Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối Bài 3: Quan sát để viết bài văn tả người

Bộ câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Quan sát để viết bài văn tả người. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tiếng Việt 5 KNTT.

Xem: => Giáo án tiếng Việt 5 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG

VIẾT: QUAN SÁT ĐỂ VIẾT BÀI VĂN TẢ NGƯỜI

(11 câu)

I. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Khi tả một người, em cần tả những gì?

Trả lời: 

Khi tả một người, chúng ta cần: Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp; lời nói, cử chỉ, cách cư xử với mọi người của người đó

Câu 2: Các phương pháp thường dùng để quan sát trong bài văn tả người là gì?

Trả lời: 

Các phương pháp quan sát trong bài văn tả người bao gồm quan sát trực tiếp (nhìn người đó thực tế) và quan sát gián tiếp (qua hình ảnh, lời kể của người khác).

Câu 3: Khi tả người, việc tả ngoại hình và tính cách nhằm mục đích gì?

Trả lời: 

Câu 4: Ngoài ngoại hình và tính cách, còn có những yếu tố nào khác có thể giúp em tả một người?

Trả lời: 

II. KẾT NỐI (04 CÂU)

Câu 1: Tại sao khi tả người, chúng ta cần sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa?

Trả lời: 

Khi tả người, việc sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hóa rất quan trọng vì giúp hình ảnh nhân vật trở nên sinh động, cụ thể và dễ hình dung.

Câu 2: Em hãy quan sát một người đang làm việc nhà và cho biết em có thể miêu tả những hành động của người đó như thế nào?

Trả lời: 

HS cảm nhận theo cá nhân. Gợi ý: Những hành động của người mẹ đang làm việc nhà mà em có thể miêu tả: 

- Miêu tả hành động:

+ Mẹ nhanh tay quét từng góc sàn nhà, cây chổi kêu lách cách trên nền gạch sạch bóng.

+ Mẹ đi ra sân tưới cây, chiếc vòi phun nước trong tay mẹ như những ngọn đuốc nhỏ nhẹ nhàng xòe ra, làn nước rơi xuống từng chiếc lá xanh tươi. Mẹ cẩn thận tưới từng chậu cây, dường như mỗi cây, mỗi hoa đều có một vị trí đặc biệt trong lòng mẹ.

 + Mẹ quét nhà, chiếc chổi dài lướt nhẹ trên sàn nhà, kéo theo những đám bụi nhỏ. Mẹ nghiêng đầu và mỉm cười khi nhìn thấy nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.

- Miêu tả cảm xúc và thái độ:

+ Mặc dù mệt mỏi, mẹ vẫn luôn tỏ ra vui vẻ, không bao giờ than vãn. Thỉnh thoảng, mẹ nhìn ra cửa sổ và ánh mắt của mẹ luôn ấm áp, dịu dàng.

+ Khi thấy một chiếc áo của tôi chưa gấp gọn, mẹ lập tức lấy và gấp lại, tay mẹ nhẹ nhàng nhưng rất dứt khoát. Dù mệt, nhưng mẹ không bao giờ quên chăm sóc từng chi tiết trong gia đình.

Câu 3: Để tả mái tóc của một người, em có thể sử dụng những từ ngữ nào?

Trả lời: 

Câu 4: Để tả nụ cười của một người, em có thể sử dụng những từ ngữ nào?

Trả lời: 

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Bà nội, đó là hai tiếng gọi thân thương mà tôi được gọi, có biết bao nhiêu người không còn bà để mà gọi và tôi thấy tôi thật hạnh phúc khi được có bà nội trên đời này. Bà không chỉ đơn giản là một người bà nội mà bà còn là tri âm tri kỉ của tôi. Mọi chuyện tôi đều nói với bà, tâm sự với bà và cho tôi những lời khuyên bổ ích. Bà như cơn mưa mùa hạ tưới mát tuổi thơ tôi.

Bà nội tôi trải qua một cuộc đời lam lũ vất vả người phụ nữ sinh ra trong bom đạn vì thế bà càng thêm sức dẻo dai chịu đựng. Bà tôi có khuôn mặt mà tôi thấy người ta khen là phúc hậu. Cuộc đời trải qua biết bao khó nhọc những lúc chạy giặc bà phải ngụp trong nước giấu mình trong bèo kể cả những đoạn mương sông bẩn thỉu nhất. Sau đó khi về nhà chồng, bà tôi một tay nuôi dưỡng bố và các bác của tôi trong khi đó ông nội còn đang bận công tác ngoài thủ đô. Một mình chăm sóc bảy người con tôi thấy bà nội tôi thật khỏe khoắn. Thật không may, về già bà nội tôi lại bị tai biến mạch máu não.

Mặc dù đã tám mốt tuổi thế nhưng trông bà tôi vẫn trẻ như hồi còn sáu mươi. Ai vào cũng phải khen nước da hồng hào trắng khỏe, khuôn mặt bà giờ không còn được trẻ trung đẹp đẽ như thuở xưa nữa mà thay vào đó là những nếp nhăn chằng chịt. Nghe bố tôi nói rằng bà tôi ngày xưa xinh lắm, đẹp lắm và cho đến bây giờ cái tuổi xế bóng chiều tôi vẫn thấy bà tôi rất đẹp. Đó là vì nước da trắng vốn có của bà nội, là mái tóc tuy đã ở cái tuổi tám mốt nhưng lại chỉ điểm vài sợi trắng trên đầu. Khi gội đầu thì không còn nhìn thấy những sợi trắng đó nữa. Mái tóc dài ngày xưa của bà được cắt ngắn đi cho gọn gàng và dễ gội. Khuôn mặt ấy vẫn phúc hậu như ngày nào nhưng lại thật là đáng thương khi khuôn mặt ngày càng béo ra, không phải vì béo tốt mà là do bệnh. Nói đúng hơn là bị phù mặt, những vết nám chấm to như những mụn ruồi xuất hiện trên mặt của bà. Mắt của bà híp lại, đôi lông mày rụng hết phần dưới đi, mi mắt cũng rụng còn lại những sợi mi ngắn cũn. Điều đó không làm bà xấu đi mà làm bà đẹp hơn vì sau căn bệnh ấy bà vẫn đẹp, vẫn trẻ như vẫn còn sáu mươi.

Dáng hình của bà nội tôi giờ đây vì bệnh mà béo lên, nhưng khổ nỗi bà chỉ béo mỗi phần bụng còn chân tay thì lại gầy gò. Không kể đến cánh tay bên phải bị liệt, bà không thể tự xúc cơm được nữa mà phải có người xúc cho. Còn gì khổ hơn khi mất đi một cánh tay, tôi thương bà tôi nhiều lắm cả cuộc đời tu nhân tích đức mà đến cuối đời lại không thể sống một cuộc sống an lành. Nhiều khi bà nội tôi khóc như trẻ con, những nếp nhăn xô lại và những giọt nước mắt ào ra trên hai gò má. Cái miệng mếu xệch đi trông mà không kìm được nước mắt, gặp người thân đi xa về bà càng khóc nhiều hơn. Mỗi đêm bà dậy đi vệ sinh tôi tỉnh giấc nghe thấy những hơi thở khó khăn của bà mà chạnh lòng nghĩ bản thân chưa làm được gì cho bà. Cứ mỗi lần đứng lên ngồi xuống là cả một sự khó nhọc của bà ngay cả khi lật mình khi ngủ nữa.

Bà tôi cơ cực vậy đấy và giờ đây tôi yêu thương bà hơn bất cứ điều gì, cả cuộc đời ấy tôi sẽ cố gắng giúp cho bà vui mỗi ngày. Mai này lớn lên tôi sẽ trở thành một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho những người bà thoát khỏi căn bệnh quái ác kia.

Câu 1: Người viết viết bài văn tả ai?

Trả lời: 

Người viết viết bài văn tả người bà.

Câu 2: Người viết chọn tả những đặc điểm, hoạt động nào của người đó. Mỗi đặc điểm, hoạt động đó được tả bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Trả lời: 

Câu 3: Em học được điều gì từ cách người viết lựa chọn những đặc điểm, hoạt động để miêu tả người đó.

Trả lời: 

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

=> Giáo án Tiếng Việt 5 kết nối bài 3: Quan sát để viết bài văn tả người

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Tiếng Việt 5 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay