ Đợi mẹ được viết theo thể thơ gì? Có điểm gì khác biệt so với các thể thơ 4 chữ, 5 chữ, lục bát...?

Trả lời:

Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.

Điểm khác nhau giữa thơ tự do và các thể thơ khác là: Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. Nó có thể là hợp thể, phối xen các đoạn thơ làm theo các thể khác nhau, hoặc hoàn toàn tự do.

Câu 9: Hãy sưu tầm thêm một số bài thơ có cùng chủ đề với văn bản "Đợi mẹ". Nhận xét điểm giống và khác nhau giữa những tác phẩm đó.

Trả lời:

Mẹ tôi

Tác giả: Phạm Văn Ngoạn

Con cò lặn lội bờ sông

Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con

Tháng năm thân mẹ hao mòn

Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy

Cho con cuộc sống hàng ngày

Dạy con khôn lớn dựng xây cuộc đời

Lẽ thường nước mắt chảy xuôi

Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn

Biển khơi, nhờ có nước nguồn

Phận con chưa kịp đền ơn cao dày

Tâm nhang, thấu tận trời mây

Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi

Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười

Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.

- Giống:

Đều là thể thơ tự do

Đều viết về người mẹ

- Khác:

Bài thơ Đợi mẹ kể về câu chuyện muôn thuở của trẻ thơ, được viết lên từ những rung cảm chân thành, xúc động của một tâm hồn luôn khát khao tình yêu thương của mẹ.

Bài thơ Mẹ tôi viết về những khó khăn nhọc nhằn mẹ phải chịu để nuôi con khôn lớn thành người.

Câu 10: Qua hình ảnh miếng cau, ta thấy được tình cảm gì của tác giả?

Trả lời:

Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ.

Câu 11: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Mẹ

Trả lời:

- Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa mẹ.

- Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.

Câu 12: Em hãy viết một đoạn thơ ngắn về chủ đề “Mẹ”

Trả lời:

Mẹ là tia nắng

Cho con hi vọng

Mẹ là bình minh

Sưởi ấm lòng con

Mẹ làm tất cả

Chỉ mong cho con

Có một tương lai

Tươi sáng ngời ngời.

Câu 13: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?

Trả lời:

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung một cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.

Câu 14: Nêu một số biện pháp tu từ thông dụng.

Trả lời:

Có hai loại biện pháp tu từ chính, đó là:

- Biện pháp tu từ từ vựng:

  • Biện pháp so sánh;

  • biện pháp ẩn dụ;

  • Biện pháp hoán dụ;

  • Biện pháp nhân hóa;

  • Biện pháp điệp ngữ;

  • Biện pháp nói giảm - nói tránh;

  • Biện pháp nói quá;

  • Biện pháp liệt kê;

  • Biện pháp chơi chữ.

- Biện pháp tu từ cú pháp:

  • Đảo ngữ;

  • Điệp cấu trúc;

  • Chêm xen;

  • Câu hỏi tu từ;

  • Phép đối.

Câu 15: Nhân hóa là gì?

Trả lời:

Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Câu 16: Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh, chú cún con. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Trả lời:

Chiếc bút chăm chỉ nắn nót viết bài.

Tán lá xanh rung rinh nhảy máy trong làn gió mới.

Chú cún con đang thoải mái thư giãn tắm nắng góc sân nhà.

Câu 17: Những hình ảnh so sánh nào được sử dụng trong những câu văn sau? Vì sao?

Chú bộ đội đang lái xe.

Chị mưa tưới mát cho hàng cây đang ủ rũ.

Chim mẹ chăm chỉ kiếm mồi.

Trả lời:

  1. Không sử dụng biện pháp nhân hóa. Chú bộ đội chỉ hành động bình thường.

  2. Có sử dụng hai biện pháp nhân hóa. Thứ nhất là “chị” mưa, thứ hai là hàng cây “ủ rũ”.

  3. Có sử dụng biện pháp nhân hóa. Hình ảnh “chim mẹ” đang “chăm chỉ” kiếm mồi.

Câu 18: Phân tích đoạn thơ sau đây:

“Hôm nay trời nắng chang chang

Mèo con đi học chẳng mang thứ gì

Chỉ mang một chiếc bút chì

Và mang một mẩu bánh mì con con.”

(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)

Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?

Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”

 Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.

  1. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.

Câu 19: Nghệ thuật gì tác giả sử dụng để thể hiện tình cảm của mình với chú mèo?

Trả lời:

- Nghệ thuật:

+ Điệp ngữ: “Ngủ đi”

+ Liệt kê: “đôi tai vểnh”, “cái đuôi dài”, “con hổ”

+ Nhân hóa “ngây thơ”, “bướng bỉnh”, “kiêu hãnh”

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng: “Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo”

Câu 20: Em hãy phân tích các biện pháp nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong khổ cuối của bài thơ Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Biện pháp nhân hóa "trái tim mình ca hát" -> Giúp trái tim trở nên sinh động để chỉ trạng thái tinh thần vui sướng của chủ thể "tôi".

Hoán dụ: “Đôi tai vểnh ngây thơ”, “Cái đuôi dài bướng bỉnh”, “con hổ con kiêu hãnh”, “Hàng ria mép ngang tàng”, “đôi mắt biếc trong veo”. -> Diễn tả sinh động vẻ đẹp hình thể của con mèo.

Biện pháp đảo ngữ "Trên ngực tôi nằm ngủ một con mèo" -> giúp nhấn mạnh các hình ảnh con mèo để gây sự chú ý cho người đọc.

Điệp ngữ "Ngủ đi, ngủ đi..." -> Tạo nhịp điệu cho đoạn văn, nhấn mạnh lời âu yếm, yêu thương của tác giả dành cho con mèo.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay