Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 11: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Luyện tập về từ đồng nghĩa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA 

(13 câu)

I. NHẬN BIẾT (02 CÂU)

Câu 1: Nêu khái niệm về từ đồng nghĩa? Cho ví dụ? 

Trả lời:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau (ví dụ: ba, bố, cha, ...) hoặc gần giống nhau (ví dụ: ăn, xơi, chén, ...) 

VD: 

  • "Bác sĩ" và "lương y" đều chỉ người làm nghề chữa bệnh.
  • "Can đảm" và "dũng cảm" đều chỉ sự dũng mãnh và không sợ hãi khi gặp khó khăn.

Câu 2: Phân biệt từ đồng nghĩa và từ đồng âm?   

Trả lời:

II. KẾT NỐI (09 CÂU)

Câu 1: Tìm các từ đồng nghĩa dưới đây?

a) Đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: 

b) Đồng nghĩa với “hồi tưởng” là: 

c) Đồng nghĩa với “siêng năng” là: 

d) Đồng nghĩa với “chiêm bao” là: 

Trả lời: 

a) Đồng nghĩa với từ “Tổ quốc” là: non sông, đất nước, giang sơn, quê hương, nước non. 

b) Đồng nghĩa với “hồi tưởng” là: hồi ức, nhớ, ký ức, kỷ niệm. 

c) Đồng nghĩa với “siêng năng” là: chăm chỉ, cần cù, chịu khó, tần tảo. 

d) Đồng nghĩa với “chiêm bao” là: mê, mộng, mộng mị, mơ, nằm mê, nằm mộng, nằm mơ

Câu 2: Tìm từ đồng nghĩa cho từ “ước mơ”

Trả lời: 

Đồng nghĩa với từ “ước mơ” là: mong ước, ước vọng, hoài bão, khát vọng. 

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau rồi điền vào bảng dưới đây:

Non sông gấm vóc Việt Nam đẹp như một bức tranh. Con người Việt Nam yêu nước, thương nòi. Mọi người ở khắp năm châu bốn biển cùng đồng lòng, đoàn kết như anh em một nhà. 

(Theo Linh Anh)

Đồng nghĩa với “nước nhà”Đồng nghĩa với “hoàn cầu”
  

Trả lời:

Đồng nghĩa với “nước nhà”Đồng nghĩa với “hoàn cầu”
non sông, đất nước, quê hươngnăm châu, toàn cầu, thế giới

Câu 4: Thay thế các từ in đậm trong những câu văn dưới đây bằng các từ thích hợp?

Ơ kìa bãi cát trắng ngần

Thạch nhũ rủ xuống muôn phần đẹp xinh

Vừa cứng cáp lại lung linh

Thiên nhiên ta đó, bóng hình Việt Nam.

(Trích “Núi non Việt Nam” – Theo Thư Linh)

Trả lời: 

Trắng ngần: Trắng tinh, trắng xóa. 

Đẹp xinh: xinh tươi, đẹp đẽ. 

Cứng cáp: cứng cỏi, rắn rỏi. 

Câu 5: Tìm những từ không cùng nghĩa dưới đây: 

a) mĩ lệ / tốt đẹp / kiều diễm / diễm lệ.

b) tráng lệ / mộc mạc / đơn sơ / giản dị.

c) hùng vĩ / rộng lớn / đại bác / kì vĩ / hoành tráng. 

d) nhỏ bé / nhỏ xíu / nhỏ tí / hào nhoáng. 

Trả lời:

Câu 6: Tìm từ khác trong dãy từ dưới đây và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a. Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b. Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

c. Giáo viên, giảng viên, giáo sư, kĩ sư, nghiên cứu, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo.

Trả lời:

Câu 7: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).

c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Trả lời:

Câu 8: Dựa vào nghĩa của tiếng “hoà”, chia các từ sau thành 2 nhóm, nêu nghĩa của tiếng “hoà” có trong mỗi nhóm:

Hoà bình, hoà giải, hoà hợp, hoà mình, hoà tan, hoà tấu, hoà thuận, hoà vốn.

Trả lời:

Câu 9: Những từ ngữ in đậm trong đoạn văn sau đề có nét nghĩa chung là gì? 

Buổi sáng trên quê em thật đẹp. Bình minh vừa tỉnh giấc đã tiếp thêm sức mạnh cho vạn vật. Nắng ban mai chiếu xuống như vuốt ve từng hàng cây, bụi cỏ. 

(Theo Uyển Ly)

Trả lời:

III.VẬN DỤNG (02 CÂU)

Câu 1: Viết đoạn văn sử dụng từ đồng nghĩa theo chủ đề tự chọn. 

Trả lời: 

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Trong quá khứ, chúng ta đã đoàn kết lại, đùm bọc lẫn nhau vượt qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1945, khi nhân dân ta phải đối mặt với “giặc đói”, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào “Một nắm khi đói, bằng một gói khi no” được nhân dân hưởng ứng. Các hũ gạo cứu đói đã thể hiện tinh thần của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó vẫn được giữ gìn và phát huy Nhiều chương trình từ thiện đã thể hiện được tinh thần nhân ái giữa con người. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc như “Cặp lá yêu thương”, “Việc tử tế”... của Đài truyền hình Việt Nam đã giúp đỡ được biết bao mảnh đời khó khăn trong xã hội… Ngay trong những ngày đầy sóng gió của năm 2020, 2021 vừa qua, khi đất nước phải đối mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực thực phẩm miễn phí cho những người khó khăn. Những chính sách hỗ trợ từ Đảng và Nhà nước đến những người nghèo. Hay những y bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Họ không ngại phải đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh để có thể cứu chữa cho bệnh nhân của mình. Hình ảnh bác sĩ với những vết hằn đỏ trên mặt vì phải đeo khẩu trang liên tục ngày này qua ngày khác thật sự khiến chúng ta cảm thấy xúc động. Như vậy, thế hệ mai sau có trách nhiệm bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Từ đồng nghĩa: giữ gìn, bảo vệ

Câu 2: Chọn từ trong ngoặc phù hợp để hoàn thành đoạn văn sau: 

Gió heo may làm (chuyển động / lay động) những bông cỏ may (phảng phất / phất phơ) bên triền đê. Con trâu già đang (tung tăng / thung thăng) gặm đám cỏ xanh rì. Tôi bước đi (chầm chậm / chậm chạp) trên con đường đe quen thuộc thuở nhỏ. Đã lâu lắm rồi, nay tôi mới được trở về với (quê quán / quê hương). Những (kỉ niệm / hoài niệm) tuổi thơ với quê hương làm tôi thấy mình được nhỏ lại như ngày còn bé. 

(Trích “Quê hương tuổi thơ tôi” – Hồng Thư)

Trả lời: 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 11: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay