Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

VIẾT: VIẾT BÀI VĂN KỂ CHUYỆN SÁNG TẠO 

(7 câu)

I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)

Câu 1: Nêu bố cục của bài văn kể chuyện sáng tạo?

Trả lời:

Bài văn kể chuyện sáng tạo gồm có 3 phần:

+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện. 

+ Thân bài: Kể lại câu chuyện với những chi tiết sáng tạo. 

+ Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc về câu chuyện. 

Câu 2: Nêu những bước chuẩn bị để viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

Trả lời:

Bước 1: Chuẩn bị 

- Lựa chọn câu chuyện (theo yêu cầu của đề bài) 

- Nhớ lại câu chuyện: 

+ Bối cảnh 

+ Nhân vật 

+ Diễn biến

- Lựa chọn cách sáng tạo: 

+ Sáng tạo thêm chi tiết 

+ Thay đổi cách kết thúc 

+ Đóng vai nhân vật 

Bước 2: Lập dàn ý 

- Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả, ... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.) 

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách: 

+ Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết). 

+ Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em. 

+ Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hô, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật). 

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc, ... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện). 

Bước 3: Góp ý và sửa chữa. 

Câu 3: Nêu những điều cần lưu ý khi viết bài văn kể chuyện sáng tạo?

Trả lời:

II. KẾT NỐI (02 CÂU)

Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Từ nhỏ, em đã rất thích đọc truyện. Em có thể dành cả buổi ngồi trong phòng để chìm vào thế giới của các câu chuyện hay. Lúc nào, em cũng ưu tiên chọn các câu chuyện có nhân vật là những con vật vì em rất thích kiểu câu chuyện kể về thế giới loài vật. “Sư tử và chuột nhắt” chính là một trong số đó.

Câu chuyện kể về hai nhân vật chính là sư tử to lớn, oai phong và chú chuột nhắt nhỏ bé, nhanh nhẹn. Một ngày nọ, trên bãi cỏ rộng lớn đẫm ánh nắng ấm áp, có một con sư tử to lớn đang chuẩn bị ngủ trưa sau bữa ăn ngon. Khi nó đang lim dim hai mắt, sắp chìm sâu vào giấc ngủ, thì bỗng cảm thấy như chân mình có gì chạm vào. Ngẩng đầu lên, sư tử thấy một chú chuột nhắt vừa dẫm lên chân mình và bị ngã xuống bãi cỏ. Thấy sư tử nhìn chăm chú, chuột nhắt sợ lắm. Bởi ở đây chỉ có một mình chú do ham chơi mà đi lạc, nếu bị sư tử ăn thịt thì sẽ không có ai cứu chú cả. Dù sợ hãi như thế, nhưng chuột nhắt thông minh vẫn cố lấy lại bình tĩnh, mở miệng xin tha. Vốn đang no bụng lại buồn ngủ, mà chú chuột nhắt thì bé xíu, chẳng đủ nhét kẽ răng, nên sư tử gật đầu đồng ý. Chuột nhắt mừng lắm, vội cảm ơn sư tử rối rít, và còn hứa hẹn sau này nhất định sẽ báo ơn cho sư tử. Nhưng sư tử nghĩ rằng chuột nhắt bé xíu thì chẳng thể giúp nó làm gì được, nên cười to tỏ ý xem thường, rồi đuổi chuột nhắt đi.

Sau hôm đó, sư tử nhanh chóng quên chuyện đã xảy ra, còn chuột nhắt thì nhớ mãi. Cho đến một ngày nọ, sư tử không may rơi vào bẫy của thợ săn. Toàn thân nó bị một tấm lưới dày buộc chặt lại, treo lơ lửng trên cao. Móng vuốt và hàm răng sắc nhọn cùng cơ thể to lớn của nó bị buộc chặt không thể cử động được. Sư tử nghĩ lần này mình chết chắc rồi, nên vô cùng tuyệt vọng gầm lớn lên lần cuối. Ngờ đâu, chuột nhắt nghe được tiếng gầm, liền kéo cả họ chuột nhắt đến ứng cứu. Những chú chuột nhỏ xíu lại linh hoạt vô cùng. Chúng nhảy lên cây, chạy về phía chiếc lưới đang treo lơ lửng, rồi ra sức gặm đứt sợi lưới. Chiếc răng nhỏ và sắc nhọn của chuột nhắt dễ dàng làm đứt mắt lưới. Với số lượng động đảo, đàn chuột nhanh chóng phá vỡ tấm lưới, giúp sư tử có lại tư do. Khi đàn chuột rời đi, có một con chuột nhỏ đứng lại. Nó nhìn thẳng vào sư tử và nói rằng: “Giờ thì tôi đã trả ơn cho ông rồi. Ông đã tin rằng một chú chuột nhắt nhỏ bé cũng có thể cứu mạng của ông chưa?”. Nói rồi, chuột nhắt mới rời đi. Còn sư tử, thì trở về hang với bao suy nghĩ trong đầu. Lần đầu tiên trong đời nó nhận ra rằng, dù to lớn hay nhỏ bé, mạnh mẽ hay yếu đuối thì cũng có thể giúp đỡ cho người khác.

Câu chuyện Chuột nhắt và sư tử không chỉ là câu chuyện giải trí vui vẻ. Mà nó còn chứa đựng những bài học ý nghĩa. Từ chú chuột nhắt nhỏ bé nhưng thông minh và dũng cảm, câu chuyện cổ vũ cho em thêm sự tự tin. Rằng mỗi người đều có thế mạnh riêng của mình. Trong thời điểm nào đó, với điều gì đó, em sẽ phát huy được lợi thế của mình để làm nên việc có ích. Tất cả chúng ta chẳng có ai là vô dụng cả, mỗi người đều có ích theo cách riêng của mình. Bài học ý nghĩa đó chính là lý do khiến cho em yêu thích câu chuyện này đến thế.

(Theo Sưu tầm)

Câu 1: Em hãy nêu bố cục của bài văn trên? 

Trả lời: 

Bài văn trên gồm 3 phần: 

+ Mở bài: Từ đầu đến “chính là một trong số đó”. => Giới thiệu câu chuyện mà em định kể. 

+ Thân bài: Tiếp theo đến “giúp đỡ cho người khác”. => Kể lại toàn bộ diễn biến câu chuyện và thêm các chi tiết sáng tạo. 

+ Kết bài: Còn lại. => Bài học rút ra của mình qua câu chuyện. 

Câu 2: Bài văn trên đã thêm những chi tiết sáng tạo nào vào trong câu chuyện?   

Bài văn trên đã thêm yếu tố lời kể và lời thoại nhân vật. 

Trả lời: 

III.VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Em hãy viết bài văn kể chuyện sáng tạo câu chuyện “Cánh đồng hoa” bằng cách đóng vai nhân vật. 

Trả lời: 

Chào các bạn, tôi là Mư Hoa. Sau đây, tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện chúng tôi biến đồng cỏ thành cánh đồng hoa xinh đẹp để không còn ai có thể vứt rác ra nơi đây nữa.

Cánh đồng cỏ này ở đầu làng, vốn là nơi tôi cùng Ja Ka, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhay tới chơi, múa hát tưng bừng vào mỗi buổi chiều. Vậy mà gần đây, một bãi rác cứ lớn dần mỗi ngày, bốc mùi khó chịu. Chúng tôi buồn rầu, lo lắng vi không những mất chỗ vui chơi mà cánh đồng còn có thể biến thành một bãi rác. 

Trong lúc buồn chán, suy nghĩ rồi nhìn lên bầu trời, tôi nhìn thấy bầu trời kia giống như một vườn hoa. Và thế là, một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi: cải tạo cánh đồng cỏ thành cánh đồng hoa thì sẽ không có ai nỡ đổ rác ở đây nữa. Thật may mắn vì ý tưởng của tôi không chỉ được các bạn tán thành mà các cô, các bác trong làng còn rất nhiều người hưởng ứng nữa. Họ đem đến cho tôi biết bao nhiêu loại hoa: nào là đồng tiền, hướng dương, tóc tiên, cẩm tú cầu, ... Người đào, người xới, người gieo hạt, chăm bón. Chẳng bao lâu sau, chúng tôi đã hoàn thành xong một cánh đồng hoa xinh đẹp. Quả nhiên, tôi không còn thấy ai đến đây đổ rác nữa. 

Với cánh đồng hoa xinh đẹp ấy, làng tôi dần trở nên nổi tiếng hơn, có thêm nhiều người đến tham quan. Ai cũng khen tôi vừa thông minh, lại vừa biết cách làm đẹp cho ngôi làng của mình. 

Câu 2: Em hãy kể sáng tạo một câu chuyện mà em thích.   

Trả lời:

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 4: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay