Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 1: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ

(13 câu)

I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm về danh từ, động từ, tính từ?

Trả lời:

Danh từ: là những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, đơn vị, khái niệm).

Động từ: là những từ chỉ hoạt động hoặc trạng thái của sự vật. 

Tính từ: là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. 

Câu 2: Hãy phân loại danh từ? Cho ví dụ cụ thể? 

Trả lời:

* Phân loại danh từ: Danh từ được chia thành hai loại: danh từ chung và danh từ riêng. 

- Danh từ riêng: là những từ dùng để chỉ tên người, tên địa danh, vùng đất, lãnh thổ, tôn giáo, phong trào, các tờ báo, các thời đại và tên gọi những ngày lễ, tết trong năm,...

VD: Hà Nội, Đạo Phật, Lan Chi, ... 

- Danh từ chung được phân chia như sau:

Kiểu danh từKhái niệmVí dụ
Danh từ chỉ sự vậtDanh từ cụ thế: sự vật mà con người có thể cảm nhận được bằng các giác quan. Nó bao gồm các danh từ chỉ sự vật, hiện tượng tự nhiên và hiện tượng xã hộiVoi, hổ, chó mèo, sấm, chớp, linh mục, giáo viên, nắng, mưa, sấm chớp, chiến tranh, nghèo đói,...

Danh từ chỉ khái niệm: sự vật là con người ta không thể cảm nhận bằng các giác quan mà chỉ tồn tại trong nhận thức và suy nghĩ của con người mà thôi.

+ Danh động từ: Những động từ kết hợp với các danh từ để tạo thành một danh từ mới

+ Danh tính từ: Những tính từ kết hợp với các danh từ dể chuyển loại của từ thành danh từ mới

+ Tư tưởng, niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc, đạo đức, cảm tưởng, cảm nhận, ...

+ Sự giải phóng, cái ăn, lòng yêu nước, nỗi nhớ, niềm vui, nỗi buồn,...

+ Cái đẹp, sự trong trắng, tính sáng tạo, sự giản dị, tính cần cù,...

Danh từ chỉ vị trí

- Những danh từ biểu thị địa điểm và hướng trong không gian.

- Chúng thường được kết hợp với nhau để xác định rõ vị trí của sự vật, địa điểm hay phương hướng

phía, phương, bên, trên, dưới, nam, bắc, hướng Tây, bên trên, ở dưới,...
Danh từ chỉ đơn vịDanh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chỉ rõ loại sự vật nên còn được gọi là danh từ chỉ loạiCon, cái, chiếc, cục, mẩu, miếng, ngôi, tấm, bức, tờ, quyển, hạt,...

- Danh từ chỉ đơn vị đo lường: tính đếm các sự vật, hiện tượng, chất liệu,...

- Chúng có thể là

+ Những danh từ chỉ đơn vị đo lường chính xác do các nhà khoa học quy ước

+ Những danh từ chỉ mang tính tương đối do dân gian quy ước với nhau

+ Lạng, tạ, yến, cân, ki-lô-gam, héc-ta, mét khối,

+ Nắm, gang, chùm, nải, miếng, bơ, thúng, thìa, mớ, bó,...

Danh từ chỉ đơn vị tập thể: dùng để tính các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợpBộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn, dãy,...
Danh từ chỉ đơn vị thời gianGiây, phút, giờ, tích tắc, tháng, mùa vụ, buổi,...
Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chứcXóm, thôn, xã, huyện, thành phố, tình, nhóm, trường, tiểu đội,...

Câu 3: Em hãy phân loại động từ và nêu ví dụ? 

Trả lời:

Câu 4: Phân loại tính từ và nêu ví dụ cụ thể?

Trả lời:

II. THÔNG HIỂU (5 CÂU)

Câu 1: Phân loại các từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau vào bảng dưới đây?

Một tối đầu đông, Đức chờ mẹ hướng dẫn làm bài tập. Khi mẹ cầm bút, Đức để ý đến bàn tay mẹ. Đôi bàn tay nứt nẻ xen lẫn vài vết chai sạn do mẹ phải làm việc vất vả. 

(Trích “Đôi bàn tay của ẹm” – Uyển Ly)

Danh từ

Động từ

Tính từ

   

 

Trả lời: 

Danh từ

Động từ

Tính từ

tối, đônghướng dẫn, để ýchai sạn, vất vả 

Câu 2: Em hãy tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn dưới đây?

Một buổi sáng mùa hè, trời trong và xanh thăm thẳm. Phương ra hiên nhà ngắm những chậu hoa mười giờ mà hôm trước em và mẹ cùng trồng. Những bông hoa đã bung nở từ khi nào, khoe đủ màu sắc rực rỡ.

Theo Hồng Thư

Trả lời: 

Danh từ: buổi sáng, mùa hè, trời, hiên nhà, chậu hoa mười giờ, bông hoa.

Động từ: ra, ngắm, trồng, bung nở. 

Tính từ: trong, thăm thẳm, rực rỡ. 

Câu 3: Đọc đoạn văn dưới đây và phân loại các danh từ thành hai nhóm: danh từ chung và danh từ riêng?

Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng chân vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn đang cùng hoà âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội…

(Trích Chim rừng Tây Nguyên)

 

Danh từ chung

Danh từ riêng

  

Trả lời:

Câu 4: Hãy phân loại các tính từ dưới đây?

Xanh non, hiền lành, hung dữ, tím biếc, thon thả, tròn trịa, trắng trẻo, cao ráo, chăm chỉ 

Tính từ chỉ màu sắcTính từ chỉ hình dángTính từ chỉ phẩm chất 
   

Trả lời: 

Câu 5: Phân loại động từ dưới đây?

Ăn, nghĩ, ngồi, học, đứng, yêu, chơi, nhớ, khóc, ngủ, chăm sóc, sợ, làm việc, hiểu. 

Động từ chỉ hành động

Động từ chỉ trạng thái

  

Trả lời:

III.VẬN DỤNG (04 CÂU)

Câu 1: Điền các tính từ thích hợp vào chỗ trống:

a. Những ngôi sao ………………… trên bầu trời đêm rộng lớn.

b. Cơn gió …………………. thổi qua khu vườn rồi đem vào căn phòng một mùi hương man mát.

c. Chú chó ………… đang giúp cô chủ của mình trông giữ bầy gà phía trước sân.

Trả lời: 

a. Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời đêm rộng lớn.

b. Cơn gió lạnh thổi qua khu vườn rồi đem vào căn phòng một mùi hương man mát.

c. Chú chó ngoan ngoãn đang giúp cô chủ của mình trông giữ bầy gà phía trước sân.

Câu 2: Đặt một câu nói về trò chơi dân gian mà em từng chơi với bạn bè, trong đó có sử dụng cả động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái? 

Trả lời: 

Em rất thích chơi trò chơi ô ăn quan cùng với các bạn. 

Động từ chỉ hoạt động: chơi. 

Động từ chỉ trạng thái: thích. 

Câu 3: Viết 2 – 3 câu miêu tả thiên nhiên mùa thu. Trong đó, sử dụng ít nhất 3 tính từ. Gạch chân dưới các tính từ đã được sử dụng.

Trả lời:

Câu 4: Viết đoạn văn (5 - 7 câu) kể về những việc em làm vào một buổi trong ngày. Gạch dưới các động từ em đã dùng.

Trả lời: 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 1: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay