Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 13: Từ đa nghĩa
Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Từ đa nghĩa. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.
Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TỪ ĐA NGHĨA
câu)
I. NHẬN BIẾT (03 CÂU)
Câu 1: Nêu khái niệm về từ đa nghĩa? Cho ví dụ
Trả lời:
Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của một từ đa nghĩa luôn có mối liên hệ với nhau.
VD: đi có hai nghĩa:
+ Là hành động di chuyển. VD: Tôi đang đi trên đường.
+ Là trạng thái đã chết, không còn nữa. VD: Vậy là đi tong cái xe đạp rồi!
Câu 2: Nêu tác dụng của từ đa nghĩa?
Trả lời:
Câu 3: Nêu khái niệm về nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đa nghĩa?
Trả lời:
II. KẾT NỐI (05 CÂU)
Câu 1: Em hãy tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển trong đoạn văn dưới đây?
Trên bầu trời, chiếc máy bay đã cất cánh, những cánh chim nối nhau chao lượn. Phía xa xa, trên ngọn đồi, cánh chong chóng xoay tít theo chiều gió.
(Trích “Chiều hè” – Hồng Mai)
Trả lời:
Nghĩa gốc từ “cánh”: chỉ bộ phận của con chim.
Nghĩa chuyển từ “cánh”: chỉ bộ phận của máy bay, chóng chóng.
Câu 2: Em hãy giải thích nghĩa của từ in đậm dưới đây? Cho biết chúng là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
a) Bộ phim này được phát sóng truyền hình.
b) Sóng điện thoại hơi yếu.
c) Mặt hồ lăn tăn gợn sóng.
d) Con sóng vỗ vào bãi cát.
Trả lời:
Từ “sóng” trong câu a, b có nghĩa là: dao động của đường truyền trong môi trường.
=> Nghĩa chuyển.
Từ “sóng” trong câu c, d có nghĩa là: hiện tượng mặt nước dao động, dâng lên hạ xuống trông như đang di chuyển, chủ yếu do gió gây nên.
=> Nghĩa gốc.
Câu 3:Đọc các câu văn sau và cho biết từ in đậm trong mỗi câu được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển:
a) Những buổi chiều mùa hè, ở chân đê lúc nào cũng rộn ràng và náo nhiệt tiếng cười nói của những bạn nhỏ chăn trâu.
b) Bánh xe oto bị thủng nên tài xế phải gọi cứu hộ đến giúp.
c) Những chiếc lá bàng cuối cùng đều đã rụng hết cả rồi, chỉ còn lại cành cây trơ trọi, run rẩy trong gió lạnh.
d) Mũi dao rất nhọn và nguy hiểm, nên cần chú ý khi sử dụng.
e) Những ngọn gió mùa hè thổi lướt qua cánh đồng, mang theo hương lúa thơm ngọt.
Trả lời:
Câu 4: Từ in đậm nào sau đây được dùng với nghĩa chuyển?
- Huy là tay vợt giỏi nhất của Câu lạc bộ cầu lông.
- Đường chân trời bị mây mù che mất, khiến mặt biển trông như đang nối liền với bầu trời.
- Chú hề có cái mũi đỏ chót, trông thật là ngộ nghĩnh.
- Bụng trống tròn, to mà rỗng ở bên trong, nên khi vỗ vào trống kêu rất to.
Trả lời:
Câu 5: Từ “quả” nào trong đoạn văn sau được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?
(1) Ngôi nhà của Lam nằm trên một quả đồi. (2) Sau ngọn đồi, bố Lam còn trồng một cây hồng sai trĩu quả, chín đỏ mọng, gọi biết bao nhiêu là chim muông bay đến. (3) Mỗi buổi chiều, Lam và anh trai hay chơi đá cầu dưới gốc cây hồng, hai anh em đá quả cầu bay vút lên cao trông rất thích mắt.
(Theo Mai Thùy)
Trả lời:
III.VẬN DỤNG (04 CÂU)
Câu 1: Em hãy đặt câu chứa từ “tốt” có nghĩa là “có những biểu hiện đáng quý về tư tưởng, đạo đức, hành vi được mọi người đánh giá cao”.
Trả lời:
Bác Thư là một người tốt tính nên được mọi người yêu quý.
Lan là một cô gái tốt bụng nên được bạn bè thương yêu.
Câu 2: Đặt hai câu, một câu có từ “chân” là nghĩa gốc và một câu có từ “chân” là nghĩa chuyển.
Trả lời:
Nghĩa gốc: Long co chân lên, sút mạnh vào quả bóng.
Nghĩa chuyển: Anh ấy là một chân sút cừ của đội.
Câu 3: Đặt 4 câu có tiếng “nhà” mang 4 nghĩa sau:
- Nơi để ở
- Gia đình
- Người làm nghề
- Chỉ vợ (hoặc chồng) của người nói
Trả lời:
Câu 4: Tìm nghĩa phù hợp cho từ in đậm dưới đây:
Chú Tư tay bắt mặt mừng chào đón em trở về nhà. | Phía nào đó trong không gian. | |
Mẹ em có khuôn mặt vuông chữ điền nhìn rất phúc hậu. | Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm. | |
Mặt trước của ngôi nhà bố em trồng rất nhiều cây xanh. | Là bộ phận trên cơ thể con người và động vật. |
Trả lời:
Câu 4: Tìm nghĩa phù hợp cho từ in đậm dưới đây:
a) Trông lên đỉnh núi | (1) hướng đến ai với hi vọng được giúp đỡ. | |
b) Cử người trông thi | (2) nhìn bằng mắt | |
c) Nhà trông ra hướng đông | (3) để ý coi sóc, bảo vệ | |
d) Trông vào sự giúp đỡ của bạn bè | (4) hướng mặt về phía nào đó |
Trả lời:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 13: Từ đa nghĩa