Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

VIẾT: TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO 

(12 câu)

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, ta có thể thêm được những chi tiết nào?

Trả lời:

Trong bài văn kể chuyện sáng tạo, người viết có thể thêm chi tiết (thêm lời thoại, thêm lời kể, lời tả, ...) hoặc thay đổi cách kết thúc mà không làm thay đổi nội dung chính và ý nghĩa của câu chuyện.

Câu 2: Nêu bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo?

Trả lời:

II. KẾT NỐI (07 CÂU)

Câu 1: Đọc bài văn của một bạn nhỏ kể lại câu chuyện “Thanh âm của gió” dưới đây và cho biết bạn nhỏ đã thêm yếu tố nào vào để sáng tạo câu chuyện? 

Hôm nay, trong giờ Tiếng Việt, em đã được học bài đọc “Thanh âm của gió”. Em rất ấn tượng với trò chơi mà bạn Bống nghĩ ra và cũng cảm nhận được sự thích thú của các bạn nhỏ khi chơi trò chơi này.

Mỗi bạn nghe được một âm thanh của gió khác nhau. Ai cũng mải mê chơi trò này cho đến tận lúc lùa trâu về. Tối đó, hai anh em Bống kể cho bố mẹ nghe về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió. Bống bảo:

Bố thấy trò chơi này có vui không ạ? Các anh chị đều rất thích trò chơi này của con đấy ạ.

Sau khi nghe xong, bố Bống bảo mới nghe hai anh em kể thôi mà bố đã thích trò chơi ấy rồi. Bố Bống còn nói nhất định sáng mai sẽ thử ngay xem gió nói điều gì.

Câu chuyện giúp em hình dung một khung cảnh làng quê thật yên bình và những kỉ niệm tuổi thơ thật trong trẻo, hồn nhiên của các bạn nhỏ. Những kí ức trong trẻo này có lẽ sẽ theo các bạn ấy mãi mãi, không bao giờ quên.

(Theo Hồng Thư)

Trả lời: 

Bài văn đã thêm yếu tố lời kể và thêm lời thoại của nhân vật.

Câu 2: Bài văn kể chuyện ở câu 1 gồm có mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Phần nào còn thiếu nội dung và cần bổ sung thêm?

Trả lời: 

Bài văn kể chuyện ở câu 1 gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Từ đầu đến “cho đến khi chơi trò chơi này”. => Giới thiệu câu chuyện “Thanh âm của gió” mà em đã được đọc.

+ Thân bài: Tiếp theo đến “thử ngay xem gió nói điều gì” => Kể lại câu chuyện và thêm các chi tiết lời kể và lời thoại của nhân vật bố. 

+ Kết bài: Còn lại. => Cảm xúc của em khi đọc xong câu chuyện “Thanh âm của gió”. 

Phần còn thiếu nội dung và cần bổ sung thêm là phần thân bài. 

Câu 3: Đọc bài văn dưới đây và cho biết câu chuyện được kể sáng tạo bằng cách nào?

Chào các bạn. Mình là Bống. Mình sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện vui của mình và lũ bạn khi lắng nghe âm thanh của gió.

Buổi chiều, khi đàn trâu no cỏ đầm mình dưới sông, mình đã thử bịt tai để nghe âm thanh của gió và thấy tiếng gió lạ lắm. Sau đó, cả lũ lần lượt đưa hai bàn tay lên bịt tai để lắng nghe tiếng gió thổi. Mỗi đứa chúng mình nghe thấy một âm thanh. Cứ thế, gió chiều thổi từ thung lũng dọc theo suối mang theo tiếng nói trong đầu mỗi đứa bay xa. Chiều đã muộn, chúng mình lùa trâu trở về nhà nhưng tay vẫn bịt tai để lắng nghe tiếng gió thổi.

Về đến nhà, mình khoe với bố về trò chơi bịt tai nghe tiếng gió, bố thích lắm. Bố hẹn chúng mình ngày mai dậy sớm chạy ra bờ suối nghe xem gió nói điều gì. Thế là đêm đó, mình tưởng tượng ra bao nhiêu tiếng gió mà bố có thể nghe được. Tiếng gió ấy cứ lao xao đưa mình vào giấc ngủ.

(Theo Mai Nhung) 

Trả lời:

Bài văn đã thêm yếu tố lời kể và cách kết thúc câu chuyện. 

Câu 4: Bài văn kể chuyện ở câu 3 gồm có mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần? Phần nào còn thiếu nội dung và cần bổ sung thêm?

Trả lời: 

Câu 5: Đọc câu chuyện dưới đây và xác định các phần mở bài, thân bài, kết bài?

Ba lưỡi rìu

Ngày xưa có một anh tiều phu rất nghèo. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt.

Sáng ấy, như thường lệ, anh vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông. Anh tiểu phu buồn rầu: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất. Ta biết sống sao đây!". Nghe lời than của anh tiều phu, tiên ông biến thành một cụ già, hiện lên an ủi:

– Con đừng buồn! Ta sẽ giúp con.

Nói rồi, cụ già lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng bạc. Cụ già hỏi:

– Lưỡi rìu này là của con phải không?

– Thưa cụ, lưỡi rìu này không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống sông. Lần thứ hai, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:

– Chắc lưỡi rìu này là của con?

– Thưa cụ, lưỡi rìu này cũng không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu, anh mừng rỡ:

Quảng cáo

– Đây đúng là lưỡi rìu của con!

Cụ già từ tốn:

– Con là người trung thực! Vì thế phần thưởng của con là cả ba lưỡi rìu này.

Nói xong, cụ già biến mất. Từ đó, anh tiều phu sống sung túc.

Theo Truyện cổ tích Việt Nam

Trả lời:

Câu 6: Đọc đoạn văn kể lại một sự việc trong câu chuyện “Ba lưỡi rìu” của bạn Hạnh Nguyên và cho biết bạn đã thêm chi tiết nào vào trong bài? 

Cụ già lại lặn xuống sông lần thứ ba. Một lát sau, cụ vớt lên một lưỡi rìu bằng sắt. Vừa nhìn thấy lưỡi rìu cũ kĩ, anh mừng rỡ, reo lên:

– Thưa cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con!

Nhìn anh tiều phụ, cụ già thầm nghĩ: “Chàng trai này quả đúng là người thật thà!". Cụ già vuốt chòm râu, mỉm cười hài lòng:

– Con là người trung thực! Vì thế, ta thưởng cho con cả ba lưỡi rìu này. Anh tiểu phu cúi xuống, đưa hai tay đón lấy ba lưỡi rìu và cúi đầu cảm ơn ông. Lúc anh ngẩng lên, cụ già đã biến mất.

Hạnh Nguyễn

Trả lời: 

Câu 7: Theo em, những chi tiết thêm vào có tác dụng gì? Những chi tiết đó có làm thay đổi nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hay không? 

Trả lời: 

III.VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Tấm Cám với chi tiết em đã sáng tạo thêm. 

Trả lời: 

“Tấm Cám” là câu chuyện cổ tích quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam kể về cô Tấm dịu hiền, chăm chỉ nhưng lại bị đối xử tàn nhẫn bởi hai mẹ con dì ghẻ. 

Cuộc sống của nàng ngày nào cũng phải làm lụng vất vả từ sáng sớm đến khuya. Nàng phải làm hết việc trong nhà, bắt cá cả ngày bị Cám lấy hết mang về để đổi lấy chiếc yếm đào, ngay cả con cá bống duy nhất còn sót lại làm bạn với nàng mỗi ngày cũng bị hai mẹ con giết ăn, muốn đi dự hội thì lại phải nhặt riêng thóc và gạo ra. Thế nhưng may mắn được bụt giúp đỡ, nàng đã trải qua các khó khăn, được đi dự hội và gặp nhà vua nhờ chiếc giày đánh rơi. Tưởng rằng nàng sẽ được ở bên nhà vua sống cuộc sống hạnh phúc nhưng lại bị mẹ con Cám ghen ghét hại chết để thay thế bằng Cám. Trải qua bao kiếp luân hồi, Tấm đã vượt qua, trở thành Hoàng Hậu và sống hạnh phúc. 

Khi thấy Tấm đã trở về, mẹ con Cám sợ hãi vua sẽ trừng trị những tội ác mà mình đã gây ra. Hai mẹ con vội vã thu gói đồ đạc, lấy hết vàng bạc châu báu tích cóp được chạy trốn. Mẹ con dì ghẻ chạy tới một ngôi làng ít người sinh sống để náu mình nhưng trên đường bị thổ phỉ ngăn cướp hết số vàng bạc. Không có tiền bên người lại quen sống trong xa hoa quyền quý, không động tay làm việc gì nên hai mẹ con chỉ có thể đi ăn mày kiếm miếng ăn qua ngày. Ăn không no lại thêm cuộc sống vất vả, mụ dì ghẻ mau chóng đổ bệnh. Cám phải cố gắng làm để kiếm ăn và kiếm tiền mua thuốc chữa bệnh cho mẹ. Trong một lần đi ăn xin, Cám gặp vua và Tấm cải trang đi du hành. Tấm nhận ra Cám, giữ lại hỏi thăm. Sau khi nghe hết mọi chuyện, Tấm tới nơi mà bấy lâu nay mẹ con Cám sống. Thấy Tấm, dì ghẻ sợ hãi vô cùng:

- Sao con lại ở đây?

- Dì ơi, dì có sao không? Trở về cùng con đi, con tìm dì và em lâu lắm rồi.- Tấm nhẹ nhàng nói.

- Dì đã làm nhiều việc có lỗi với con như vậy, sao con còn đối xử tốt với dì như thế.- Dì ghẻ ngạc nhiên hỏi.

- Sao dì lại nói thế? Con chỉ còn dì và em là người thân, chuyện đã qua rồi thì đừng nhắc tới nữa.

Sau một hồi khuyên nhủ, mẹ con Cám mới đồng ý cùng trở về. Nhưng do bệnh quá nặng, dì ghẻ không qua khỏi. Cám vì cái chết của mẹ cùng tội lỗi cũng không ở lại, từ biệt Tấm và rời đi du hành khắp nơi.

Câu 2: Em hãy kể lại câu chuyện “Sư tử và chuột nhắt” và hãy thêm các chi tiết sáng tạo cho câu chuyện?   

Trả lời:

Câu 3: Khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo, em cần chú ý điều gì?

Trả lời: 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay