Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 6: Hành trình tri thức (Nghị luận xã hội) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Hành trình tri thức (Nghị luận xã hội) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo (bản word)

ÔN TẬP BÀI 6

HÀNH TRÌNH TRI THỨC (NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)

Câu 1: Phép nối dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu sau có từ ngữ núi biểu thị quan hệ với câu trước. Nhờ sử dụng từ nối nhưng, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền nhau.

Câu 2: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm Tôi đi học

Trả lời:

Văn bản kể lại buổi tựu trường đầu tiên thường được tác giả ghi nhớ mãi. Tác giả Thanh Tịnh đã diễn tả một cách tinh tế những cảm xúc qua dòng cảm nghĩ trong trẻo của nhân vật “tôi” về những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.

Câu 3: Viết một ví dụ với phép nối.

Trả lời:

Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à.

Câu 4: Viết ví dụ với phép lặp.

Trả lời:

 Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.

Câu 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ."

(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")

  1. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

  2. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

Trả lời:

  1. Nó được coi là một đoạn văn vì các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về hình thức:

+ Chữ cái đầu được viết hoa, lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.

+ Đoạn văn được tạo thành bởi bốn câu văn liên kết với nhau bằng phép lặp.

- Về nội dung:

+ Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh chủ đề của đoạn là cách người nghệ sĩ bảo toàn lòng đồng cảm của mình và được trình bày theo một trình tự hợp lý

  1. Mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một tiểu chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định, giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà nước ta rất coi trọng hiền tài. Người hiền tài có những năng lực vượt trội so với người bình thường và có thể làm được nhiều việc lớn. Hiền tài trong lịch sử thời nào cũng có. Tên của những hiền tài và sự nghiệp của họ luôn được nhân dân ghi nhớ.

  1. Vì sao phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau mà đoạn văn vẫn rời rạc?

  2. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc như thế nào?

Trả lời:

  1. Đoạn văn vẫn rời rạc mặc dù phép lặp từ đã được sử dụng ở các câu kề nhau vì các câu không tập trung vào cùng một chủ đề, nói cách khác, mỗi câu tự dựng lên một chủ đề riêng.

  2. Đoạn văn đã mắc lỗi mạch lạc nhầm lặp từ với liên kết. Việc dùng phép lặp không đồng nghĩa với việc cố ý lặp từ. Vì thế, dù lặp từ nhưng đoạn văn không có sự kết nối, tạo ra sự rời rạc, các câu không hướng về cùng một chủ đề.

Câu 7: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

  1. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

  2. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

  3. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.

Trả lời:

  1. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là giữa các câu trong đoạn văn lạc khỏi chủ đề bao trùm đã xác định.

  2. Các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn: dùng từ liên kết sai ở câu ba: "nhưng".

  3. Sửa lỗi:

Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Đọc sách có nhiều lợi ích, tuy nhiên, không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Còn về điện thoại thông minh, nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn như khi đọc sách.

Câu 8: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận xã hội đã học . Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Trả lời:

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để đánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

- Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm.

- Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp.

Câu 9: Theo tác giả Chu Quang Tiềm, học vấn là gì?

Trả lời:

Học vấn là thành quả tích lũy lâu dài của nhân loại => Sách chính là kho tàng lưu giữ những thành quả đã tích lũy đó => Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn

Câu 10: Sách nhiều dẫn tới tình trạng nào?

Trả lời:

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu:

   + Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy

   + Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”

⇒ Sử dụng hình ảnh đối sánh xác đáng => sách nhiều khiến người đọc lướt qua, hời hợt không chuyên sâu, dễ sa vào lối "ăn tươi nuốt sống".

- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng:

   + Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”

⇒ Nhấn mạnh việc sách nhiều có thể khiến chọn lầm

Câu 11: Cách đọc sách nên như thế nào?

Trả lời:

 Cách đọc sách:

   + Đọc cho kĩ

   + Không đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ.

   + Không đọc tràn lan mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.

⇒ So sánh, kết hợp phân tích lí lẽ , liên hệ=> Đọc sách: rèn luyện tính cách, học làm người.

Câu 12: Theo tác giả văn bản, số lượng sách một người đã đọc có tỉ lệ thuận với vốn tri thức mà họ tích lũy được hay không? Theo em, khi đọc sách, có nên đọc nhanh, đọc lướt?

Trả lời:

Theo tác giả: "Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu"

-> Không phải số lượng sách một người đã đọc có tỉ lệ thuận với vốn tri thức mà họ tích lũy được.

Theo em, khi đọc sách, không nên đọc nhanh, đọc lướt vì đọc như vậy chúng ta sẽ không có thời gian để ngẫm nghĩ để hiểu hết được cái hay của cuốn sách. Muốn tiếp thu được tri thức từ sách, đòi hỏi người đọc phải đọc đi đọc lại nhiều lần, đọc để suy ngẫm, để hiểu về nó.

Câu 13: Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin rất nhanh trên internet, vậy theo em, có cần mất thời gian để đọc những cuốn sách giấy?

Trả lời:

Trong xã hội ngày nay, chúng ta có thể tìm hiểu thông tin rất nhanh trên internet. Tuy nhiên, theo em việc dành thời gian để đọc những cuốn sách giấy là rất cần thiết. Bởi lẽ, việc đọc sách giấy làm khả năng ghi nhớ và nắm bắt thông tin của độc giả trở lên tốt hơn.

Câu 14: Phân tích tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng

Trả lời:

Văn bản Đừng từ bỏ cố gắng khuyên mọi người đừng nên nản chí trước thất bại, hãy can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. Tác phẩm được in trong Văn học và tuổi trẻ, viện nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, số 11- 2021. Tác phẩm nghị luận về vấn đề Đừng từ bỏ việc cố gắng, trên cuộc đời này không có sự bằng phẳng mà luôn chông gai. Kêu gọi con người hãy dám ước mơ và kiên trì với ước mơ của mình.Sau mỗi thất bại bạn sẽ trưởng thành hơn.

Thay vì ghét bỏ những khó khăn, thất bại thì chúng ta hãy sống thật ý nghĩa: can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng. Thomas Edison, Nick Vujicic chính là những tấm gương điển hình, họ đã thành công khi bắt đầu từ những thất bại hàng vạn lần. Nếu muốn thành công, ta phải biết chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Bất kì ai trong chúng ta đều sẽ phải đối mặt với khó khăn, thử thách trong cuộc đời. Nếu muốn thành công, ta phải biết chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. Thomas Edison, Nick Vujicic chính là những tấm gương điển hình, họ đã thành công khi bắt đầu từ những thất bại hàng vạn lần. Thay vì ghét bỏ những khó khăn, thất bại thì chúng ta hãy sống thật ý nghĩa: can đảm đối mặt với khó khăn và đừng bao giờ từ bỏ cố gắng.

Bà Helen Keller cho rằng: “Thành công bất ngờ” thường là kết quả của nhiều năm lao động chăm chỉ và âm thầm. Ỷ vào vinh quang thoáng chốc thường không phải là một sự lựa chọn: Vì có lao động cần cù, chăm chỉ thì mới có thể thành công. Còn nếu ỷ lại vào vinh quang thoáng chốc cũng đồng nghĩa với việc ta bằng lòng với thành công hiện tại và không còn mục tiêu phấn đấu.

Về nghệ thuật tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng đưa ra bằng chứng thuyết phục và lý lẽ sắc bén.

Câu 15: Bài học được rút ra từ những tấm gương trong tác phẩm Đừng từ bỏ cố gắng là gì?

Trả lời:

 Bài học: Đừng bao giờ từ bỏ nỗ lực, ước mơ. Hãy kiên trì, bền bỉ cố gắng và không nản chí trước thất bại vì thất bại sẽ mang đến những bài học tích lũy, giúp ta tôi luyện và trở nên trưởng thành hơn.

Câu 16: Bố cục Đừng từ bỏ cố gắng chia làm mấy phần?

Trả lời:

Đừng từ bỏ cố gắng có bố cục gồm 3 phần:

- Phần 1: Từ đầu đến “mà mình đã chọn”: Tác giả dẫn dắt vấn đề, nêu quan điểm của mình về vấn đề: Đừng từ bỏ cố gắng

- Phần 2: Tiếp đến “trưởng thành hơn: Chứng minh cho quan điểm của mình

- Phần 3: Còn lại: Kết luận về vấn đề nêu ra

Câu 17: Nêu luận điểm thứ nhất của tự học

Trả lời:

 Luận điểm 1: Cái thú tự học giống cái thú đi chơi bộ

- Tự học là cần thiết, nhưng không phải là sự bắt buộc.

- Đầu tiên, tác giả so sánh thú tự học như “thú đi chơi bộ”:

+ Tự học được ví như một cuộc “du lịch bằng trí óc” nhưng say mê gấp trăm lần đi du lịch bằng chân.

+ Và cuộc du lịch ấy cũng “tự do”, ta “muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng”.

Câu 18: Tìm dẫn chứng cho luận điểm thứ nhất trong văn bản Tự học – Một thứ vui bổ ích

Trả lời:

+ Nếu thích xã hội đời Đường bên Trung Quốc thì tìm đọc: “Dạ Minh Châu” của Đường Minh Hoàng; “Nghệ thường vũ y” của Dương Quý Phi

+ Nếu thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu thì tìm đọc của tác giả J.H. Fabre, …

→ Tự học được so sánh như một cuộc du lịch bằng trí óc tự do, đầy thú vị

Câu 19: Em có cảm xúc như thế nào đối với mỗi lần khai giảng? Em có háo hức đón chờ ngày hội đặc biệt này không?

Trả lời:

Là học sinh lớp 7, em đã trải qua 7 lần tham gia lễ khai giảng. Nhưng ấn tượng ấn tượng mỗi buổi khai giảng luôn là ấn tượng khó phai. Mỗi lần khai giảng là một lần em hân hoan đón chào năm học mới. Em được gặp lại thầy cô, bạn bè sau những tháng ngày nghỉ hè. Sau những tháng nghỉ hè dài, em luôn mong đến ngày khai giảng để được cắp sách đến trường, được gặp lại bạn bè, thầy cô, được bố mẹ mua sắm đồ dùng học tập mới.

Câu 20: Nhân vật "tôi" có những cảm xúc như thế nào với cảnh vật thiên nhiên và không khí buổi tựu trường trong ngày đầu tiên đi học? (Trên đường đi, lúc đến trường, khi ngồi trong lớp học)

Trả lời:

Trước cảnh vật thiên nhiên và không khí buổi tựu trường trong ngày đầu tiên đi học, nhân vật "tôi" có tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ:

- Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút.

- Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ.

- Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập.

- Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại.

=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 3. Tôi đi học

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay